K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ bài thơ Tiếng hát mùa gặt ở bài tập số 3 và trả lời các câu hỏi bên dưới:TIẾNG HÁT MÙA GẶT (Nguyễn Duy)Đồng chiêm phả nắng lên khôngCánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói changLong lanh lưỡi hái liếm ngang chân trờiTay nhè nhẹ chút người ơiTrông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòngDễ rơi là hạt đầu bôngCông một nén, của một đồng là đâyMảnh sân trăng lúa...
Đọc tiếp

Đọc kĩ bài thơ Tiếng hát mùa gặt ở bài tập số 3 và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TIẾNG HÁT MÙA GẶT (Nguyễn Duy)

Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng 
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng
Dễ rơi là hạt đầu bông
Công một nén, của một đồng là đây
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Rơm vò từng búi rối tinh
Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi
Nắng non mầm mục mất thôi
Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn
Nắng già hạt gạo thêm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho
Cám ơn cơn gió vô tư
Quạt đi vù vù rác rưởi vương rơi
Hạt nào lép cứ bay thôi
Gió lên cho lúa sáng ngời mặt gương!


a) Bài thơ nói đến những khâu làm việc nào của người nông dân trong vụ gặt? (1đ)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

b) Tại sao tác giả lại viết “Đồng chiêm phả nắng lên không”? (1đ)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

c) 4 câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì là chủ yếu? Ghi ra những từ biểu hiện biện pháp đó. (1đ)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….


d) Trong câu “Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình”, từ “vàng” chỉ cái gì? ……………………………………. (1đ)


e) Trong bài có hai câu thơ, 1 câu chứa cặp từ đồng nghĩa (nghĩa giống nhau), một câu chứa cặp từ trái nghĩa (nghĩa trái ngược nhau). Hãy ghi ra những
cặp từ đó…………………………………………………………………… (1đ)

f) Trong bài thơ có xuất hiện một câu tục ngữ. Hãy ghi ra câu đó…….……………………………………………………. (1đ)


g) Câu thơ “Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơ tho” có gì hay? (trả lời ngắn gọn) (1đ)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

h) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của 4 câu thơ đầu bài (viết đoạn văn khoảng 5-7 câu).

1
10 tháng 8 2021

iup toi di

1 tháng 4 2019

Đoạn văn trên được trích từ bài " Tiếng hát mùa gặt"_Nguyễn Duy.Trong đoạn văn này có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: đồng chiêm phả nắng; cánh cò dẫn gió; gió nâng tiếng hát; lưỡi hái liếm ngang. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang. Đảo trật tự từ: long lanh lưỡi hái . Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. Các biện pháp tu từ trên kết hợp với cách sử dụng nhiều hình ảnh đẹp với màu sắc tươi tắn rực rỡ, với cách sử dụng nhiều động từ độc đáo, nhà thơ đã khắc họa bức tranh về mùa vàng bội thu. Trong bức tranh đó có thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt, có niềm vui, sự lạc quan, hăng say của người lao động. Thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau; tầm vóc con người lao động lớn lao ngang tầm vũ trụ.

1 tháng 4 2019

Những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời… ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm)

- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”).Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu. Để làm được điều đó, phải chăng tác giả phải là một con người có đầu óc tinh tế, ngòi bút sáng tạo vs đặc biệt là tình yêu quê hương tha thiết!

  BÀI 1 I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Đồng chiêm phả nắng lên khôngCánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói changLong lanh lưỡi hái liếm ngang chân trờiTay nhè nhẹ chút, người ơi Trông đôi hạt rụng, hạt rơi xót lòngDễ rơi là hạt đầu bôngCông một nén, của một đồng là đây( Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn Duy)Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Xác...
Đọc tiếp

 

 

BÀI 1 I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Đồng chiêm phả nắng lên không

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

 Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi

 Trông đôi hạt rụng, hạt rơi xót lòng

Dễ rơi là hạt đầu bông

Công một nén, của một đồng là đây

( Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn Duy)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2. Chỉ ra từ láy có trong đoạn thơ?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ trong khổ 1?

Câu 4. Hai câu thơ cuối, nhà thơ khuyên chúng ta điều gì?

II. LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu

Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào?Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc?

Câu 2 (6.0 điểm): Biểu cảm về một người em yêu quý nhất.

giú mình với ạ, mình đang cần rất gấp !!

0
13 tháng 3 2021

Những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời… ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm)
- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”).Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu. Để làm được điều đó, phải chăng tác giả phải là một con người có đầu óc tinh tế, ngòi bút sáng tạo vs đặc biệt là tình yeu quê hương tha thiết!

- Nhân hóa: đồng chiêm phả nắng, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát, lưỡi hái liếm ngang
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang
- Đảo ngữ: long lanh lưỡi hái
- Nói quá: long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời 
--> Các bptt trên kết hợp với cách sử dụng nhiều hình ảnh đẹp với màu sắc tươi tắn rực rỡ. Với cách sử dụng nhiều động từ độc đáo, nhà thơ đã khắc họa bức tranh về mùa vàng bội thu. Trong bức tranh đó có thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt, có niềm vui sự lạc quan, hăng say của người lao động. Thiên nhiên  và con người hòa quyện với nhau, tầm vóc con người lao động lớn lao ngang tầm vũ trụ.

31 tháng 5 2019

Bạn có thể tham khảo câu trả lời của bạn Thân Thị Phương Trang của trang h.vn !!!😀😀😀

31 tháng 5 2019

h.vn mk viết nhầm là h.vn 

TIẾNG HÁT MÙA GẶT (Nguyễn Duy) Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng  Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời Tay nhè nhẹ chút người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng Dễ rơi là hạt đầu bông Công một nén, của một đồng là đây Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Rơm vò từng búi rối tinh Thân...
Đọc tiếp
TIẾNG HÁT MÙA GẶT (Nguyễn Duy) Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng  Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời Tay nhè nhẹ chút người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng Dễ rơi là hạt đầu bông Công một nén, của một đồng là đây Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Rơm vò từng búi rối tinh Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi Nắng non mầm mục mất thôi Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn Nắng già hạt gạo thêm ngon Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho Cám ơn cơn gió vô tư Quạt đi vù vù rác rưởi vương rơi Hạt nào lép cứ bay thôi Gió lên cho lúa sáng ngời mặt gương! Trong bài thơ có xuất hiện một câu tục ngữ. Hãy ghi ra câu đó
2
10 tháng 8 2021

Câu tục ngữ trong bài thơ "Tiếng hát mùa gặt" là: Gió nâng tiếng hát chói chang

                                                                              Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

HT nha ^^

10 tháng 8 2021

Câu tục ngữ: Gió nâng tiếng hát chói chang

               Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

9 tháng 12 2021

Mọi người giúp em với ạ.

Em đang cần gấp cho ngày mai.😥😔giúp em nha!

9 tháng 12 2021

THAM KHẢO

Những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời… ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm)

- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”).Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu. Để làm được điều đó, phải chăng tác giả phải là một con người có đầu óc tinh tế, ngòi bút sáng tạo vs đặc biệt là tình yeu quê hương tha thiết!

11 tháng 11 2021

- Các BPTT: 

+ Nhân hóa: phả, dẫn, nâng, liếm

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang

+ Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

+ Đảo trật tự từ: Long lanh lưỡi hái

- Tác dụng:

+ Nhân hóa: Tạo ra cách diễn đạt uyển chuyển, nhịp nhàng.

+ Ẩn dụ: Làm cho bức tranh mùa gặt hiện ra thật có hồn, sinh động, hấp dẫn, gợi cảm với nhiều màu sắc rực rỡ 

+ Nói quá: Tăng nhạc điệu nhạc tính cho đoạn thơ.

+ Đảo trật tự từ: Thể hiện tài quan sát, tình cảm yêu quý, trân trọng thiên nhiên của tác giả.

11 tháng 11 2021

Ẩn dụ