K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2018

Những chuyển biến trong đời sống kinh tế của người nguyên thủy:

✔ Về công cụ:

-Công cụ được mài nhẵn toàn bộ,có hình dáng cân xứng.

-Được tìm thấy ở Phùng Nguyên (Phú Thọ),Hoa Lộc(Thanh Hóa),Lung Leng(Kon Tum)cách đây khoảng 4000 - 3500 năm.

-Làm gốm có hoa văn trang trí đẹp.

✔ Về thuật luyện kim:

-Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm,người Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.

-Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.

-Nhiều cục đồng,xỉ đồng,dây đồng được tìm thấy ở Phùng Nguyên - Hoa Lộc.

✔ Về nghề nông trồng lúa nước:

-Di chỉ Hoa Lộc - Phùng Nguyên đã tìm thấy dấu tích của nghề nông trồng lúa nước ở nước ta.

- Điều kiện➸công cụ sản xuất được cải tiến;ở vùng đồng bằng,ven sông lớn đất đai màu mỡ.

-Cây lúa trở thành cây lương thực chính.

Chúc bn học tốt!❤

15 tháng 12 2016

sù ph công lao động được hình thành. xa hoi doi moi

Không phải ai cũng biết được thuật luyện kim và tự mình đúc được một công cụ bằng đồng, sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón... Số người làm nông nghiệp tăng lên ; hơn nữa, để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống. Sự phân công lao động trở thành cần thiết. Phụ nữ, ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải. Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá; một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công

Sản xuất ngày càng phát triển đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng ổn định. Trên các đồng bằng ven sông lớn ở mạn Bắc cũng như mạn Nam, hình thành hàng loạt làng bản, bây giờ được gọi là chiềng, chạ. Các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước, do con người đã định cư lâu dài. Dần dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, được gọi là bộ lạc.
Vị trí của người đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bàn. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
Những người già, những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có sức khỏe được bầu làm người quản lí làng bản. Mặc dù mọi người đều bình đẳng, nhưng khi có việc cần, người quản lí có quyền chỉ huy, sai bảo và được chia phần thu hoạch lớn hơn. Ngoài ra, khi lương thực, của cải đã dư thừa, các gia đình cũng thu nhập khác nhau, ở các di chỉ thời này, người ta phát hiện nhiều ngôi mộ không có của cải chôn theo, song lại có vài ngôi mộ được chôn theo công cụ, đồ trang sức.

 

 

 

20 tháng 12 2016

Câu 1.

-Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ

-Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp, Rô-ma

-Thành tựu

+Cư dân cổ đại phương Đông đã có những hiểu biết về khoa học.Người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học và họ đã thính được số Pi bằng 3,16. Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Người Ấn Độ là chủ nhân sáng tạo nên cá chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả chữ số 0.

+Cư dân Hi Lạp và Rô-ma có nhiều phát minh về khoa học trên các lĩnh vực như Toán học (Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-cơ-lít), Vật lí (Ác-si-mét), Y học (Hi-pô-crát), Triết học (Pla-tôn, A-ri-xtốt), Sử học (Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít).

13 tháng 11 2021

Nghề sản xuất chính

- Nông nghiệp trồng lúa nước…

Ăn

- Đồ ăn chính hằng ngày là: gạo nếp, gạo tẻ, rau, thịt, cá, ốc…

- Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, lá, gỗ…

Mặc (trang phục)

- Ngày thường: nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.

- Vào dịp lễ hội, người Việt cổ có thể đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức (vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai…).

Phương tiện đi lại trên sông

- Ghe, thuyền là phương tiện chủ yếu.

Lễ hội

- Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. 

- Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức.

Phong tục, tập quán

- Tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.

Tín ngưỡng

- Tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, Mặt Trời…).

- Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.

29 tháng 10 2023

also

6 tháng 4 2022

REFER

Những công cụ đá cuội được ghè, đẽo tìm thấy ở buôn Păn Lăm (thành phố Buôn Ma Thuột) cho thấy chủ nhân của nó bước đầu đã biết chế tác công cụ lao động, mặc dù còn thô sơ, để tìm kiếm thức ăn.
   Những dấu vết cổ sinh hoá thạch dưới trầm tích núi lửa ở Tân Lộc (Ea Kar) cũng như một loạt di cốt động vật hoá thạch (voi, tê giác, hổ, hươu, nai, hoẵng,...) ở nhiều nơi khác trên vùng đất Đắk Lắk cho thấy con người có mặt trên vùng đất này khá sớm. Đời sống của họ chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, trồng trọt, có sự phân công lao động; hoạt động thủ công chế tác đồ đá và làm gốm phát triển, có thể bước đầu biết luyện kim.
   Bước vào thời đại đá mới, bên cạnh sử dụng những công cụ bằng đá cuội, cư dân nguyên thuỷ ở Đắk Lắk đã biết sử dụng vũ khí bằng tre, gỗ và các loại bẫy để săn bắt. Ngoài việc săn bắt các loài động vật trên cạn, cư dân cổ ở Đắk Lắk còn biết đánh bắt các loài thuỷ sản ở các con sông, suối hoặc đầm lầy. Họ sử dụng lưới được gắn chì hình quả nhót bằng đất nung. Có lẽ do điều kiện môi trường tương đối thuận lợi nên trong hoạt động săn bắt, hái lượm, người nguyên thuỷ ở Đắk Lắk không có thói quen thu lượm các loài nhuyễn thế, nhất là ốc. Bên cạnh đó, việc hái lượm vẫn được duy trì để bổ sung nguồn thức ăn.
   Sang thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí, trồng trọt là thành tựu nổi bật nhất của cư dân cổ Đắk Lắk. Trong các di chỉ khảo cô tìm thấy ở Đắk Lắk, Các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẫu bào tử phân hóa của các giống, loài cây trồng như bông và các loài họ lúa. Đặc biệt, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số hạt lúa nương trong tầng đất chứa công cụ như cuốc, rìu, bôn mài toàn thân và đồ gốm. Rất nhiều lại đồ gốm ám khói, dấu hiệu của việc đun, nấu thức ăn. Những điều này chứng tỏ cư dân cổ Đắk Lắk đã biết trồng trọt các loại rau, cây cho củ, cây ăn quả và cả lúa nương. Nền nông nghiệp sơ khai của cư dân cổ Đắk Lắk đã ra đời.
   Mặc dù cuộc sống của cư dân cổ Đắk Lắk chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động săn bắt, hái lượm, nhưng sự ra đời của nông nghiệp sơ khai đã đánh dấu sự chuyển biến mới của cư dân thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí ở Đắk Lắk.
   Từ đầu Công nguyên trở đi, sản xuất nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chính trong đời sống của các dân tộc ở Đắk Lắk. Trong sản xuất nông nghiệp, việc làm rẫy chiếm vị trí quan trọng. Cư dân ở đây cũng đã biết trồng xen lúa, bắp với các loại rau, đậu, củ để tận dụng, cải thiện đất, làm cho đất tốt hơn và cho nhiều sản phẩm hơn. Chăn nuôi không được chú trọng và phát triển như vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ hoặc miền núi phía Bắc. Có lẽ do điều kiện tự nhiên ưu đãi với số lượng và chủng loài động vật phong phú sẵn có làm cho cư dân ở đây không có khái niệm chăn nuôi.
   Cho đến cuối thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, đại bộ phận dân cư các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk sống bằng nghề nông, làm nương, rẫy, săn bắt và hái lượm, lệ thuộc vào tự nhiên. Trình độ sản xuất tuy còn thấp nhưng đất đai rộng lớn và màu mỡ nên cuộc sống của họ vẫn ổn định. Sản phẩm nông nghiệp dư thừa chủ yếu được trao đổi trong cộng đồng buôn làng. Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên vùng đất này, cơ cấu kinh tế ở Đắk Lắk đã có sự thay đổi

13 tháng 12 2017

Các chuyển biến về mặt xã hội:

- Sự phân công lao động hình thành

- Xuất hiện làng bản (chiềng,chạ) và các bộ lạc

- Chế độ phụ hệ dần chuyển sang chế độ mẫu hệ

- Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo

13 tháng 12 2017

ồ thế à sao mình lại ko biết nhỉlolangheheleulimdim

1.Hãy nêu những đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy(về con người,công cụ sản xuất)?2.Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?3.Hãy nêu những thành tự về văn hóa thời cổ đại (phương Đông,phương Tây)?4.Những điểm mới trong đời sống,tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta là gì?5.Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế...
Đọc tiếp

1.Hãy nêu những đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy(về con người,công cụ sản xuất)?
2.Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
3.Hãy nêu những thành tự về văn hóa thời cổ đại (phương Đông,phương Tây)?
4.Những điểm mới trong đời sống,tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta là gì?
5.Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào?
6.Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu?Và trong điều kiện nào?Có ý nghĩa như thế nào?
7.Xã hội nguyên thủy Việt Nam có những chuyển biến gì?
8.Hãy trình bày những điều kiện (hay lí do) ra đời của nhà nước Văn Lang
9.Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
10.Sau khi đánh tan quân Tần xâm lược,Thục Phán đã làm gì?
- P/S:Trả lời nhanh giúp mình nha.

7
25 tháng 12 2016

Câu 10 :

Sau khi đánh thắng quân Tần , Thục Phán đã :

  • Xưng là An Dương Vương
  • Đóng đô ở Phong Khê
  • Tổ chức lại bộ máy nhà nước
26 tháng 12 2016

9.-Ở nhà sàn -Đi lại bằng thuyền -Ăn:Thức ăn chính là cơm nếp,cơm tẻ,rau,ca,thịt,cá. -Mat:nam:đóng khố,minh trần,đi chân đất.nữ:mặc váy,áo xẻ giữa,có yếm che ngực.Tóc nhiều kiểu....