K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2016

trắc nghiệm mk ấn nhầm. Đừng để ý

15 tháng 12 2016

nghĩa là sao bn

 

20 tháng 9 2018

Lời giải:

Nội dung bài “Ai có lỗi?”: Là bạn bè nên nhường nhịn nhau, biết can đảm nhận lỗi khi phạm sai lầm. Không vì những lỗi nhỏ trong ứng xử mà làm mất đi tình bạn đẹp.

15 tháng 9 2016

- Phương thức tự sự :  Được trình bày theo trình tự thời gian , các sự việc nối tiếp nhau và có kết thúc bất ngờ 

-Ý nghĩa :  Tình yêu cuộc sống 

31 tháng 8 2023

- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại: 

+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước. 

+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước. 

+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống. 

+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm. 

- Ý nghĩa và tính thời sự: 

+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Khi hiện tại, con người thường sống độc lập, không nghĩ đến đoàn thể, không nghĩ đến trách nhiệm với đất nước. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể. 

31 tháng 8 2023

1. Trái tim Đan-kô

Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.

Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Bởi lẽ, văn bản đã đề cao hình ảnh người anh hùng Đan-kô mạnh mẽ, can đảm nhưng cũng giàu lòng nhân ái, vị tha. Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. Dù hi sinh rất nhiều nhưng hiện thực phũ phàng, những con người sau khi đến được ánh sáng đã quên đi Đan-kô - vị anh hùng đã dẫn dắt họ khỏi bóng tối. Không ai trong số họ còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô … Qua Đan-kô, chúng ta thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác. Vì cứu người mà sẵn lòng quên mình. Câu chuyện của Đan-kô khiến chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về trách nhiệm, nghĩa vụ của một cá nhân với cộng đồng.

2. Một người Hà Nội

Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

Văn bản Một người Hà Nội phải khiến chúng ta phải suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Người Việt Nam có những tư tưởng, lối sống rất riêng, đặc biệt. Đó là những nét đẹp truyền thống, văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Bảo vệ chúng cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

3. Tầng hai

Văn bản Tầng hai là một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp. Phong Điệp  đã thể hiện một cách rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai” những giá trị triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc. Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.

9 tháng 12 2016

 

   Văn học dân gianBách khoa toàn thư mở Wikipedia  

Văn học dân gian (VHDG) là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. VHDG cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời & phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác & lưu truyền, về nội dung tư tưởng & thể loại nghệ thuật

 

Mục lục [ẩn]
  • 1Đặc trưng của văn học dân gian
    • 1.1Tính truyền miệng của văn học dân gian
    • 1.2Quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể)
    • 1.3Tính hiện thực của văn học dân gian
  • 2Hệ thống thể loại của văn học dân gian
    • 2.1Thần thoại
    • 2.2Sử thi
    • 2.3Truyền thuyết
      • 2.3.1Khái niệm
      • 2.3.2Nhân vật
      • 2.3.3Đặc trưng thi pháp
        • 2.3.3.1Hiện thực và tưởng tượng trong truyền thuyết
        • 2.3.3.2Cốt truyện truyền thuyết
        • 2.3.3.3Đặc trưng nhân vật
        • 2.3.3.4Ngôn ngữ truyền thuyết
    • 2.4Cổ tích
      • 2.4.1Khái niệm
      • 2.4.2Đặc trưng thi pháp
    • 2.5Ngụ ngôn
      • 2.5.1Khái niệm
      • 2.5.2Nguồn gốc
      • 2.5.3Nội dung truyện
      • 2.5.4Đặc trưng thi pháp
    • 2.6Một số thể loại khác
  • 3Xem thêm
  • 4Chú thích

 

Đặc trưng của văn học dân gian[sửa | sửa mã nguồn]Tính truyền miệng của văn học dân gian[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tác phẩm VHDG được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác.
  • Tính truyền miệng làm nên nhiều bản, gọi là dị bản.
Quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể)[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau:

  • Đầu tiên 1 người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận
  • Sau đó những người khác tiếp tục lưu truyền & sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, hoàn thiện & phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
  • VHDG là tài sản chung của mỗi tập thể, mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm VHDG theo quan điểm & khả năng nghệ thuật của mình.
Tính hiện thực của văn học dân gian[sửa | sửa mã nguồn]

Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,..., gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

Hệ thống thể loại của văn học dân gian[sửa | sửa mã nguồn]Thần thoại[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Thần thoại

Thần thoại là loại hình tự sự dân gian thường kể về các vị thần, xuất hiện ở thời công xã nguyên thuỷ nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt

Sử thi[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Sử thi

Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại. Nhân vật của sử thi mang cốt cách của cộng đồng, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng.

Xem thêm về một số bộ sử thi nổi tiếng: Sử thi Đẻ đất đẻ nước (Mường), sử thi Đăm Săn, sử thi Uylixơ (Hy Lạp)…Truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Truyền thuyếtKhái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

Nhân vật[sửa | sửa mã nguồn]

Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),…

Đặc trưng thi pháp[sửa | sửa mã nguồn]Hiện thực và tưởng tượng trong truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện thực trong truyền thuyết là hiện tượng xã hội loài người nhưng được bó hẹp trong phạm vi từ bộ tộc đến bộ lạc, rồi tiến dần đến nhà nước có xã hội chuyên chế.
Nhân dân thường dùng yếu tố tưởng tượng kì ảo để thể hiện tính tưởng tượng trong truyền thuyết. Những yếu tố ấy không có thật ngoài đời nhưng có thật trong tâm tình của nhân dân với lịch sử.

Cốt truyện truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Thường xoay quanh nhiều nhân vật, thậm chí có thể xây dựng thành 2 hệ thống nhân vật đối lập nhau.

Đặc trưng nhân vật[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vật của truyền thuyết chủ yếu là người hoặc bán thần (thần nhưng có khát khao, ước mong, nguyện vọng giống con người, hay còn gọi là ‘’nửa thần nửa người’’)

Ngôn ngữ truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Cô đọng, ít miêu tả, chủ yếu là thuật lại hành động của nhân vật, kể những hoàn cảnh xuất thân của nhân vật. Lời thoại của nhân vật là lời thể hiện lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Không gian được sử dụng trong truyền thuyết là không gian đời thường – xã hội – chiến trường – đất nước.

Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta, qua nhiều thế hệ, đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian, làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích. [1]Cổ tích[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Cổ tíchKhái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ tích là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật xấu xí, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch,…, thường có yếu tố tưởng tượng thần kì độc đáo. Cố tích thường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công… Cố tích ra đời khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp.

Đặc trưng thi pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế, nhưng những yếu tố ấy lại được hư cấu kì ảo để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới hiện tại - thế giới cổ tích, mà trong thế giới ấy, mọi điều đều có thể xảy ra.

Trong cổ tích, người ta bay trên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm,..., và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt con người ta cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, mơ tưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.[2]Ngụ ngôn[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Ngụ ngônKhái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Là loại truyện được viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người, nhằm gửi đến người đọc một triết lý, một quan niệm sống; hoặc khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

Nguồn gốc
15 tháng 10 2019

Lời giải: 

Câu chuyện nói lên tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương yêu dấu.

2 tháng 9 2016

2)Đây là truyện viết về tâm trạng và tình cảm của hai anh em. Đó là nỗi đau vì cha mẹ bỏ nhau làm hai anh em phải xa nhau (Thành ở với bố, Thủy theo mẹ về quê ngoại).

3)

- Chi tiết khiến ta cảm động nhất là cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng.
- Chi tiết làm người đọc phải giật mình: Thủy không muốn nhận vì em nói không được đi học nữa, do nhà ngoại xa trường quá, nên “mẹ bảo sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Nghe Thủy nói cô Tâm thốt lên: “Trời ạ!” “Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa”.

4)Cuộc chia tay đau đớn và đày cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thám thía rằng:Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng.Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn,không nen vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy
2 tháng 9 2016

1)+Thành và Thủy chia đồ chơi đẻ Thủy mang đi cùng mẹ

+Thủy đén lớp chia tay cô và các bạn

+Thủy theo mẹ lên xe đi vè nhà bà ngoại

8 tháng 7 2019

Truyện giới thiệu về các nước Mô-na-cô , Va-ti-căng, Trung Quốc; Qua đó, hiểu được công dụng của sổ tay, có ý thức tập ghi sổ tay và không tự tiện xem sổ tay của người khác .

7 tháng 7 2018

Chọn đáp án: A