K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2021

Đoạn thơ đã bộc lộ những cảm xúc dào dạt của tác giả trước những cảnh đpẹ của quê hương, đất nước. Trước hết đó là sự tự hào, cảm xúc  mạnh mẽ trước sự thay đổi, ngày một ấm no, trù phú của quê hương qua hình ảnh những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Hình ảnh ấy gợi lên vẻ đẹp của sự giàu đẹp, hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta. Dào dạt lúa ngô non gợi lên cho ta hình ảnh những cánh đồng, những nương ngô trải dài vút tầm mắt, xa tít đến tận cuối chân trời. Đó không chỉ là những đổi thay trong nông nghiệp mà còn là sự xuất hiện của cơ sở vật chất qua 2 câu thơ cuối. Sự vui tươi phấn khởi, hạnh phúc của nhân dân trước những con đường chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đất nước như đang thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ qua từng ngày. "Yêu biết mấy..." được lặp lại 2 lần cùng với biện pháp đảo ngữ càng nhấn mạnh thêm cảm xúc tự hào, hứng khởi của nhà thơ khi chứng kiến những cảnh đẹp, những sự đổi thay trên chính quê hương thân yêu. Đã xa rồi những ngày bom đạn chiến tranh tàn phá làng mạc. Giờ đây đất nước bước vào kỉ nguyên mới, xây dựng và phát triển. Đoạn thơ cũng cho thấy vẻ đẹp của 1 tấm lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc .

11 tháng 3 2021
Viết thành bài hộ mình nha cảm ơn nhìu
13 tháng 4 2017

a, Bài văn Tấm gương ca ngợi tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá

b, Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa, vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh

Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi trung thực

c, Bố cục bài văn gồm ba phần: đoạn đầu là Mở bài, đoạn cuối là đoạn kết bài

Thân bài nói về các đức tính của tấm gương. Nội dung khẳng định tính trung thực. + Dẫn chứng: hai tấm gương tiêu biểu về Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, người đáng thương, nhưng nếu soi gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật

d, Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực, không thể bác bỏ

Hình ảnh tấm gương có sức kêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn

 
25 tháng 1 2018

Bằng cách sử dụng điệp ngữ '' yêu biết mấy'',tác giả muốn nhấn mạnh tình yêu của mình với những vẻ đẹp của quê hương,đất nước.Đó là tình yêu với vẻ đẹp của những dòng sông ''bát ngát'' đang chảy''giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non ''.Đó chính là tình yêu với vẻ đẹp của những con đường rộn rã tiếng cười ,tiếng hát,qua nhung cong truong dang xay len nhung ngoi nha moi .Qua do ,tác gia muon boc lo niem xuc dong cua minh truoc su thay da đổi thịt,sự trù phú của cảnh sắc quê hương.

25 tháng 1 2018

Qua khổ thơ tác giả đã bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của mình trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Những vẻ đẹp đã hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta.

-Vẻ đẹp của những “ con đường ca hát” (vui, phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cũng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.

Cho đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ .a ) Tìm hiểu đề và tìm ý : Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì ? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy ?( Gợi ý : Từ thuở ấu thơ , có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ ? Đó là nụ cười yêu thương , nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em - khi em biết đi , biết nói , khi em lần đầu đi học...
Đọc tiếp

Cho đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ .

a ) Tìm hiểu đề và tìm ý : Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì ? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy ?

( Gợi ý : Từ thuở ấu thơ , có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ ? Đó là nụ cười yêu thương , nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em - khi em biết đi , biết nói , khi em lần đầu đi học , mỗi khi em được lên lớp , ... Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không ? Đó là những lúc nào ? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ , em cảm thấy thế nào ? Làm sao để luôn luôn được thấy nụ cười của mẹ ? Hãy gợi ra thật nhiều ý liên quan tới đối tượng biểu cảm và cảm xúc của mình . )

b ) Lập dàn bài : Sắp xếp các ý theo bố cục ba phần Mở bài , Thân bài , Kết bài .

c ) Viết bài : Hãy dự kiến cách viết các phần Mở bài , Thân bài , Kết bài . Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương , kính trọng đối với mẹ ?

d ) Sửa bài : Sau khi viết xong , có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không ? Vì sao ?

14
27 tháng 6 2018

Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong sống.

Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy.

Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được cuộc gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.

Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao.

Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...

Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...
 

27 tháng 6 2018

Ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh mà đứa trẻ ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười đó chứa đầy tình yêu thương của mẹ đối với con.
Nụ cười của mẹ luôn ở bên tôi từ trước tới nay. từ những ngày tôi còn lững chữnh tập đi, cho đến khi tôi bập bẹ biết nói, lúc nào mẹ cũng cười để động viên tôi
, cho dù tôi nói còn ngọng líu ngọng lo . Rồi đến khi tôi đi học cũng luôn có nụ cười của mẹ ở bên cạnh. Những lần tôi hớn hở, khoe mẹ điểm chín, điểm mười, mẹ lại mỉm cười sung sướng. Mỗi lần như vậy, tôi vui lắm. Nhưng cũng có khi tôi gặp điểm kém hay chuyện gì buồn, mẹ lại đến bên an ủi, động viên tôi, và chính nụ cười của mẹ đã làm tôi cố gắng hơn.
Nhớ lại hồi đó, tôi là cây toán của lớp, hơn nữa lại học văn tốt. Tuy vậy tôi có nhược điểm là chữ tôi rất xấu. Vì vậy mà các bài kiểm tra của tôi thường bị trừ điểm trình bày. Bài nào cũng bị trừ một điểm, có khi là hai điểm. Khi xem những bài kiểm tra ấy, mẹ tôi không mắng mỏ gì mà vẫn mỉm cười, nhắc nhở tôi nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm
Vậy là tôi quyết tâm luyện chữ cho thật đẹp. Và rồi tôi đã là người viết chữ đẹp nhất nhì trong lớp. Bài kiểm tra của tôi bây giờ đỏ chói, toàn những điểm chín, điểm mười.
Mẹ tôi rất tự hào về tôi, cầm bài kiểm tra của tôi, mẹ nở một nụ cười sung sướng.
Giờ đây, tôi có thể hiểu rằng, tôi có thể tạo ra nụ cười của mẹ. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi đẻ mẹ vui long. Rồi sau này, khi lớn lên. nụ cười ấy vẫn sẽ luôn bên tôi, an ủi, đọng viên tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió cuộc đời.
Nụ cười cười của của mẹ thật có ý nghĩa phải không. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ thấy tình yêu thương chan chứa trong nụ cười hiền hậu của mẹ.

13 tháng 3 2022

ghê thế nhở

13 tháng 3 2022

ác liệt thế

20 tháng 12 2016

Qua khổ thơ tác giả đã bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của mình trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Những vẻ đẹp đã hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta.Vẻ đẹp của những “ con đường ca hát” (vui, phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cũng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấy1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế...
Đọc tiếp

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấykhocroi

1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư

2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế nào ? Bỏ qua vấn đề nào trong 4 vấn đề đó cũng ko thể tạo ra được văn bản.

3. Sau khi đã xãc định được 4 vấn đề đó, cần phải làm những j để viết được văn bản ?

4.Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành đoạn văn thì đã tạo được 1 văn bản chưa ? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu j trong các yêu cầu dưới đây :

- Đúng chính tả ;

- Đúng ngữ pháp ;

- Dùng từ chính xác ;

- Sát với bố cục ;

- Có tính liên kết ;

- Có mạch lạc ;

- Kể chuyện hấp dẫn ;

- Lời văn trong sáng ;

5. Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước (khâu, công đoạn) kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàng thành ko ? Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào ?

Giúp mk nha làm ơn ko cô giáo sử mk mất. Mk cảm ơn cho những ai giúp mk!!!thanghoa

3
25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2.

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 3.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2:

 

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...

Câu 3

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 4.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

Câu 5.

=> Đối với văn bản cũng thế , sau khi hoàn thành văn bản cần kiểm tra lại xem có đúng hướng không , bố cục có hợp lí không và cách diễn đạt có gì sai sót không .

 

 

  

 

2 tháng 10 2016

Không vì đây là những câu nói đã liên kết với nhau chúng mang tới 1 ý nghĩa riêng cho bài.

Nội dung trên làngười cha  viết về người con. Và đã dạy con của mình những gì mẹ đã làm cho mình.. 

2 tháng 10 2016

   biển Đông còn lúc đầy vơi

chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng

 

     tôm càng lột vỏ bỏ đuôi

giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già