K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nguyên nhân tăng lượng khí CO2 là do có nhiều nhà máy thải các khí độ ra ngoài, làm ô nhiễm môi trường, đồng thời nạn chặt phá cây xanh gia tăng nên không có nguồn cung cấp khí oxi và điều hòa khí cacbonic, điều này làm tăng lượng khí cacbonic.

14 tháng 12 2016

Đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa: điển hình ở Nam Á và Đông Nam Á, có nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8 độ C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1000mm. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường. Thảm thực vật khác nhau tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.

chúc bạn học tốt

Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.

* Nét độc đáo của khí hậu nước ta:

- Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).

- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.

- Tính chất đa dạng và thất thường:

+ Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.

Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao...

+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, 

 

 

 

24 tháng 12 2016

bạn tham khảo ở đây nha : Bài 21 : Môi trường đới lạnh | Học trực tuyến

24 tháng 12 2016

Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.


Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.

 

19 tháng 10 2016

3, sơn nguyên Tây Tạng .

5.Cảnh quan ở khu vực khí hậu gió mùa: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm. - Cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn: hoang mạc và bán hoang mạc, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải, xa van và cây bụi, cảnh quan núi cao.
6.- Châu Á có số dân đứng đầu thế giới.
- Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

 

29 tháng 10 2021

c1
Chiều dài từ đểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500km. Chiều rộng từ bời Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất 9200km.
c2
Dầu mỏkhí đốt phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á, Đông Nam Á.
c3
– Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng.
c4
 

- Sông Ô-bi chảy theo hướng Nam – Bắc, qua đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cực và cận cực.

- Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn vì: vùng thượng nguồn sông Ô-bi thuộc đới khí hậu cực và cận cực lạnh giá, mùa đông sông bị đóng băng, vào mùa xuân băng tan và chảy xuống vùng trung – hạ lưu sông tạo nên lũ băng.
c5
 

- Các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn:

+ Khu vực khí hậu gió mùa có: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm, xavan và cây bụi.

+ Khu vực khí hậu lục địa khô hạn có: thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao.

c6
 

* Về số dân:

- Dân số châu Á lớn nhất so với các châu lục khác và chiếm 60,6% dân số thế giới năm 2002 (trong khi diện tích châu Á chỉ chiếm 23.4% của thế giới).

- Dân số châu Á gấp 4,9 lần châu Phi (13,5%) và 117,7 lần châu lục có dân số ít nhất là châu Đại Dương (0,5%).

* Tốc độ gia tăng dân số:

- Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất (2,4%),  giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh, gấp 3,8 lần.

- Tiếp đến là châu Mĩ với 1,4%, giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng gấp 2,5 lần.

- Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á khá cao và bằng mức gia tăng dân số thế giới với 1,3%, giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh liên tục, gấp 2,7 lần.

- Châu Âu có tốc độ gia tăng dân số âm (0,1%), dân số già và nhiều quốc gia có nguy cơ suy giảm dân số (như Đức, Pháp...).

 


 

 



 

22 tháng 10 2018

1. Đặc điểm:
Khí hậu Châu á phân thành nhiều đới khác nhau
- Đới khí hậu cực và cận cực nằm từ khoảng vòng cực Bắc đến cực
- Đới khí hậu ôn đới nằm từ khoảng 40°B - vòng cực Bắc.
- Đới khí hậu cận nhiệt đới: Nằm từ chí tuyến Bắc - 40°B
- Đới khí hậu nhiệt đới: Từ chí tuyến Bắc đến 5°N.

* Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa...

22 tháng 10 2018

Thanks

14 tháng 9 2023

- Sự kiện, nhân vật có thật trong lịch sử.

- Ngôn ngữ truyện mang không khí và dấu ấn lịch sử, phù hợp với bối cảnh và thời đại.

26 tháng 9 2017

1.

Môi trường Nhiệt độ trung bình năm Lượng mưa trung bình năm Thời kì khô hạn trong năm Thời tiết khí hậu
Nhiệt đới gió mùa

Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C

Lượng mưa trên 1500mm trên năm

Thời kì khô hạn: Từ tháng 11 đến tháng 4

-Thời tiết diễn biến bất thường nên dễ gây lũ lụt hạn hán

2. Nhịp điệu mùa đã ảnh hưởng như thế nào tới thiên nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa?

-Ảnh hưởng:

+Cảnh sắc thiên nhiên

+Thảm thực vật

+Các loài động vật

Chúc bạn học tốt leu

29 tháng 9 2017

1. - Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC

- Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm

- Thời kì khô hạn trong năm từ tháng 11 đến thứng 4

- Thời tiết, khí hậu: Thời tiết thay đổi thất thường nên dễ gây ra lũ lụt, hạn hán. Khí hậu bị ảnh hưởng bởi 2 mùa gió.

2. Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người trong khu vực. Thảm thực vật phụ thuộc vào sự thay đổi theo lượng mưa và sự phân bố lượng mưa trong năm. Động vật phong phú, đa dạng.

23 tháng 5 2022

tham khảo :

- Chế độ mưa:

+ Tổng lượng mưa trong năm đều lớn.

+ Mùa mưa đều kéo dài từ tháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến tháng VI.

+ Có chế độ mưa theo mùa, mùa khô mưa ít, lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa (chiếm hơn 80% lượng mưa cả năm).



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/qua-bang-so-lieu-bieu-do-nhiet-do-va-luong-mua-c95a9120.html#ixzz7U5F5f0FD

23 tháng 5 2022

mưa nhiều :>