K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2019

Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động...Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.

Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.

=> Suy nghĩ về vấn đề này : nếu chúng ta vô cảm với nhau cũng chính là vô cảm với chính bản thân mình vì sẽ mất đi tình làng nghĩa xóm, không biết quan tâm chia sẽ lẫn nhau thì mọi người sẽ không thể cùng tồn tại, tự đấu đá, tranh giành lợi ích cho bản thân làm cho ta mất đi lòng người. Vì vậy mọi người cần phải sống tích cực, vui vẻ, hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau để xã hội ngày càng phát triển.

4 tháng 12 2016
Nếu sống không có tình cảm thì khác nào tự huỷ hoại hai tiếng “con người”. Truyền thống người Việt từ xưa “thương người như thể thương thân”. Đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời mà dân ta giữ gìn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, lại xuất hiện những con người có lối sống gặm nhấm dần mòn những truyền thống tốt đẹp ấy. Vậy nhưng điều đáng nói là những điều đó gây ra lại khiến con người ta phải xót xa, đau đớn thay. Tuy nhiên nó vẫn chỉ là căn bệnh và với sự tiến bộ y học vẫn hy vọng có thể được chữa khỏi.
7 tháng 9 2021

Cô ơi em muốn xóa hết bài viết của mình làm thê nào cô ơi

7 tháng 9 2021

e thưa cô bn này ko trl cứ nói những từ như này vô đây mong CTV và GV xử lí ạ

5 tháng 8 2021

Tham khảo

Mỗi học sinh chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy thể hiện sự yêu thương đồng cảm của mình bằng việc tích cực giúp đỡ những mảnh đời khốn khổ, biết ủng hộ đồng cảm trước nỗi đau của đồng bào nhân dân cả nước trong những mùa dịch COVID - 19 hiện nay. Hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta. Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin, một đứa bé côi cút bơ vơ, một người khách lỡ đường mà trái tim bạn không lên tiếng. Hãy thắp sáng, hãy gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim bạn, trái tim tôi, trái tim tất cả chúng ta.

NG
1 tháng 2

Từ truyện ngắn Tầng hai, ta có thể rút ra mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại như sau:
+ Đầu tiên, qua câu truyện ngắn này, ta có thể thấy trong xã hội hiện đại, con người ngày càng xa cách với nhau hơn do nhiều yếu tố. Như Phan - nhân vật trong truyện cùng gia đình chủ nhà cô thuê sống trên tầng hai, dù ở chung một nhà nhưng họ cứ như không quen biết nhau, mỗi một tầng nhà là một khoảng trời riêng, ai sống thế nào thì vẫn cứ vậy. Cũng do họ không thân thiết và do có sự khác biệt lớn trong tính cách và cách sống nên chuyện không hòa hợp được với nhau cũng là điều bình thường. Nhưng điều ấy hoàn toàn có thể thay đổi được nếu chúng ta chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan ngại ngùng đứng chân cầu thang định lên thăm gia đình tầng hai nhưng lưỡng lự và được họ mời lên nhà.
+ Phan cũng là một đại diện cho những lớp trẻ ngày nay, muốn tương lai rộng mở nên lên thành phố lập nghiệp. Cuộc sống buồn tẻ, lặp lại lặp lại và còn cô đơn hơn khi chứng kiến những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình người khác khiến cô nhớ nhà và thấy tủi thân. Tuy nhiên, họ luôn không có ý định về quê mà luôn tìm kiếm hạnh phúc ở thành phố ồn ào, náo nhiệt này. Nhưng khi chứng kiến khung cảnh tuy nhỏ hẹp nhưng hạnh phúc của gia đình tầng hai khiến Phan cảm thấy hạnh phúc đơn gian hơn cô tâm niệm. Từ đó có thể thấy ở thời hiện đại, chúng ta luôn nghĩ xa đến những điều tận đẩu tận đâu mà không biết rằng hạnh phúc đơn giản luôn hiện hữu ngay trước mắt chúng ta.
+ Về mối quan hệ giữa con người với con người: Trong xã hội hiện đại, có thể thấy rằng do nhiều yếu tố mà con người đang ngày càng cách xa nhau hơn. Dù ở chung một nhà như Phan hay gia đình sống trên tầng hai của câu chuyện, hay sống cùng xóm, cùng thành phố, chúng ta vẫn thường không quan tâm và trò chuyện nhiều với nhau. Có thể do tính cách ngại ngùng, có thể do lối sống quá khác biệt, hay cũng có thể do cuồng quay của công việc khiến con người luôn trong trạng thái mật mỏi. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này bằng cách chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan đến thăm gia đình tầng hai và được mời lên nhà. Chúng ta nên học cách quan tâm người khác hơn và tạo nhiều mối quan hệ hơn với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.

2 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

m bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

8 tháng 12 2017

Cuộc sống là những chuỗi chuyển biến và đổi thay mà con người không thể nào lường được. Đôi khi chúng ta bị cuốn theo dòng chảy bất tận của nó mà vội vã bỏ quên những giá trị những nghĩa tình thuỷ chung cũng chưa xa trong quá khứ. Sau cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ vĩ đại của dân tộc - cuộc chiến mà biết bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ xuống cho sự thống nhất của dân tộc, cuộc chiến mà hiển hiện trong đó bao nhiêu chiến công lẫy lừng, bao nhiêu tấm gương hi sinh anh dũng. Chúng ta thật xót xa khi phải chứng kiến sự thờ ơ lạnh nhạt của con người trước những năm tháng không thể nào quên ấy. Nhiều tác phẩm lúc bấy giờ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đầy ngỡ ngàng và chua xót với cái xã hội đang quẩn quanh trong nỗi lo cơm áo gạo tiền. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một trong số đó.

Tác giả đặt nhan đề cho bài thơ là Ánh trăng. Quả thật xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh ánh trăng - vầng trăng của đồng quê, của rừng vàng biển bạc. vầng trăng ấy đã theo tác giả từ thủa còn thơ cho đến những năm tháng nhọc nhằn của tâm hồn con người với vẻ đẹp tuy hoang sơ mà kì diệu. Cao hơn nữa con người và vầng trăng đã trở thành tri kỉ. Sợi dây gắn bó mối quan hệ bền chặt, với bao nhiêu chuyển biến của thời gian đến mức nhà thơ phải thốt lên:

Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa

Nhưng cuộc đời không phải là sự kéo dài thẳng tắp của ngày hôm nay không phải bao giờ cũng đi theo dự tính của con người. Cái mà hôm qua chúng ta nâng niu trân trọng bao nhiêu thì hôm nay rất có thể trở nên thừa thãi vô nghĩa bấy nhiêu. Quá khứ dù đẹp đẽ đến đâu vẫn cũng là quá khứ, vần có thể bị che khuất bởi những lo toan dự định với bao khát vọng ước mơ của đời sống thường ngày. Ở đây tác giả kể lại câu chuyện đầy cay đắng của một vầng trăng bị lãng quên, bị lấn át bởi “ánh điện cửa gương”. Trong tâm trí con người vầng trăng tri kỉ của những ngày chưa xa ấy, chua xót thay đã bị trở thành “người dưng qua đường”. Cái ngỡ thân quen xưa nay trở thành âm thầm xa lạ. Rồi ngay sau đó, nhà thơ tạo nên bước ngoặt của tác phẩm khi để tình huống bất ngờ ‘ đèn tắt” xảy ra. Lúc đó con người đối diện với vầng trăng tròn trịa ân tình trong quá khứ chợt họ nhận ra được vẻ đẹp và giá trị đích thực của ngày xưa ẩn sau sự dịu dàng và bao dung của ánh trăng.

Trên cơ sở đó, tác giả viết khổ cuối, khổ thơ chứa đầy ý nghĩa triết lí sâu sắc của toàn bài thơ.
 
Trăng cứ tròn vành vạnh 
Kể chi người vô tình 
Ánh trăng im phăng phắc 
Đủ cho ta giật mình.

Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn cao thượng đến lạ lùng mặc cho con người có thờ ơ lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với bao vẻ đẹp tự nhiên thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ thiếu thôn mà nghĩa tình, cho tấm lòng của nhân dân yêu thương che chở đùm bọc cách mạng:

Trăng cứ tròn vành vạnh. Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân nghĩa thuỷ chung của một thời oanh liệt - dù đã lùi xa mờ vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người làm tác giả thêm day dứt, hối hận trước toà án lương tâm. Quả thật chẳng có toà án nào xét sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri sâu thẳm mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm đối với quá khứ. Sự cao thượng vị tha của vầng trăng - bất chấp vô tình xa lạ - buộc con người phải suy nghĩ lại chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao chỉ có ba năm với cuộc sông thị thành, với bộn bề lo toan thường nhật có thể làm cho người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửa đạn thiếu thôn và sự ấm áp tình đồng đội, vòng tay che chở của nhân dân? vẫn biết không có gì là mãi mãi trước sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng điều đang xảy ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.

Con người ta lãng quên nhanh quá! Còn vầng trăng nặng lòng toả sáng đêm đêm:

Ánh trăng im phăng phắc 

Cho ta thấy được sự bao dung cao cả của vầng trăng quá khứ. Nó lặng im trước sự bội bạc của con người, cái lặng im dịu dàng tha thứ nhưng lại như một lời trách cứ nghiêm khắc xoáy vào tâm hồn nhà thơ. Thật lạ chính sự im lặng ấy có sức mạnh khiến cho con người phải giật mình nghĩ lại. Họ nhận ra giá trị những điều mình đã bỏ quên — quá khứ của chính mình một thời hào hùng oanh liệt của dân tộc: Đủ cho ta giật mình Giọng thơ như một lời tâm tình, thủ thỉ đầy trải nghiệm, từ “giật mình” được tác giả sử dụng rất khéo léo, kết hợp với nhịp thơ liền mạch giàu sức biểu cảm làm toát lên ý nghĩa của toàn bài thơ. Nó không chỉ thể hiện sự ân hận của con người mà còn gửi gắm bên trong nhiều điều mà nhà thơ muôn nói với cái xã hội đang quay cuồng trong vòng xoáy lo toan và mưu tính.

Không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và lại càng không có tương lai. Tất cả những gì chúng ta đang có đều dựa trên thành quả của những ngày đã qua. Tất cả những gì chúng ta đang làm đều là nối tiếp những điều cha ông chúng ta và chính chúng ta đã làm trong quá khứ. Phải trân trọng và giữ gìn quá khứ để có thể hướng tới tương lai. Phải chăng đó chính là triết lí mà tác giả Nguyễn Duy muôn gởi gắm đến người đọc qua những vần thơ?

Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn con người và xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Bài thơ Ánh trăng, với những đặc sắc riêng về nghệ thuật và nội dung, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. Khổ cuối bài thơ là sự “giật mình” của con người, hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lí về cuộc sống và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội chúng ta.

30 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm. Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.

31 tháng 7 2023

Truyện ngắn Tầng hai của Nguyễn Minh Châu đã khắc họa một bức tranh hiện thực về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện đại. Đó là một mối quan hệ phức tạp, đầy mâu thuẫn và cạm bẫy.

Mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện đại ngày càng trở nên xa cách và lạnh lùng. Mọi người đều bận rộn với cuộc sống của riêng mình, không có thời gian để quan tâm đến nhau. Họ sống trong những thế giới riêng biệt, không giao tiếp với nhau, không hiểu nhau. Điều này dẫn đến sự cô đơn, lạc lõng và vô nghĩa trong cuộc sống của mỗi người.

Quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại cũng thay đổi rất nhiều so với trước đây. Trước đây, hạnh phúc được coi là một trạng thái tâm lý bình yên, hài lòng với cuộc sống. Nhưng ngày nay, hạnh phúc được coi là một trạng thái kiếm được nhiều tiền, có một cuộc sống giàu sang, quyền lực. Đây là một quan niệm hạnh phúc rất sai lầm. Hạnh phúc không phải là những thứ vật chất bên ngoài. Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý bình yên, hài lòng với cuộc sống, được sống với những người mình yêu thương.

Truyện ngắn Tầng hai đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với con người và quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại. Chúng ta cần sống chậm lại, quan tâm đến nhau nhiều hơn, tìm kiếm hạnh phúc trong những điều giản dị nhất của cuộc sống.

20 tháng 10 2023

ggggggggg

20 tháng 10 2023

cứu