K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2016

Tình cảm gia đình là động lực để em vươn lên trong cuộc sống khi gặp khó khăn , là nơi để em tâm sự , là nơi cho em hạnh phúc ,cho em cảm giác an toàn , đặc biệt nó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của em . Vì vậy tình cảm gia đình nó rất quan trọng đối với em , đồng thời nó cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của em .

22 tháng 11 2016

Em cảm nhận được nếu không có gia đình em sẽ chết. Bởi lẽ các thành viên trong gia đình em rất yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Tình yêu thương đó xuất phát từ trọn đáy lòng. Em coi trọng và yêu tin tưởng nó. Vì thế tình cảm gia đình đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của em.

29 tháng 12 2022

Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ?

`->` Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng , cao qúy mà  không có nơi nào bằng  . Tình cảm gia đình đối với em rất quan trọng vì là chỗ dựa tinh thần của em  khi em khó khăn

Em đã làm gì để giữ gìn những tình cảm đó ?

`->` luôn lắng nghe các thành viên khác trong gia đình , yêu thương và đùm bọc lẫn nhau  

11 tháng 12 2017

Câu ca dao nói về tình cảm gia đình: Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái, bổn phận của con cái phải biết kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ - người đã sinh thành ra mình.

Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng, cao quý đối với em.

4 tháng 1 2022

Câu ca dao trên muốn nói lên nỗi vất vả của cha mẹ đã dành cho chúng ta.

- Tình cảm gia đình đối với em rất thiêng liêng,không có nơi nào bằng gia đình em,...

14 tháng 10 2017

Em rất quý mến bác Bảy hàng xóm gần nhà em . Bác Bảy khoảng năm mươi tuổi , hiền lành và vui tính . Bác làm nghề sửa xe nên lúc nào áo quần cũng lem luốc dầu mỡ. Bác Bảy rất thương em , thường mua trái cây cho em ăn. Bác bảo không nên ăn kẹo vì dễ sâu răng . Buổi chiều , sau khi tắm rửa sạch sẽ , bác thường cõng em nhong nhong trên lưng . Gia đình em ai cũng quý bác. Mỗi khi có món gì ngon , mẹ lại sai em đem sang mời bác . Đối với em , bác Bảy thân thiết như một người bác ruột vậy .

7 tháng 1 2022

Bài dài nha

Bác Tư gần nhà em là một người bán cà rem dạo. Bác là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.

Khuôn mặt bác nhăn nheo, như đọng lại biết bao chông gai của một cuộc đời lam lũ. Mái tóc bác đã điểm hoa râm. Đôi mắt bác hiền từ, hiện rõ sự khắc khổ và lắm lo toan. Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím. Thân hình bác lộ một vẻ gì đó dày dạn phong trần. Những lúc đi bán hàng, bao giờ bác cũng chỉ mặc một chiếc áo cũ đã sờn bạc. Đôi giày rách cũ kĩ của bác “đôi hia bảy dặm” đã giúp bác bước trên bao nhiêu quãng đường dài. Rồi cứ thế, bác mang thùng cà rem đi ra đường. Bước những bước chân vô định, thỉnh thoảng, bác dừng lại trước bao cặp mắt thèm thuồng của mọi người và dõng dạc hô to câu nói muôn thuở: “Cà rem đây! Cà rem năm trăm một cây đây!”. Tiếng rao của bác vang xa, vọng mãi trên bầu trời xanh thẳm không cùng. “Cà rem” – những đứa trẻ thường nhại lại lời ra của bác. Những lúc rảnh rỗi, bác thường trò chuyện với em và dặn: - Cháu cố gắng học lên, được đi học là một niềm hạnh phúc. Không có học thức, cháu sẽ phải làm lao động chân tay nặng nhọc, sẽ khổ như bác đấy!

Mà bác khổ thật, bán cà rem về, bác còn phải làm biết bao nhiêu công việc không lúc nào nghỉ ngơi. Bác thức khuya dậy sớm, không sợ khó, không sợ khổ. Ấy vậy mà bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.

Bác Tư ơi! Bác mãi là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.

25 tháng 1 2022

Tham khảo nhé:

Bài làm 1

Nhà chị Phương chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay chị học lớp Mười hai trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến bây giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em đi cùng. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa con ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.

Bài làm 2

Ở cách nhà tôi hai căn hộ là nhà bác Khánh. Bác là bạn của ba tôi, cùng công tác với nhau trên tỉnh. Nhà tôi và nhà bác thân nhau lắm. Ba tôi coi bác như người anh ruột của mình. Còn bác thì lại coi ba tôi như người em trai của bác. Tết nhất cúng giỗ hai nhà đều có nhau. Ba tôi thường nói: “Bác Khánh là một người rất tốt, ai cũng quý trọng bác ấy, thương bác ngần ấy tuổi đời rồi mà không có được một mụn con. Nhiều lần ngồi uống cà phê với bác ấy, thấy bác ấy cứ thẫn thờ nhìn những đôi vợ chồng vui vẻ dẫn những đứa con đi dạo chơi mà thương bác đến vô cùng”. Bác coi hai chị em tôi như những đứa con của bác vậy. Đi đâu xa về, bao giờ bác cũng có quà cho chị em tôi. Lúc thì hộp bánh sô cô la, lúc thì con búp bê tóc văng, mắt xanh, lúc thì con gấu nhồi bông mập ú… Bác thường gọi hai chị em tôi bằng một tên gọi thật dễ thương: “Con gái!”. Mỗi lần như thế, tôi thường chạy đến bên bác. Bác ôm tôi vào lòng, rồi đặt lên trán tôi, má tôi những cái hôn ấm áp. Tôi có cảm giác giống hệt như ba tôi thường ôm tôi vào lòng vậy. Cả hai chị em tôi là tôi nhớ như nhớ ba của mình. Nhớ đến da diết.

Bài làm 3

Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người con còn lại của cụ đều đã có gia đình và đều ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: “Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!” Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: “Ở xóm này bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm”. Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.

Bài làm 4

Cách nhà tôi không xa là nhà anh Hoàng. Anh Hoàng học lớp Mười Hai với anh trai tôi. Tối nào, hai anh cũng học chung, khi thi ở nhà tôi, khi thì ở nhà anh. Ba mẹ anh chỉ có mỗi mình anh là con trai độc nhất. Nhiều người cho rằng những đứa con độc nhất thường nghịch ngợm khó bảo. Không biết lời nói đó đúng hay sai, riêng tôi thì tôi thấy không đúng. Anh Hoàng là một người mà tôi rất quý trọng. Cả mẹ tôi và ba tôi đều khen anh Hoàng ngoan, hiền, dễ thương. Nhiều lúc ba tôi thường nói với anh Trung tôi rằng: “Con làm bạn với Hoàng là ba yên tâm rồi. Gia đình nó cũng là một gia đình khá giả, vậy mà nó sống rất bình thường, không đua đòi lêu lổng, lại chăm học nữa. Con nên học ở Hoàng những đức tính ấy!”. Những gì ba tôi nói về anh Hoàng, tôi đều khẳng định được cả. Chưa bao giờ tôi thấy anh cầm một điếu thuốc hay uống một li rượu. Anh đến nhà tôi thường là cầm những cuốn sách, tập vở để học, thinh thoảng mới rủ anh tôi đi dạo mát quanh vườn một lát, rồi cả hai anh lại ngồi vào bàn, cắm cúi học bài. Tuần nào, anh cũng mua cho tôi một cuốn “Khăn quàng đỏ” và dặn tôi đọc những mẩu chuyện trong đó để kể cho anh nghe. Tôi quý mến anh Hoàng như anh Trung của tôi vậy.

25 tháng 1 2022
Nhắn nhiều quá bạn
25 tháng 1 2022
Bác Xuân là người hàng xóm của gia đình em . Bác Xuân năm nay đã năm mươi sáu tuổi . Dáng người bác thanh mảnh . Bác có khuôn mặt hiền từ và trái xoan . Mái tóc của bác mềm mượt . Bác rất vui tính và chan hòa cùng với mọi người . Bác em làm nghề kế toán . Công việc hằng ngày của bác rất bận rộn . Thỉnh thoảng , khi bác rảnh rỗi , bác còn kể chuyện cho chúng em nghe . Có lần , bác còn sang nhà em chơi . Bác nấu cho em rất nhiều món ăn ngon , còn dạy em học bài . Gia đình em ai cũng yêu quý bác . Em hứa sẽ chăm ngoan , học giỏi để làm cho bác vui
25 tháng 1 2022

Cô Loan là người hàng xóm vô cùng tốt bụng và xinh đẹp. Cô có dáng người thanh mảnh. Khuôn mặt trái xoan cùng với nước da trắng hồng. Nhưng em thích nhất là mái tóc dài mềm mượt của cô. Cô Loan là một bác sĩ. Công việc hàng ngày rất bận rộn. Thỉnh thoảng, em thường sang nhà cô chơi. Khi nghe cô kể về công việc bác sĩ, em cảm thấy rất khâm phục cô. Có lúc, cô còn kể rất nhiều câu chuyện cổ tích hấp dẫn cho em nghe nữa. Em rất yêu quý cô Loan.

7 tháng 12 2023

ok từ

7 tháng 12 2023

Euripides – một nhà viết kịch của Athena thời Hy Lạp cổ đại đã từng nói rằng: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ”. Câu nói của Euripides đã gợi lên trong ta không ít những suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người. Đúng như vậy, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc đời của mỗi con người.

Mỗi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành đều có sự giáo dục từ truyền thống gia đình. Trong chiếc nôi gia đình, chúng ta được sống trong tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em ruột thịt, từ khi lớn lên đến lúc trưởng thành ta lại nhận được sự đùm bọc, che chở, yêu thương từ gia đình. Và cũng từ đó, chúng ta được dạy dỗ, giáo dục nên người .Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, lời dặn dò, lời dạy dỗ từ gia đình sẽ theo con người suốt hành trình dài và rộng để không bạc lòng, không vấp ngã. Hơn nữa trong cuộc sống mỗi con người không tránh khỏi những tai ương bất trắc, khi đó gia đình chính là bến đỗ bình an vô điều kiện, là chốn nương náu cuối cùng giúp con người vượt qua giông bão cuộc đời, là nơi ta trở về khi đã chồn chân, mỏi gối.

 

Gia đình là tế bào của xã hội, có xây dựng gia đình hạnh phúc, mới có thể tạo nên một xã hội tốt đẹp. Nói về vai trò của gia đình, ta lại nhớ đến nhân vật Nhĩ trong tác phẩm “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nhĩ quá nửa đời người phiêu dạt, đến khi nằm trên giường bệnh mới nhận ra điều giản dị và thiêng liêng nhất là gia đình và người vợ tần tảo với những đứa con ngoan chính là bến đỗ bình an nhất, là điểm tựa cho anh những ngày cuối cùng của cuộc đời. Hay một nhân vật trong bộ phim nổi tiếng “Người phán xử” cũng đã từng nói “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những cái khác, có hay không có, không quan trọng”. Có thể nói rằng, gia đình là điều không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Ý thức được vai trò của gia đình, chúng ta phải ra sức gìn giữ, bảo vệ gia đình.

Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, yêu gia đình là hoàn toàn đúng nhưng điều đó không có nghĩa là bao che cho những người thân làm việc sai trái với chuẩn mực và pháp luật. Và khi còn là học sinh, với tư cách là một thành viên trong gia đình, chúng ta cần giữ gìn gia đình hạnh phúc, phải chăm ngoan học giỏi, hiếu kính với ông bà cha mẹ, anh em phải yêu thương hòa thuận có như thế gia đình mới ấm êm, hạnh phúc.


oe