K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2016

bn đăng đề rõ ràg để m.ng có thể giúp bn nhé ^^

3 tháng 2 2018

cảm ơn nhé bạn!

8 tháng 11 2017

không thể thay được.

30 tháng 8 2020

Bài 1. Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng?

   Một cây làm chẳng nên non 

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Bài 2. Phân biệt nghĩa của từ "từng" trong các trường hợp sau. Trường hợp nào là lượng từ?

a. Lão gọi ba con gái ra, hỏi lần lượt từng người một.

b. Con đã từng sống ở nơi đó

Bài 3. Có thể thay từ tất cả vào chỗ của từ mọi được không? Nếu chỉ dùng từ tất cả thì câu phải như thế nào?

Mọi người vừa đi vừa nói chuyện, pha trò, qọi nhau í ới. Cu Tí nhìn theo. Có ai nhận ra Cu Tí cất tiếng gọi. Mọi người quay nhìn, cười vang đùa nhau gọi Cu Tí

Bài làm

1)Số từ : một ,ba

Ý nghĩa: chỉ số lượng.Sâu hơn là tinh thần đoàn kết mới làm việc lớn

2)a)Người cha gọi ba cô con gái ra,hỏi từng người một

=> Từng ở đây là lượng từ,chỉ mỗi một cô con gái một

b)Con đã từng sống ở nơi đó

=>Chỉ quãng thời gian trong quá khứ

3)Có thể.Câu dù theo từ nào cũng có nghĩa là một nhóm người

Bài 1 : 

Một : Đơn lẻ . Xét về nghĩa trong bài : Đơn độc , một mình chẳng làm được gì lớn lao .

Ba : Số nhiều . Xét về nghĩa trong bài : Nhiều người góp sức  lại làm nên sự khác biệt , lớn lao hơn bao giờ hết  tạo nên 1 tinh thần đoàn kết mãnh liệt .

Bài 2 : 

a, Từ '' từng'' trong câu chỉ số lượng => lượng từ

b, từ ''từng'' trong câu chỉ 1 quãng thời gian đã trải qua trong quá khứ .

Bài 3 : 

Có thể thay . Nếu dùng từ tất cả thì câu phải mang nghĩa số nhiều , nhiều người , một nhóm người .

Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?(Gợi ý:– Câu nào có thể dùng hai từ thay thế nhau: điền cả hai từ vào khoảng trống, dùng dấu gạch chéo để phân cách.– Câu chỉ được dùng một trong hai từ: điền từ đó vào khoảng trống.Mẫu nuôi dưỡng, phụng dưỡng– Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng...
Đọc tiếp

Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?

(Gợi ý:

– Câu nào có thể dùng hai từ thay thế nhau: điền cả hai từ vào khoảng trống, dùng dấu gạch chéo để phân cách.

– Câu chỉ được dùng một trong hai từ: điền từ đó vào khoảng trống.

Mẫu nuôi dưỡng, phụng dưỡng

– Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng / nuôi dưỡng bố mẹ già

– Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành).

a) đối xử, đối đãi

– Nó … tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.

– Mọi người đều bất bình trước thái độ … của nó đối với trẻ em. 

b) trọng đại, to lớn

– Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa … đối với vận mệnh dân tộc.

– Ông ta thân hình … như hộ pháp

1
10 tháng 8 2019

a, Đối xử

- Đối đãi

b, Trọng đại

- To lớn

1 tháng 12 2021

Ta có thể thay bằng từ do, vì cặp quan hệ từ do - nên và vì - nên đều biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Do biết dành bóng mát chia cho mọi người nên cây bằng lăng được mọi người yêu quý.

Chúc bạn học tốt!

9 tháng 10 2017

Câu 1 sai từ cố thủ -> bảo thủ

Câu 2 sai từ tự tin -> tự ti.

9 tháng 10 2017

1)Cố thủ --> bảo thủ

2)Tự ti ----> tự ti

Bài 1: Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Thử diễn đạt lại ý nghĩa của các câu đó, không dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết đại từ ngoài tác dụng thay thế còn có tác dụng gì?a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, /…./ muốn cam kết rằng, không có ưu...
Đọc tiếp

Bài 1: Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Thử diễn đạt lại ý nghĩa của các câu đó, không dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết đại từ ngoài tác dụng thay thế còn có tác dụng gì?

a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, /…./ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

b) Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và /…/ thấy trời bé tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn /…./ thì oai ghê lắm, vì /…/ mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ.

Bài 2: Đọc đoạn hội thoại sau:

A – Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

B – Anh xin hứa. (Theo Khánh Hoài)

- Tìm các đại từ chân thực trỏ ngôi thứ nhất (tao, tôi…), ngôi thứ hai (mày, mi…). Thử thay thế chúng vào chỗ các từ em, anh và rút ra nhận xét về khả năng biểu thị tình cảm kèm theo của từng cách diễn đạt.

Bài 3: Đọc câu sau:

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.

a) Hãy cho biết em tôi chỉ ngôi thứ mấy?

b) Đại từ nào có thể thay thế cho em tôi? Em nhận xét gì nếu thay em tôi bằng đại từ đó?

Bài 4: Tìm đại từ trong các ví dụ sau và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào

a.                                              Mình về ta chẳng cho về.

                                           Ta nắm vạt áo ,ta đề câu thơ.

b.             Hỡi cô tát nước bên đàng

              Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

c.                                                      Cháu đi liên lạc

Vui lắm Chú à?

Ở đồn Mang Cá ,

Thích hơn ở nhà.

 

d.                                       Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người ,sống để yêu nhau?

 

e.                                 Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên

                               Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng.

 

g.                                  Vân Tiên anh hỡi có hay

                               Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng.

 

h.                                 Em nghe họ nói phong thanh

                                Hình như họ biết chúng mình ...với nhau.

 

Bài 5:Tìm và phân tích đại từ trong những câu sau

a) Ai ơi có nhớ ai không

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu

Nào ai có tiếc ai đâu

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô

                                ( Trần Tế Xương)

     b) Chê đây lấy đấy sao đành

Chê quả cam sành lấy quả quýt khô

                                    ( ca dao)

c)        Đấy vàng, đây cũng đồng đen

Đấy hoa thiên lý,  đây sen Tây Hồ

                                     ( Ca dao)

Cho ao kia cạn , cho gầy cò con ”

Cứu với!!!

0
1 tháng 12 2021

 biết dành bóng mát chia cho mọi người nên cây bằng lăng được mọi người yêu quý.

Ta thấy trong câu có cặp quan hệ từ Vì - nên ( biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả )

Vì vậy có thể thay từ vì bằng từ do.

Do biết dành bóng mát chia cho mọi người nên cây bằng lăng được mọi người yêu quý.

Đọc và sửa đoạn văn này giúp em:(.Nếu thấy chỗ nào không mạch lạc hay dùng từ không hay thì sửa và in đậm để bài văn e đc hoàn chỉnh hơn: Trong cuộc sống, Bạn đã từng bao giờ thất bại chưa? Câu hỏi quá là quen thuộc với tất cả mọi người, chắc chắn với một con người đều trải qua ít nhất là một lần thất bại không ai có tránh được điều đó. Nhưng thất bại không phải là để con người từ...
Đọc tiếp

Đọc và sửa đoạn văn này giúp em:(.Nếu thấy chỗ nào không mạch lạc hay dùng từ không hay thì sửa và in đậm để bài văn e đc hoàn chỉnh hơn:
 

Trong cuộc sống, Bạn đã từng bao giờ thất bại chưa? Câu hỏi quá là quen thuộc với tất cả mọi người, chắc chắn với một con người đều trải qua ít nhất là một lần thất bại không ai có tránh được điều đó. Nhưng thất bại không phải là để con người từ bỏ, mà thất bại là hình thành nên ý chí nghị lực của bản thân. Điều này được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ " Có chí thì nên ".

    Câu tục ngữ nghe có vẻ ngắn gọn và đơn giản nhưng ẩn chứa một ý nghĩa thật lớn lao. “Chí” có thể hiểu là sự quyết tâm, nghị lực, hoài bão, lý tưởng khi thực hiện một kế hoạch hay làm một điều gì đó. “Nên” ở đây tức là đạt được thành công, đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra. Như vậy, cùng với cách nói “Có… thì”, như một lời khẳng định đanh thép, ông cha ta đã đặt ra vài trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, cụ thể là trên con đường thành công của mỗi người. Con người ta cần có sự kiên trì, quyết tâm, lý tưởng thì mọi khó khăn, gian nan, thử thách, thất bại đều sẽ có thể vượt qua và đạt được kết quả như mong ước.

Trên đường đời, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, có những thời điểm ta gặp phải những ghềnh thác, chông chênh, đó là điều khó tránh khỏi. Những lúc như vậy, nếu không bản lĩnh, thiếu đi ý chí ta sẽ dễ dàng lùi bước, thậm chí là ngập chìm trong sự dằn vặt, khổ đau. Trái lại, nếu có ý chí, nghị lực thì sẽ vượt khó, giải nguy dễ dàng hơn. Nếu ta kiên trì theo đuổi, lấy thất bại làm kinh nghiệm, lấy ý chí làm động lực thì ghềnh thác đường đời chỉ là những chướng ngại bên đường, chỉ là bậc thang để mang đến cho chúng thành công có ý nghĩa hơn mà thôi. Ý chí quyết định rất lớn đến sự thành công của con người, mỗi thành công đều mang màu ý chí. Chưa có người thành công nào mà thiếu đi ý chí, cũng chẳng có kẻ thất bại nào bảo mình thừa bản lĩnh. Nếu chưa vươn tới thành công thực thụ thì chắc chắn rằng đó là do bạn chưa đủ ý chí, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình mà thôi.

Thật vậy, trong thực tế, ta gặp không ít những tấm gương sáng về nghị lực, ý chí phi thường. Họ vượt qua những trở ngại, khó khăn và sức mạnh của niềm tin, sự kiện trì với ý chí vững vàng.Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh,người cha già kính yêu của dân tộc,người đã dẫn dắt đất nước Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ.Khi còn là thanh niên,Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước từ hai bàn tay trắng.Người đã phải đi khắp bốn bể năm châu hơn ba mươi năm trời để tìm ra con đường độc lập cho dân tộc ta. Trong khoảng thời gian ấy Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên con tàu Pháp, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn,… Mặc dù mệt mỏi như vậy, khó nhọc như vậy nhưng Người không lần nào chịu bỏ cuộc, tiếp tục cố gắng không ngừng. Và rồi, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam ta và đưa đất nước Việt Nam trở thành một đất nước độc lập.

Bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký cũng là một tấm gương sáng khác để chúng ta noi theo. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện viết chữ bằng chân. Dù rất khó khăn, nhưng ông vẫn kiên trì khổ công tập luyện. Ý chí đã giúp anh đạt ý nguyện: viết được chữ và viết rất đẹp. Không những thế, anh lại còn trở thành thầy giáo giỏi. Ý chí đã giúp anh vượt qua số phận, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Tấm gương về ý chỉ của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là động lực giúp những người khuyết tật vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.

Một tấm gương điển hình khác đó chính là Nguyễn Hiền.Vì hoàn cảnh nghèo khó,câu không có tiền đi học.Ngày ngày,cậu vẫn kiên trì đứng ngoài cửa lớp để học lỏm.Dù làm bất kể có việc gì vẫn dành thời gian học bài, viết chữ cả trên đất, trên cát, trên tàu lá chuối. Nhớ sự cố gắng không ngừng nghỉ, cậu bé nghèo ấy sau này đã đỗ đạt trạng nguyên, giúp đời, giúp nước.

Hay như nhà bác học Thomas Edison cũng khiến người ta phải khâm phục về ý chí của mình. Ông là người đã sáng tạo ra bóng đèn điện qua hai ngàn lần thử nghiệm. Mỗi lần thử nghiệm thất bại, ông đều tự nhủ lần sau sẽ là thành công. Cứ như vậy tới hơn hai ngàn lần thì ông đã thành công thực sự. Nếu không có ước mơ thắp sáng nhân loại đủ to lớn và mạnh mẽ cùng với sự kiên trì vượt qua khó khăn, vượt qua thất bại thì có lẽ ông đã không thể thành công sau nhiều lần thất bại như vậy. Ngoài ra, còn có các danh nhân mà có thể ai cũng biết đến như: Newton, Albert Einstein… Từ đó, ta thấy được rằng những nhân vật, danh nhân nổi tiếng đều có ý chí quyết tâm rất cao và nghị lực bền bỉ.Những con người tài năng ấy là những tấm gương sáng để chúng ta học tập theo.

Vậy nên, ý chí, nghị lực luôn có mặt và ở xung quanh ta, nó rất cần thiết.Nếu chỉ một lần thất bại mà đã vội nản lòng, nhụt chí thì sẽ không bao giờ ta đạt được mục đích, và ta sẽ chẳng bao giờ nếm được cái mùi vị tuyệt vời của sự thành công đâu! Nếu Edison nhụt chí ngay từ lần đầu chế tạo bóng đèn điện thì sẽ chẳng bao giờ ông làm ra được nó cả. Hãy nghĩ thử xem, nếu ai cũng nản lòng, thất bại như vậy thì có lẽ nhân loại sẽ không bao giờ được sống trong xã hội văn minh, hiện đại này với tivi, máy tính, hay các trang thiết bị thông minh. Thế thì sao? Con người sẽ mãi mãi sống trong thời cổ đại mà thôi! “Có chí thì nên”, câu châm ngôn “như đinh đóng cột” ấy đặt chúng ta trước một phương châm, một kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời mình. Đó là một chân lý chắc chắn. Nó khẳng định giá trị, ý nghĩ của ý chí và cả sự kiên trì lẫn bên trong.

Thật đáng thương cho những người dễ nản chí, nhụt chí, thấy khó khăn đã vội chùn bước mà không nghĩ đến cách giải quyết nó. Họ sẽ dễ có những cái nhìn bi quan về cuộc sống, cảm thấy áp lực với mọi việc xung quanh. Họ sống không mục đích, không lý tưởng mà dễ trở nên oán trách xã hội, quay lại hại những người khác. Điều đó thật đáng sợ biết bao! Tự họ lại biến thành gánh nặng của người khác, làm chậm lại quá trình phát triển của xã hội.

        Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Bạn đừng nên nản chí, chính những khó khăn, thử thách khiến bạn như phải bỏ cuộc đó sẽ rèn luyện cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm, sắt đá. Những người sống có mục tiêu cụ thể, chí hướng rõ ràng, đồng thời họ có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn, gian khó kia thì chắc chắn họ sẽ đạt thành công. 

0
1 tháng 11 2019

Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả. Chúng tôi đi học, đi chơi, đi ăn cùng nhau. Đặc biệt, Nhung và tôi đều thích nghe những bản sonate cho piano của nhạc sĩ Beethoven từ chiếc đài radio cũ của tôi. Chúng tôi là tri kỉ không thể tách rời.