K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2016

Hoàn cảnh : Bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch được sáng tác khi nhà thơ xa quê, một đêm chợt nhìn ánh trăng và khắc khoải nhớ về quê nhà. Bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương được viết khi nhà thơ vừa trở về quê cũ, đứng ngay trên mảnh đất quê mình mà như người xa lạ. Cách thể hiện tình cảm : Bài Tĩnh dạ tứ sử dụng từ ngữ đơn giản mà chắt lọc thể hiện tình cảm một cách trực tiếp nhẹ nhàng thấm thía nỗi nhớ quê của một người đang phải sống xa quê.Bài Hồi hương ngẫu thư thể hiện một cách gián tiếp thông qua tả và kể.Bài thơ biểu hiện vừa chân thực , sâu sắc vừa hóm hỉnh tình yêu quê hương thắm thiết đáng trân trọng của một viên quan lớn đời Đường trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

17 tháng 11 2016

Lí bạch là 1 nhà thơ nổi tiếng đời đường của Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cho đến nay và mai sau vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những tác phẩm để đời là bài Tĩnh dạ tứ (cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương
Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:
Cúi đầu nhớ cố hương
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.
Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.

Hạ Tri Chương (659-744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, ông còn là bạn vong niên của thi tiên Lí Bạch. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau mấy chục năm nay mới trở lại.

Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, điều khiến người ta buồn nhất, khắc khoải nhất là phải sống xa quê. Mà sẽ là buồn hơn nữa nếu lại phải xa quê mấy chục năm trời không được một lần trở lại. Đến cuối đời may mắn được trở về thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến, đứng giữa quê mình mà chẳng ai còn nhận ra, người ta cứ ngỡ khách lạ về làng. Và Hạ Tri Chương đã rơi vào tình cảnh ấy. Mở đầu bài thơ tác giả viết:

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (Trẻ đi, già trở lại nhà)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về của ông. Trong cuộc đời con người sự ra đi hay trở vế sẽ chỉ là những chuyến đi bình thường nếu người ta đi vài ngày vài năm, nhưng sẽ là vấn đề nếu thời giàn ra đi kéo dài hàng mấy chục năm trời. Ngày ra đi, Hạ Tri Chương vẫn còn rất trẻ và cho đến ngày trở về đã thành một ông lão. Cả một quãng thời gian quá dài đủ khiến một con người tình nghĩa như nhà thơ nhớ quê đến mức độ nào. Có lẽ chúng ta cũng có thổ hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết, dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê đẩy đủ và sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương được thể hiện ở câu tiếp theo.

Hương âm vô cải mấn mao tồi
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

 

bạn dựa vô đây mà lm nha

 

6 tháng 11 2016

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là nhà thơ đang ngủ, mà ngủ không sau, mơ màng, chợt nhìn lên ánh trăng liền nhớ về quê hương, càng nhìn trăng nỗi nhớ quê hương càng da diết. Còn ngâu nhiên viết nhân buổi mới về quê là nhà thơ sau bao nhiêu năm mới chở về lại cố hương, không định viết thơ đâu nhưng vì thấy đau xót trước cảnh trẻ con không biết mình là ai và ngẫu hứng viết

6 tháng 11 2016

cảm ơn bạn nhìuhaha

26 tháng 10 2016

bạn ơi đăng nhầm mục rùi!

6 tháng 11 2016

các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : ngẩng - cúi

các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê : trẻ - già ; đi - lại

2 tháng 12 2016

Hạ Tri Chương (659-744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, ông còn là bạn vong niên của thi tiên Lí Bạch. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau mấy chục năm nay mới trở lại.

Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, điều khiến người ta buồn nhất, khắc khoải nhất là phải sống xa quê. Mà sẽ là buồn hơn nữa nếu lại phải xa quê mấy chục năm trời không được một lần trở lại. Đến cuối đời may mắn được trở về thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến, đứng giữa quê mình mà chẳng ai còn nhận ra, người ta cứ ngỡ khách lạ về làng. Và Hạ Tri Chương đã rơi vào tình cảnh ấy. Mở đầu bài thơ tác giả viết:

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (Trẻ đi, già trở lại nhà)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về của ông. Trong cuộc đời con người sự ra đi hay trở vế sẽ chỉ là những chuyến đi bình thường nếu người ta đi vài ngày vài năm, nhưng sẽ là vấn đề nếu thời giàn ra đi kéo dài hàng mấy chục năm trời. Ngày ra đi, Hạ Tri Chương vẫn còn rất trẻ và cho đến ngày trở về đã thành một ông lão. Cả một quãng thời gian quá dài đủ khiến một con người tình nghĩa như nhà thơ nhớ quê đến mức độ nào. Có lẽ chúng ta cũng có thổ hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết, dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê đẩy đủ và sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương được thể hiện ở câu tiếp theo.

Hương âm vô cải mấn mao tồi
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

 

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê mà chẳng được về thăm quê, để đến mấy chục năm sau mới được trở về, với biết bao bồi hồi và xúc động. Tuy nhiên, về đến làng, ông phải đối diện với một nghịch lý: Trước nơi đã sinh ra mình, ông chỉ là một người lạ:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai
(Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười, hỏi: “Khách từ đâu đến làng”

Có điều gì đó hóm hỉnh trong câu thơ này khiến ta phải bật cười nhưng dường như đó là một cái cười chẳng trọn vẹn bởi một người con được sinh ra chính từ mảnh đất ấy nay lại được xem như một người khách lạ. Cảnh cũ còn đây nhưng bạn cũ người xưa ai còn ai mất tác giả chẳng biết và dường như chẳng còn ai nhận ra mình nữa, dường như chẳng còn ai nhận ra tác giả là chàng Hạ Tri Chương năm xưa đã sinh ra từ ngôi làng này. Họ ngỡ đâu khách lạ về thăm làng. Có cái gì đó thật nghịch lí, người của làng mà lại trở thành khách lạ. Trẻ con hồn nhiên chào hỏi: có phải là khách lạ tờ phương xa đến. Đọc những câu thơ này, ta có thể tưởng tượng một người đàn ông đứng lạc lõng giữa làng, khuôn mặt vừa vui mừng, sung sướng vì được đứng trên mảnh đất thân yêu nhưng lại vừa thoáng nét buồn vì những người qua lại chẳng ai để tâm đến, một cảm giác thất vọng, hẫng hụt của tác giả khi đứng giữa quê mình. Bao năm xa quê mong ngày trở lại thăm quê vậy mà khi đứng trên mảnh đất thân yêu của mình thì dường như tất cả không còn là của mình nữa. Song thực ra điều đó cũng là tất nhiên bởi thời gian mà Hạ Tri Chương xa quê đâu phải vài ngày, vài năm mà đã hơn nửa thế kĩ, vì vậy người trẻ không biết là lẽ thường tình. Dẫu vậy bài thơ cũng giúp ta thấy được tình cảm chân thành, thủy chung của tác giả, một người đã từng có danh vọng cao sang nhưng vẫn không quên được tình cảm với cố hương. Đó là một con người đáng trân trọng. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng có câu thơ nói về tình cảm của người xa quê.

Ngày đi, tóc hãy còn xanh
Mai về, dù bạc tóc anh cũng về.

Tình cảm quê hương là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người và tác phẩm “Hồi hương cố tri” của Hạ Tri Chương là một bài thơ rất hay, tất cả tấm lòng nhà thơ được gói gọn trong bốn câu thơ đầy ý nghĩa. Tác giả đã rất thành công khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật như tiểu đối hay tính hàm xúc nói ít gợi nhiều. Bài thơ đã giúp người đọc thấu hiểu hơn tâm trạng của người khách li hương.

Bài thơ khép lại nhưng vẫn để lại dư âm khó quên trong lòng người đọc.

haha chúc bn học tốt

2 tháng 12 2016

Hạ Tri Chương là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào đời Đường. Ông là bạn vong niên với Lý Bạch. Hầu hết các sáng tác của ông đều thể hiện tình cảm yêu thương sâu nặng với quê hương. Một trong những bài thơ mang cảm hứng chủ đạo về nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư):

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Ngay nhan đề bài thơ đã thể hiện niềm xúc động dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình mà gần hết cuộc đời nay mới trở lại. Tình cảm nhớ quê luôn thường trực trong lòng tác giả, nhưng phải đến khi đứng trên mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn, tình cảm ấy không thể nén được và trào dâng

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Quê hương chính là cội nguồn của mỗi cá nhân, gia đình, thậm chí cả dòng họ. Được sinh ra nhưng tuổi ấu thơ đã phải rời gia đình, quê hương sống nơi đất khách quê người. Vậy là tác giả ngay từ nhỏ đã phải làm quen với phong tục tập quán và kể cả lũ bạn hoàn toàn mới lạ. Sự hoà đồng có lẽ cũng nhanh, nhưng nó vẫn không phải là quê nhà, là sinh khí âm dương hội tụ của mẹ cha để sinh ra mình. Điều đó có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của nhà thơ. Nỗi niềm nhớ quê đã trở thành thường trực đau đáu trong lòng. Quê hương trong bài thơ là cố hương. Tác giả xa cách không phải là 3 năm, 15 năm mà là hơn nửa thế kỷ, gần một đời người. Đành rằng cuộc sống chốn Tràng An náo nhiệt, ồn ào, sung túc. Công danh có thành đạt đến mức nào, cái chất quê, cái máu, cái hồn trong ông vẫn không hề thay đổi. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau “li gia”. Tuy vậy, ta thấy rằng với tác giả, vui sướng vô cùng là cuối đời còn được hồi hương.

Cuộc đời đầy sóng gió và cát bụi, mái tóc còn xanh mướt ngày nào khi xa quê thì nay, chính trên mảnh đất này mái tóc ấy đã bạc phơ. Dẫu cho tóc bạc, da mồi, địa vị công danh thay đổi. Nhưng cái cốt cách, cái linh hồn của đất mẹ quê cha vẫn nguvên đó.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Lời nói, giọng quê vẫn không thay đổi, ấy chẳng phải là sự gắn bó với quê hương đó sao. Thật vậy truyền thống văn hoá của gia đình, dân tộc quê hương không dễ gì thay đổi được. Nó được ăn sâu trong máu, trong tâm hồn tác giả. Lý Bạch trên bước đường chống kiếm lãng du xa quê từ nhỏ nhưng ánh trăng nơi quán trọ đã gợi trong ông những kỷ niệm thân thương nhất về quê hương, ánh trăng làm sống dậy một thời gắn bó từ thuở nằm nôi. Hạ Tri Chương cũng vậy, ông sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương hết mực của cha mẹ, của quê hương, chỉ có những kẻ bạc tình mới nỡ nhắm mắt quên đi nguồn cội.

Càng cảm động nhường nào khi trên đỉnh danh vọng cao sang mà hình ảnh quê hương không hề phai nhạt. Ta hiểu rằng về với quê có lẽ là ước nguyện lớn nhất của đời ông. Ước nguyện ấy đã biến thành hiện thực, bao năm ly biệt nay trở về với quê hương, trong lòng sao tránh khỏi cảm xúc dâng trào. Có lẽ ngay từ đầu ngõ tác giả đã thốt lên con đã về đây hỡi người mẹ hiền quê hương, ông như muốn ôm trọn cả quê hương vào lòng với những dòng nước mắt sung sướng.

Nhưng về tới quê hương một nghịch lý đã xảy ra:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Thời gian xa quê dài dằng dặc, bạn bè cùng trang lứa ngày xưa ai còn ai mất. Quê hương đã có thay đổi gì chưa. Đời sống cùa bà con như thế nào? Bao nhiêu câu hỏi cứ dội về hiện hữu. Sau tiếng cười nói ồn ào của lũ trẻ, lòng tác giả không khỏi man mác. Trong con mắt lũ trẻ thì mình là khách lạ, đó là một thực tế bởi khi ông từ giã quê hương thì làm gì đã có chúng. Sau nụ cười tinh nghịch của trẻ thơ là những giọt nước mắt chua cay và sung sướng. Ta là khách lạ! xa quê gần một đời người nay mới trở lại, ta dù lạ với lũ trẻ thơ như quá đỗi thân thuộc với mảnh đất quê hương. Sung sướng hơn bao giờ hết nhà thơ đang đứng trên mảnh đất quê hương, ông đã thực hiện được.tâm nguyện của mình “sống chết với quê hương”. Tình cảm ấy đẹp quá, thiêng liêng quá!.

Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người. Và dĩ nhiên không có tình cảm gắn bó với quê hương sẽ không lớn nổi thành người.


 

28 tháng 10 2016

Bài BỖNG NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ( có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ)

24 tháng 10 2017

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

19 tháng 11 2021
/9/0/8/07//
19 tháng 11 2021

thiếu tiểu li gia,lão đại hồi

hương âm vô cải mấn mao tồi

nhi đồng tương kiến bất tương thức

21 tháng 11 2016

1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.

Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )

nhịp: 4/3

2.. - Thời gian: ban đêm

không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.

- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.

-

 

18 tháng 11 2019

- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

++) Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

++) Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp:

+ Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

+ Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Chúc bạn học tốt!
7 tháng 11 2016

Câu 1:

+ Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối nghịch: ngày ra đi vẫn còn trẻ, ngày về đã già Thiếu tiểu – Lão đại.

+ Thời gian xa quê quá dài, quá nửa một đời người.

+ Tâm trạng man mác buồn, ngậm ngùi tiếc nuối.

Câu 2:

+ Thời gian xa cách quê hương chỉ có thể làm thay đổi hình dạng bên ngoài nhưng không làm thay đổi bản chất, tấm lòng của người con đối với quê hương.

+ Thể hiện tấm lòng thuỷ chung, gắn bó tha thiết với quê hương.

Câu 3:

+ Người quê xa quê lâu ngày trở về bỗng trở thành khách lạ.

+ Một nghịch lí và cũng là lẽ thường tình.

Câu 4:

+ Câu thơ có chút hóm hỉnh.

+ Gợi cho nhà thơ nỗi buồn bâng khuâng.

7 tháng 11 2016

Dung khong z

 

16 tháng 9 2018

Thời kỳ đá cũ Thời kỳ đá mới
Niên đại Cách nay 50 vạn năm Từ khoảng 18000-7500 tr CN
Di tích Ở hang Thẩm Khuyên,Thẩm Hai ( Lạng Sơn ) đã tìm thấy răng của người vượn. Ở hang Hùm ( Yên Bái ), hang Thung Lang ( Ninh Bình ) tìm thấy hóa thạch răng của người tinh khôn giai đoạn sớm. Cá dấu tích khác về sự cư trú của họ : mộ tang, bếp than đen, xương cháy,…ở mái đá ngườm ( Bắc Cạn ), Sơn Vi (Thanh Hóa ),…
Phân kỳ khảo cổ học Thời đá cũ ( đá đẽo ) Thời đá mới ( đá mài )
Di chỉ tiêu biểu Núi Đọ, Quang Yên, Núi Nuông ( Thanh Hóa ). Xuân Lộc (Đồng Nai ), An Lộc (Bình Phước ) Đồi Thông (Hà Giang), mái đá Ngườm (Bắc Cạn
Nền văn hóa tiêu biểu Sơn Vi (Thanh Hóa)-hậu kỳ đá cũ, đá ghè Hòa Bình -Bắc Sơn(Lạng Sơn,Bắc Thái), Đa Bút (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình)-sơ kỳ đá mới, đá mài
Công cụ sản xuất chủ yếu Rìa tay (vừa tầm tay nắm) –công cụ tiêu biểu cho thời đại đá cũ. -Chất liệu :đá cuội ở sông suối. -Công dụng : chặt cây, đập quả, đập hạt, cắt thịt,…rìa vạn năng. -Kích thước : rìa phổ biến rất nặng và thô. Rìa đá mài lưỡi, rìa có vai, lỗ tra cán (như cuốc đá dung đào cũ),bàn nghiền, chày nghiền,mảnh tước. -Chất liệu : đá cuội và đặc biệt là đá sa thạch. Ngoài ra còn có công cụ xương vỏ trai. -Công dụng : rìu được mài nhẵn sắc cạnh sử dung chặt cây,săn bắt,… -Kích thước: nhỏ gọn và nhẹ dung linh hoạt hơn.
Cách chế tác công cụ -Dùng nguyên gốc : làm chày nghiền, bàn nghiền cối nghiền. -Ghè đẽo qua loa ( phương pháp thô sơ nhất trông lịch sử chế tạo công cụ) : tạo rìa lưỡi, mũi nhon ở đầu. -Mảnh tước : tạo mảnh tước sắc nhọn để sử dụng các việc như chặt, cắt. Dụng cụ cầm tay thô nặng đánh dấu bước tiến kĩ thật chế tạo công cụ của người cổ Việt Namđạt đến trình độ chung của người thời đại đá cũ trên thế giới. -Chủ yếu là ghè trực tiếp, dung đá đập đá. Nhưng có bước tiến mới đó là biết mài (có thể xuất phát từ việc mài trôn ốc,…) -Biết tạo dáng cho công cụ (ìu, bôn) tạo vai nấc và lỗ để tra cán => tạo tư thế mới trong lao động. đây là thời điểm mới và quan trọng nhất trong việc chế tác công cụ lao động. -Cái mới quan trong nhất trong viêc dung nguyên liệu là biết làm đồ gốm. Đất gốm là một nguyên liệu nhân tạo, làm gốm theo kiểu nặn tay, biết vò bi gốm có khía để buộc dây, dọi xe cỉ, chì lưới, đồ đựng nước => tiến bộ hơn thời kỳ trước. -Nguyên liệu chế tác được mở rộng, tầm mắt và kinh nghiệm nhận biết khả năng dung làm nguyên liệu của tự nhiên,
Đời sống vật chất và tinh thần Cư trú trong hang động mái đá, sinh hoạt chủ yếu là săn bắt và hái lượmcác loài thực vật và động vật. Đời sống tinh thần chưa rõ rệt. Cư trú trong các hang mái đá, các dấu vết cho thấy họ chọn nơi sinh hoạt chủ yếu là chỗ thoang đãng gần cửa hang, chọn những hang thấp gần song, suối, bãi bồi.
Tổ chức xã hội Tổ chức ở mức độ bầy người khoảng 30-40 người. -Tìm ra lửa một trong ba phát minh lớn nhất của con người (lửa, máy hơi nước, máy vi tính ). -Tìm ra lửa, biết dùng lửa, biết giữ lửa và tạo ra lửa là điểm khác nhau của loài người so với động vật (tìm ra lửa trong quá trình chế tác công cụ và nhân biết tác dụng của lửa : soi sang, nướng chín thức ăn,…). -Chưa có sự phân công rõ ràng giữa người nam và người nữ. -Quan hệ tính giao chưa thoát khỏi tạp giao. Bầy người => thị tộc (những người có cùng huyết thống) con người đã có tổ chức xã hội. -Giai đoạn đầu : thị tộc mẫu hệ (sơ đồ thị tộc cho thấy sợi dây huyết thống của một thị tộc mẫu hệ ). -Dùng lửa thành thạo hơn :kỹ thuật nung gốm, hòn đá có ám khói chứng tỏ họ đã dùng bếp để nấu chín thức ăn. -Sinh hoạt kinh tế có bước từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt và dự trữ. +Di tích mảnh gốm với chu vi lớn ( mảnh gốm hình khuyên ) => gốm lớn dùng đưng thức ăn. -Biết chôn người chết, đồ tùy táng phản ánh đời sống tinh thần của họ. Là một bước phát triển trong nhận thức con người.
16 tháng 9 2018

Thời kỳ đá cũ Thời kỳ đá mới
Niên đại Cách nay 50 vạn năm Từ khoảng 18000-7500 tr CN
Di tích Ở hang Thẩm Khuyên,Thẩm Hai ( Lạng Sơn ) đã tìm thấy răng của người vượn. Ở hang Hùm ( Yên Bái ), hang Thung Lang ( Ninh Bình ) tìm thấy hóa thạch răng của người tinh khôn giai đoạn sớm. Cá dấu tích khác về sự cư trú của họ : mộ tang, bếp than đen, xương cháy,…ở mái đá ngườm ( Bắc Cạn ), Sơn Vi (Thanh Hóa ),…
Phân kỳ khảo cổ học Thời đá cũ ( đá đẽo ) Thời đá mới ( đá mài )
Di chỉ tiêu biểu Núi Đọ, Quang Yên, Núi Nuông ( Thanh Hóa ). Xuân Lộc (Đồng Nai ), An Lộc (Bình Phước ) Đồi Thông (Hà Giang), mái đá Ngườm (Bắc Cạn
Nền văn hóa tiêu biểu Sơn Vi (Thanh Hóa)-hậu kỳ đá cũ, đá ghè Hòa Bình -Bắc Sơn(Lạng Sơn,Bắc Thái), Đa Bút (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình)-sơ kỳ đá mới, đá mài
Công cụ sản xuất chủ yếu Rìa tay (vừa tầm tay nắm) –công cụ tiêu biểu cho thời đại đá cũ. -Chất liệu :đá cuội ở sông suối. -Công dụng : chặt cây, đập quả, đập hạt, cắt thịt,…rìa vạn năng. -Kích thước : rìa phổ biến rất nặng và thô. Rìa đá mài lưỡi, rìa có vai, lỗ tra cán (như cuốc đá dung đào cũ),bàn nghiền, chày nghiền,mảnh tước. -Chất liệu : đá cuội và đặc biệt là đá sa thạch. Ngoài ra còn có công cụ xương vỏ trai. -Công dụng : rìu được mài nhẵn sắc cạnh sử dung chặt cây,săn bắt,… -Kích thước: nhỏ gọn và nhẹ dung linh hoạt hơn.
Cách chế tác công cụ -Dùng nguyên gốc : làm chày nghiền, bàn nghiền cối nghiền. -Ghè đẽo qua loa ( phương pháp thô sơ nhất trông lịch sử chế tạo công cụ) : tạo rìa lưỡi, mũi nhon ở đầu. -Mảnh tước : tạo mảnh tước sắc nhọn để sử dụng các việc như chặt, cắt. Dụng cụ cầm tay thô nặng đánh dấu bước tiến kĩ thật chế tạo công cụ của người cổ Việt Namđạt đến trình độ chung của người thời đại đá cũ trên thế giới. -Chủ yếu là ghè trực tiếp, dung đá đập đá. Nhưng có bước tiến mới đó là biết mài (có thể xuất phát từ việc mài trôn ốc,…) -Biết tạo dáng cho công cụ (ìu, bôn) tạo vai nấc và lỗ để tra cán => tạo tư thế mới trong lao động. đây là thời điểm mới và quan trọng nhất trong việc chế tác công cụ lao động. -Cái mới quan trong nhất trong viêc dung nguyên liệu là biết làm đồ gốm. Đất gốm là một nguyên liệu nhân tạo, làm gốm theo kiểu nặn tay, biết vò bi gốm có khía để buộc dây, dọi xe cỉ, chì lưới, đồ đựng nước => tiến bộ hơn thời kỳ trước. -Nguyên liệu chế tác được mở rộng, tầm mắt và kinh nghiệm nhận biết khả năng dung làm nguyên liệu của tự nhiên,
Đời sống vật chất và tinh thần Cư trú trong hang động mái đá, sinh hoạt chủ yếu là săn bắt và hái lượmcác loài thực vật và động vật. Đời sống tinh thần chưa rõ rệt. Cư trú trong các hang mái đá, các dấu vết cho thấy họ chọn nơi sinh hoạt chủ yếu là chỗ thoang đãng gần cửa hang, chọn những hang thấp gần song, suối, bãi bồi.
Tổ chức xã hội Tổ chức ở mức độ bầy người khoảng 30-40 người. -Tìm ra lửa một trong ba phát minh lớn nhất của con người (lửa, máy hơi nước, máy vi tính ). -Tìm ra lửa, biết dùng lửa, biết giữ lửa và tạo ra lửa là điểm khác nhau của loài người so với động vật (tìm ra lửa trong quá trình chế tác công cụ và nhân biết tác dụng của lửa : soi sang, nướng chín thức ăn,…). -Chưa có sự phân công rõ ràng giữa người nam và người nữ. -Quan hệ tính giao chưa thoát khỏi tạp giao. Bầy người => thị tộc (những người có cùng huyết thống) con người đã có tổ chức xã hội. -Giai đoạn đầu : thị tộc mẫu hệ (sơ đồ thị tộc cho thấy sợi dây huyết thống của một thị tộc mẫu hệ ). -Dùng lửa thành thạo hơn :kỹ thuật nung gốm, hòn đá có ám khói chứng tỏ họ đã dùng bếp để nấu chín thức ăn. -Sinh hoạt kinh tế có bước từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt và dự trữ. +Di tích mảnh gốm với chu vi lớn ( mảnh gốm hình khuyên ) => gốm lớn dùng đưng thức ăn. -Biết chôn người chết, đồ tùy táng phản ánh đời sống tinh thần của họ. Là một bước phát triển trong nhận thức con người.