K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2016

Có thế tham khảo một số thành ngữ sau:

- Khẩu Phật tâm xà: miệng nói từ bi nhưng lòng nham hiếm, ác độc.

- Thâm căn cố đế: ăn sâu bén, chắc khó thay đổi.

- Bán tín, bán nghi: nửa tin, nửa ngờ.

- Độc nhất vô nhị: có một không hai.

- Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng.

- Vong ân bội nghĩa: quên ơn, bội bạc.

- Tích tiểu thành đại: dồn ít lâu ngày sẽ thành nhiều.

- Ruột đế ngoài da: chỉ người nông nổi, không giâu kín được điều gì trong lòng.

- Rán sành ra mỡ: chỉ kẻ keo kiệt.

- Thắt lưng buộc bụng: chĩ sự tiết kiệm, chắt chiu.
Hoặc tham khảo thêm: Soạn bài thành ngữ - ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑

21 tháng 11 2016

- Dây cà ra dây muống: nói dài dòng lang mang rườm rà

- Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lại muốn cái cao hơn

- Thượng lộ bình an: lên đường gặp nhiều may mắn, an bình

- Tâm đầu ý hợp: hợp nhau về tình về ý

- Bán tín bán nghi: hữu tin, hữu ngờ

- Hứa hiu hứa vượn: khoắc lắc, ba hoa

- Trường sinh bất lão: sống lâu muôn tuổi

- Dãy nắng dầm mưa: vất vả, khó nhọc

- Vạn sự khởi đầu nan: mọi việc bắt đầu từ khó khăn

- Chó ngáp phải ruồi: sự may mắn đến cách tình cờ

18 tháng 11 2016

1. Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.

Thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên.

Lạc Long Quân nòi Rồng kết duyên với Âu Cơ giống Tiên sinh ra được một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Sau đó, năm mươi con theo cha xuống bể, năm mươi theo mẹ lên rừng. Con trưởng lên làm vua vị vua đầu tiên của nước ta, lấy hiệu là Hùng Vương. Do đó, người Việt Nam luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên.

 

18 tháng 11 2016

Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”.

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, hàng ngày tiếng kêu Ồm ộp của nó đã làm cho nhái, cua, ốc hoảng sợ, nó tưởng bầu trời chỉ bằng chiếc vung và nó là vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên đưa ếch ta ra ngoài. Vì ngênh ngang đi lại khắp nơi nên nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đó nhân dân ta dùng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” để phê phán những kẻ kém hiểu biết mà huyênh hoang.

 

17 tháng 10 2016

1. Lành như đất: Khen người nào đó rất hiền lành.

2. Hiền như bụt: Khen người nào đó rất hiền lành.

3. Gan vàng dạ sắt: Khen người nào đó chung thủy, không thay lòng đổi dạ.

4. Kề vai sát cánh: Luôn ở gần nau và thân thiết với nhau.

5. Dữ như cọp: Chê trách kẻ ác nghiệt với người dưới mình hoặc sa vào tay mình.

6. Muôn người như một: Mọi người đều đồng ý như nhau, đoàn kết một lòng.

7. Con ai cha mẹ ấy: Con cái giống cha mẹ. 

8. Tay đứt ruột xót: Người thân của mình có sự đau buồn thì mình cũng xót xa.

9. Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện.

10. Thẳng như ruột ngựa: Có lòng dạ ngay thẳng.

18 tháng 10 2016

thanks you very much

24 tháng 3 2022

ăn 1 quả khế trả 1 cục vàng

may túi ba gang mang đi mà đựng

có phải k ta

14 tháng 6 2018

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

12 tháng 8 2021

Bài Làm : 

 - a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

  Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công. 

 - Cách trình bày nội dung : 

  + Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng. 

  + Đầu tiên giải thích nghĩa đen.

  + Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.

15 tháng 10 2016

a ) Câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.

Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.

b) Để thành công trong cuộc sống không hề đơn giản, nếu thành công đến với bạn càng sớm thì đồng nghĩa vói việc thất bại sau này càng ê chề. Nhưng thất bại nhiều sẽ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm đáng quý để xử lí công việc tốt hơn, không rơi vào vết xe đỗ như lần trước. Cho nên đứng trước sự thất bại các bạn không nên nản chí, hãy cố nắng lên và làm việc hết mình. Thành công sẽ tự tìm đến bạn.

c) Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. 

                                         Bài làm

Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.

Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

 

  


 

 

 

10 tháng 9 2018

hơi dài

người ta bảo viết đoạn văn mà

24 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A

7 tháng 11 2016

- Nhà tranh vách đất: nhà có mái bằng tranh, tường làm bằng đất = > Cảnh nghèo xơ xác.

- Thuần phong mĩ tục: Phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, mang bản sắc riêng của một dân tộc.

- Vững như bàn thạch: Bàn thạch tức bàn được làm bằng đá = > Rất vững vàng, không gì lay chuyển được.

- Gan vàng da sắt: Biểu thị phẩm chất cao quý của con người trung thành kiên định không gì lay chuyển. - Chó cắn áo rách: đã nghèo khổ lại còn gặp thêm tai nạn.

- Ruột nóng như cào: rất sốt ruột, bồn chồn không yên lòng.

- Nhắm mắt làm ngơ: cố tình lảng tránh, làm ra vẻ không hay biết gì về sự việc đang diễn ra.

- Mèo mù vớ cá rán: sự may mắn bất ngờ ngoài khả năng.

- Thả hổ về rừng: hành động nguy hiểm, tiếp tay cho kẻ ác có cơ hội tồn tạo.

- Chuột chạy cùng sào: hết sự lựa chọn, không còn lối thoát.

24 tháng 11 2016

1.ăn cháo đá bát
nghĩa : thái độ vong ơn bội nghĩa,sống chỉ nghĩ cho mình.
tương tự như câu qua câu rút ván
2.ném đá giấu tay
nghĩa: hành động lén lút,nói chung là hòng hại người khác.
3.ngậm máu phun người
nghĩa : hành động vu oan cho người khác
4.vạch lá tìm sâu
nghĩa : soi mói,dò xét một việc hoặc một người nào đó một cách quá mức
5.mò kim đáy bể
nghĩa : tìm kiếm một thứ gì đó trong sự mơ hồ,

6.Vắng như chùa Bà Đanh
nghĩa : sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh

7. há miệng chờ sung
nghĩa : kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.

8. bắt cá hai tay
nghĩa : là những kẻ tham lam vừa muốn thứ này , lại vừa muốn thứ kia

9. được voi đòi tiên
nghĩa : là những người có tính hay vòi vĩnh

10.qua câu rút ván
nghĩa : hành động của kẻ ích kỉ vô ơn với người đã giúp mình