K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2016

I/ MỞ BÀI

Nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 20/12, lớp em tổ chức một chuyến gặp gỡ các anh bộ đội tại câu lạc bộ quân khu 7. Chuyến đi đã để lại trong em nhiều cảm xúc, một dấu ấn khó phai cũng như một tình cảm tốt đẹp đối với các anh bộ đội miền Nam anh dũng.

II/ THÂN BÀI

a) KHÁI QUÁT

Chúng em đến câu lạc bộ Quân khu 7 từ 6 giờ 30 sáng. Gặp nhau tại phòng họp, khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ, háo hức. Các học sinh ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang trong những bộ đồng phục. Dù dậy sớm, không giấu được vẻ mệt mỏi, bơ phờ nhưng hình như qua từng ánh mắt, từng tiếng cười, các bạn đều rất mong muốn nhìn thấy các anh bộ đội miền Nam thân thương. Thầy chủ nhiệm cũng vậy, thầy tất bật ổn định chỗ ngồi cho các cậu học trò lóc chóc, cứ chạy tới chạy lui.

Đúng 7 giờ, cô tổng phụ trách trong bộ áo dài xanh trang trọng lên đọc phần giới thiệu buổi gặp mặt. Giọng cô to, rõ, nghe thật trìu mến và thân thương. Cô giới thiệu sơ lược về Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Cô hát tặng chúng em một bài hát rất quen thuộc và dễ mến: "Cô gái Sài Gòn đi tải đạn". Chúng em hoan hô nhiệt liệt, cô tiếp tục giới thiệu một số chiến sĩ bộ đội tiêu biểu.

Đầu tiên là bác Hùng Chiến, bộ đội thành phố Bình Định. Bác Chiến năm nay đã 68 tuổi, người cao lớn, lực lưỡng và giọng nói ôn tồn. Bác rất vui tính, cởi mở, kể cho chúng em nghe nhiều câu chuyện kháng chiến hấp dẫn. Từ việc bác đánh thằng tây bằng món võ cổ truyền đến khi gặp cụ Hồ. Chúng em say mê theo dõi, im lặng và hồi hộp không nói nên lời.

Sau đó, chúng em làm quen với anh Bình, người Tiền Giang, là chiến sĩ hạng II tiêu biểu thành phố. Anh Bình nhỏ con, tay trái bị liệt, nhưng vẫn rất lạc quan, yêu đời. Theo lời anh kể, ngày xưa giặc nó đánh bom, anh chạy đạn bị trúng. Nhìn cánh tay của anh, chúng em vô cùng thương xót, cũng không kém phần khâm phục và trân trọng.

Trong lúc đang mải mê trò chuyện với các anh bộ đội, bỗng giọng nói của cô phụ trách vang lên:
- Các em đã nói chuyện rất vui vẻ với các anh bộ đội rồi. Bậy giờ cô mời một bạn học sinh lên phát biểu suy nghĩ của mình về các thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc! Bạn nào xung phong nè?

Mọi người trầm trồ thích thú, có bạn muốn giơ tay phát biểu nhưng còn e ngại. Em mạnh dạn đứng lên trả lời câu hỏi của cô đã đặt ra, lòng hồi hộp lẫn lo lắng:

-Thưa cô và các bạn, theo em, các anh bộ đội đã rất can đảm, dũng cảm, hy sinh biết bao xương máu của mình để cho chúng ta có được hạnh phúc hôm nay. Ngày hôm nay, học sinh chúng em được học hành tốt, ăn mặc no ấm là nhờ các thế hệ cha anh đã chiến đấu để đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc. Bác Hồ đã từng nói: "...Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta". Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22.12.1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành một đội quân hùng hậu, chính quy hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô đậm truyền thống vẻ vang mà Bác Hồ, người cha của các lực lượng võ trang Việt Nam, đã dạy.

Cô phụ trách tỏ ra hài lòng về ý kiến của em. Cô bảo em hãy cố gắng trao dồi kiến thức về lịch sử dân tộc...

Sau khi giao lưu khoảng hai tiếng đồng hồ, có tiếng chuông thông báo đã đến giờ ra về. Chúng em luyến tiếc nhìn các anh bộ đội, lễ phép chào các thầy cô rồi trật tự xếp hàng ra về. Khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ những niềm vui.

III/ KẾT BÀI
1/ Cảm xúc sau chuyến giao lưu: yêu mến các anh bộ đội nhiều hơn,...
2/ Bài học rút ra: Học tập được nhiều điều: về lịch sử, sự hy sinh, tình đồng đội,...
3/ Liên hệ bản thân: Đã làm gì cho Tổ quốc thân yêu?
4/ Lời hứa: Phải cố gắng học tập, lao động, noi gương thế hệ đi trước để phát triển nước nhà vững mạnh...

15 tháng 11 2018

Dàn bài:

I. Mở bài: giới thiệu về cuộc gặp gỡ
Vừa rồi, nhân dịp kỉ niệm 22/12 nhà trường tổ chức cho lớp em đi thăm quân khu 5, nơi các chú bộ đội tập luyện. khi đến nơi, em rất bỡ ngỡ về sự tráng lệ và rộng lướn của nơi này. ở đây có máy bay, xe tăng,… khiến em rất thích thú. Điều mà em thích thú nhất khi đến đây là được gặp các chú bộ đội, người em ấn tượng nhất là chú Dũng, em rất mến chú.

II. Thân bài: kể về cuộc gặp gỡ
1. Cuộc gặp như thế nào?

- Tụi em đi thành một tốp thẳng hàng vào bên trong quân đội
- Chúng e đi thăm mọi nơi của quân khu
- Khi đến thao trường, em nhìn thấy các chú tập luyện
- Em ấn tượng nhất với chú cầm cây sung đứng yên canh gác không hề động đậy
- Em tò mò và ngạc nhiên đứng nhìn
- Bỗng chú đến bên em và hỏi em nhìn gi.
2. Diễn biến cuộc gặp:
- Em và chú nói chuyện với nhau
- Chú hỏi tên em, ba mẹ em
- Em và chú nói chuyện rất vui
- Chú kể về công việc của chú cho em nghe
- Em và chú nói chuyện mà không biết đến giờ em phải về
3. Kết thúc cuộc gặp gỡ:
- Em chào chú về
- Chú xoa đầu em nói em gắng học và nghe lời ba mẹ
- Chú hứa sẽ đến thăm em
4. ấn tượng về người gặp:
- chú rất đẹp trai và oai phong
- chú rất vui tính và thân thiện
- chú vô cùng ân cần

III. kết bài: cảm nghĩ của em về cuộc gặp gỡ
- đây là cuộc gặp gỡ thú vị
- cuộc gặp gỡ cho em biết nhiều điều về những điều em chưa biết.

Chúc bạn học tốt!!!hihi

4 tháng 11 2019

Đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó, ...

4 tháng 11 2019

Dàn ý

A. Mở bài.

- Cuộc gặp gỡ diễn ra khi nào? ở đâu? với ai?

B. Thân bài.

- Kể các chi tiết trong buổi gặp gỡ ấy.

+ Mở đầu cuộc gặp gỡ như thế nào?

+ Diễn biến cuộc gặp gỡ ra sao? (các sự việc, không khí, quang cảnh,…).

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong không khí như thế nào?

- Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ là gì?

C. Kết bài.

- Cuộc gặp gỡ để lại trong em những ấn tượng gì? Giúp em mở rộng hiểu biết và quan hệ ra sao?

4 tháng 11 2019

Cảm ơn.

11 tháng 11 2021

TL

1. Mở bài

- Nhập vai nhân vật Lục Vân Tiên (xưng tôi) và dẫn dắt vào câu chuyện, gặp gỡ Kiều Nguyệt Nga

2. Thân bài

- Giới thiệu bản thân

+ Tên Lục Vân Tiên, quê ở huyện Đông Thành

+ Nhận tin triều đình mở khoa thi nên xin thầy xuống núi ứng thí

- Trên đường về thăm cha mẹ, tình cờ gặp toán cướp Phong Lai

+ Giặc cướp hung tàn, cướp bóc, làm hại dân lành

+ Bản thân tức giận, bẻ nhánh cây bên đường làm gậy rồi xông vào làng

+ Đe dọa lũ cướp không được làm hại dân lành, bị chúng bao vây, không cho trốn thoát

+ Vận dụng võ nghệ, đánh tan lũ cướp, giết Phong Lai, khiến lũ lâu la bỏ chạy tán loạn

- Gặp gỡ Kiều Nguyệt Nga

+ Nghe tiếng khóc than nên tiến đến hỏi chuyện

+ Biết được người trong xe là Kiều Nguyệt Nga và tỳ nữ Kim Liên. Trên đường về vâng lời cha làm tri phủ ở huyện Hà Khê thì gặp nạn

+ Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ, ngỏ ý mời về nhà cha để đền ơn

- Từ chối và nói lên suy nghĩ về mục đích làm việc nghĩa, chí khí anh hùng

3. Kết bài

Tâm trạng sau cuộc gặp gỡ và suy nghĩ khát vọng lập công danh, giúp ích cho đời.

tk cho mình

HT

17 tháng 1 2021

Đề 3:

Một buổi trưa nọ, tôi và cha đang phải cày ruộng. Bất chợt, tôi thấy một người đàn ông ăn mặc sang trọng cưỡi ngựa đến, có lẽ là quan của nhà vua, ông bèn hỏi cha tôi:

- Này ông kia, trâu này một ngày cày được bao nhiêu đường?

Cha tôi nghe xong thì ngớ người. Tôi nghĩ bụng, ai đời lại đi hỏi câu kì lạ như vậy, chắc chắn là muốn trêu người khác rồi, tôi liền hỏi lại:

- Vậy xin quan trả lời con ngựa kia một ngày đi được bao nhiêu bước,thì tôi sẽ nói cho quan biết con trâu đi được bao nhiêu đường?

Quan lúng túng không biết trả lời, rồi quan bỗng hỏi tên hai cha con, tôi cũng không nghĩ nhiều mà khai báo.

Mấy tuần sau, làng tôi nhận được chiếu vua, vua ban cho làng ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, năm sau làng phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, thiếu con nào thì sẽ bị phạt. Mọi người đều biết chuyến này lành ít dữ nhiều, được vua quan tâm thì tốt nhưng ai lại làm được trâu đực đẻ con? Cái khó ló cái khôn, tôi chợt nảy ra một kế. Tôi nói với cha:

- Cha cứ bảo cả làng lấy hai con trâu và hai thúng gạo mà ăn, còn lại thì bán đi để hai cha con ta lên kinh thành.

Cha và mọi người lúc đầu còn lo lắng nhưng nghe tôi trấn an, còn làm giấy cam đoan với làng thì yên tâm hơn.

Lên đến kinh vua, nhân lúc lính canh không để ý, tôi lẻn vào sân rồng khóc ầm lên làm nhà vua đang chầu triều phải dừng lại, điệu tôi vào trong. Vua hỏi:

- Thằng bé kia, tại sao lại đến đây mà khóc?

Tôi mới ấm ức phân bua:

- Mẹ con chết sớm mà cha không chịu đẻ em bé cho con chơi, con buồn lắm. Kính vua ra lệnh bắt cha con phải đẻ em bé cho con…

Cả triều đình cười rộ lên, vua tủm tỉm giải thích:

- Cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ con được?

Tôi nhanh nhảu đáp lại:

- Vậy sao vua lại bắt làng con làm trâu đực đẻ con?

Vua nhớ ra, cười nói:

- Cái đấy là thử, làng ngươi phải biết thịt trâu mà ăn chứ!

- Làng chúng con nhận được trâu và gạo liền biết đó là lộc vua ban đã làm cỗ ăn mừng rồi.

Hôm sau, tôi và cha đang ăn cơm, bỗng có người của vua mang một con chim sẻ bắt tôi phải dọn ba mâm cỗ, tôi biết ngài là vua lại thử mình liền đưa cho anh lính cây kim nhờ vua rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. Cha con tôi được ban thưởng hậu hĩnh.

Một hôm, tôi đang ở nhà chơi với bạn, có sứ thần mang một cái vỏ ốc rất dài bị rỗng hai đầu, ông nhờ tôi dùng sợi chỉ mảnh xuyên qua vỏ ốc. Tôi liền hát:

“Tang tính tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…”

Mãi về sau khi đã thành trạng nguyên, tôi mới hiểu được, sự nhanh trí lần đó của mình đã cứu nước khỏi giặc ngoại xâm.

31 tháng 7 2016

Mở bài:

- Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe

. - Giới thiệu truyện mình sẽ kể

. Thân bài:

- Xác định thời gian ; địa điểm lúc xảy ra câu chuyện

- Nêu những nhân vật trong câu chuyện

- Diễn biến của câu chuyện

- Liên hệ bản thân

- Thái độ và lời khuyên của bô mẹ

Kết bài

- Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

- Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
 

31 tháng 7 2016

cảm ơn bạn nhiều nha