K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2016

Bàn Tay Của Cô

Có một miền đất rất xa
Nơi bàn tay cô để lại
Bàn tay ngọt ngào hoa trái
Thành phố trên trang sách em

Cô ngồi soạn bài đêm đêm
Lung linh ánh đèn tỏa sáng
Mỗi ngày đứng trên bục giảng
Dắt em từng bước vào đời

Xôn xao âm thanh đất trời
Trên bàn tay cô đã dắt
Bàn tay lặng thầm dìu dắt
Cho em cả một bầu trời.
 

11 tháng 11 2016

mơn nhìu

15 tháng 11 2019

Vè được không ạ !

15 tháng 11 2019

đc nha

18 tháng 10 2016

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

18 tháng 10 2016

bài thơ bn ơi

19 tháng 4 2018

mẹ chịu nhiều đau khổ 
để nuôi con khôn lớn

mẹ chịu nhiều đau đớn 

chỉ để bảo vệ con

12 tháng 11 2018

thank

22 tháng 10 2017
1. THẦY

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi …
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu …

2 . Không Đề

Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.

Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi !


Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người .


Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…

Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.

3. Thơ Tặng Thầy Cô 20-11

Em vẫn thường nhắc đến mùa thu
Bông cúc vàng cánh mềm như tuổi nhỏ
Bài tập đọc năm nao em còn nhớ
Dẫu bây giờ em đã biết làm thơ

Đọc chữ O cô dặn phải tròn môi
Chỉ vậy thôi, chao ôi, sao mà khó!
Lỗi tại con chuồn chuồn cánh đỏ
Mải rong chơi nên em chẳng thuộc bài

Chỉ mỗi chữ O em đọc sai
Dường như cô già đi mấy tuổi
Đến khi em hiểu điều đơn giản ấy
Cô giáo ơi, tóc cô bạc hết rồi!

Em hiểu, mỗi sợi tóc đổi màu kia
Là một lớp người lớn lên và biết sống
Mặt đất như trời xanh mơ mộng
Bông cúc vàng nên buổi sáng vô tư.

Khởi đầu cho một chuyến đi xa
Lối trường cũ thoảng hương cỏ mật
Bài tập đọc khóa bình minh thứ nhất
Cả cuộc đời cô dõi bóng theo em …

4. Người Lái Đò

Một đời người – một dòng sông…
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
“Muốn qua sông phải lụy đò”
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa …

Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

Con đò mộc – mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…

5. Nghe Thầy Đọc Thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe …

6.  Bàn Tay Của Cô

Có một miền đất rất xa
Nơi bàn tay cô để lại
Bàn tay ngọt ngào hoa trái
Thành phố trên trang sách em

Cô ngồi soạn bài đêm đêm
Lung linh ánh đèn tỏa sáng
Mỗi ngày đứng trên bục giảng
Dắt em từng bước vào đời

Xôn xao âm thanh đất trời
Trên bàn tay cô đã dắt
Bàn tay lặng thầm dìu dắt
Cho em cả một bầu trời.

7. Nghĩ Về Thầy

Con đứng nhìn dòng sông trôi êm
Nắng rớt xuống hoàng hôn trên mặt nước
Xa xa, bóng một con đò giữa dòng nước ngược
Thấp thoáng chao nghiêng…
Khiến con chạnh nhớ về Người
Và câu chuyện năm xưa…

Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa
Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngược
Khách sang sông tiếp hành trình phía trước
Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò?
Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ
Con muốn hiểu, thầy ơi – người đưa đò vĩ đại
Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng ấy
Trên chuyến đò của thầy chở nặng yêu thương.

8. Nghe Thầy Đọc Thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…     
      
9. Bụi Phấn Xa Rồi

Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai
Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn
Một mình thơ thẩn đi tìm lại
Một thoáng hương xưa dưới mái trường Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,
Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me
Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ
Bụi phấn xa rồi… gửi chút hương! Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm
Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!
Cuộc đời cũng tựa như trang sách
Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!! Nước mắt bây giờ để nhớ ai???
Buồn cho năm tháng hững hờ xa
Tìm đâu hình bóng còn vương lại?
Tôi nhớ thầy tôi, nhớ… xót xa! Như còn đâu đây tiếng giảng bài
Từng trang giáo án vẫn còn nguyên
Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo
Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!! Thái Mộng Trinh

10. Nhớ Cô Giáo Trường Làng Cũ

Bao năm lên phố, xa làng
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê
Nhớ bài tập đọc a ê
Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.
Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì. Tờ i nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm Cô !

11.  Hoa Và Ngày 20-11

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy
Còn rung rinh sắc thắm tươi
20-11 ngày năm ấy
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi Cô tôi mặc áo dài trắng
Tóc xanh cài một nụ hồng
Ngỡ mùa xuân sang quá
Học trò ngơ ngẩn chờ trông… Nụ hoa hồng ngày xưa ấy…
Xuân sang, thầy đã bốn mươi
Mái tóc chuyển màu bụi phấn
Nhành hoa cô có còn cài? Nụ hoa hồng ngày xưa ấy…
Tà áo dài trắng nơi nao,
Thầy cô – những mùa quả ngọt
Em bỗng thành hoa lúc nào.

12.  Ươm Mầm

Học sinh như những trồi non
Nếu không chăm bẵm chỉ còn cây khô
May mà có các thầy cô
không quản khó nhọc chăm lo cho trồi
Giờ trồi đã lớn khôn rồi
Tình cô trồi sẽ trọn đời không quên.

22 tháng 10 2017

    Nghe thầy đọc thơ

    Em nghe thầy đọc bao ngày

    Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

    Mái chèo nghe vọng sông xa

    Êm êm như tiếng của bà năm xưa

    Nghe trăng thuở động tàu dừa

    Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

    Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

    Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…


 

    TRI thức ngày xưa trở lại đây,

    ÂN tình sâu nặng của cô thầy!

    NGƯỜI mang ánh sáng soi đời trẻ;

    LÁI chuyến đò chiều sang bến đây?

    ĐÒ đến vinh quang nơi đất lạ;

    CÁM ơn người đã lái đò hay!

    ƠN này trò mãi ghi trong dạ…

    NGƯỜI đã giúp con vượt đắng cay!


   người lái đò

    Một đời người - một dòng sông...

    Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

    "Muốn qua sông phải lụy đò"

    Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa...  

    Tháng năm dầu dãi nắng mưa,

    Con đò trí thức thầy đưa bao người.

    Qua sông gửi lại nụ cười

    Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

    Con đò mộc - mái đầu sương

    Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,

    Khúc sông ấy vẫn còn đây

    Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông..

    Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

15 tháng 11 2017

Em ngồi học bài

Cô giáo dịu dàng giảng bài

Ngày 20 - 11 là tri ân 

Một bó hoa em dàng tặng cô 

Chăm chỉ học bài 

Không phụ thầy cô 

Cô giáo dạy tốt 

Thì trò phải ngoan.

                  Sáng tác:winersenan

buồn thế ko có ai giúp đỡ mik à 

hu

Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    ♛Candy♛:

Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.

K MK NHA ♥♥♥

29 tháng 12 2021

A

29 tháng 12 2021

A

4 tháng 4 2021

dàn ý 

I. Mở bài

– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.

– Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

– Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.

II. Thân bài

* Tình bạn già tri âm, tri kỉ:

- Câu đề (câu 1): "Đã bấy lâu nay bác đến nhà"

+ Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.

+ Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày

+ Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.

- Ba câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình

+ Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.

+ Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)

- Hai câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý: nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp...), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.

- Hai câu kết: Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm: Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.

+ Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.

III. Kết bài

– Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.

– Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

– Cảnh và tình đan xen hài hòa, nhuần nhuyễn, ấm áp tình tri âm, tri kỉ.

4 tháng 4 2021

bài làm 

"Ai lên thăm hỏi bác Châu cầu,
Lụt lội năm nay bác ở đâu..."
(Lụt hỏi thăm bạn)

"Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta..."
(Khóc Dương Khuê)

Châu Cầu, Dương Khuê là hai bạn đồng khoa của Nguyễn Khuyến. Bài "Bạn đến chơi nhà" là một trong những bài thơ Nôm đặc sắc của ông, nói lên một tình bạn đẹp.

Câu nhập đề rất tự nhiên, như một lời nói mộc mạc của nhà thơ sau bao tháng ngày mới gặp lại bạn. Lời chào vồn vã, biểu lộ niềm vui mừng khôn xiết:

"Đã bấy lâu nay bác tới nhà"

Chữ "bác" gợi lên thái độ niềm nở, thân mật và kính trọng của nhà thơ đối với bạn tri âm, một cách xưng hô thân tình. Đằng sau câu thơ - lời chào hỏi - có thể là những giọt lệ ứa ra ở khoé mắt đôi bạn già.

"Đã bấy lâu nay" là bao năm tháng? Tính thời gian không được xác định cụ thể, nhưng chắc chắn là đã khá lâu, vì sức yếu tuổi già... nên xiết bao đợi chờ, mong nhớ. Bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian được đặt lên đầu câu thơ diễn tả sự xa cách nhớ mong, làm nổi bật ý thơ: niềm xúc động và niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn.

Trong bài thơ "Khóc Dương Khuê", có một chi tiết giúp ta cảm nhận được một phần nào cái hay, cái tình ẩn chứa trong câu nhập đề:

"Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần,
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can"

Chữ "bác " được nói đến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là bạn chí thân, ở xa, lâu ngày mới gặp nên Nguyễn Khuyến rất mừng và cảm động.

Sáu câu thơ tiếp theo toát lên một nụ cười hóm hỉnh. Một ý thơ bao trùm: Đã lâu ngày bạn mới đến chơi, biết lấy gì đãi bạn đây? Một tình thế khá éo le: "Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa". Chữ "thời" (thì) là một hư từ, rất ít khi xuất hiện trong thơ vì dễ rơi vào sự tầm thường nhạt nhẽo. Nhưng dưới ngòi bút của Tam Nguyên Yên Đổ, nó trở nên thanh thoát tự nhiên vô cùng, chúng tỏ ông có một bản lĩnh nghệ thuật điêu luyện.

Nguyễn Khuyến sau khi cáo quan, lui về sống bình dị ở chốn vườn Bùi quê cũ, với “năm gian nhà cỏ thấp te le ”, với một cơ ngơi:

"Chín sào tư thổ là nơi ở,
Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà "
(Ngày xuân dạy các con )

Phần thực và luận, tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói, một lối biểu cảm: Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân! Có ao và cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng... Bức tranh vườn Bùi thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Chúng ta như cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn ra thăm vườn cây ao cá, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về quê ở ẩn. Phép đối hợp cách, chặt chẽ: cảnh với cảnh, thượng hạ, trắc - bằng phân minh, tạo nên một giọng thơ nhẹ nhàng, vui tươi, lời thơ cân xứng, hòa hợp như cảnh vườn tược xinh xắn, hữu tình:

"Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà"

Các tính từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô hứng, bổ trợ cho nhau, được sử dụng thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ ấy được đặt bên cạnh những chi tiết miêu tả chấm phá đã làm hiện lên khung cảnh vườn tược, cây cối đang đơm hoa kết trái, ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, gần gũi và mến yêu:

"Cải chửa ra cây, cà mới nụ"

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Dân gian có câu: "Khách đến chơi nhà không gà cũng vịt. Qua các câu thơ trên, ta thấy Nguyễn Khuyến đang giãi bày với bạn: trong nhà ngoài vườn có bao nhiêu thứ, nhưng thực ra chẳng có gì để thết bạn, đãi bạn vì tất cả mọi thứ, mọi thức chưa đến lúc, đến thời! Cầu thơ thứ bảy tiếp nối và mở rộng ý thơ trên, khẳng định luôn cái "không có".

"Đầu trò tiếp khách trầu không có"

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã đến mức ấy ư? "Vẻ chi một mớ trầu cay ” (Ca dao). Nhà thơ đã thậm xưng hóa cái nghèo, thi vị hóa cái nghèo. Một ông quan to triều Nguyễn về quê ở ẩn, với một cơ ngơi “chín sào tư thổ là nơi ở” thì không thể "miếng trầu là đầu câu chuyện" để tiếp bạn cũng "không có". Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của thực dân Pháp, lui về sống bình dị giữa xóm làng quê hương.
Câu kết là một sự "bùng nổ" về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao, cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá gỡ, mà chỉ có một tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết:

"Bác đến chơi đây, ta với ta"

Lần thứ hai, chữ "bác" đã xuất hiện trong bài thơ, thể hiện một sự trìu mến, kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, không quản đường sá xa xôi đến thăm hỏi, còn gì quý hóa bằng! Tình bạn là trên hết. Không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi cái đều "không có" nhưng lại có tình bằng hữu thân thiết. Chữ "ta" là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là "tôi", là “bác ”, là "hai chúng ta", không có gì cách bức nữa. Cụm từ "ta với ta" biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng dọng trong tâm hồn, tỏa rộng trong không gian và thời gian.

Với cụm từ "ta với ta" trong câu thơ "Một mảnh tình riêng ta với ta" của Bà Huyện Thanh Quan là nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc hoàng hôn, còn ở đây, trong câu thơ của Nguyễn Khuyến lại ấm áp tình đời và sâu nặng tình bạn. Qua đó, ta cảm nhận được phần nào tính cá thể hóa của ngôn ngữ và sắc điệu trữ tình tạo nên giá trị vãn chương trong những bài thơ cổ.

Có đọc qua một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về tình bạn, ta mới thấy hết cái hay, cái ý vị của bài thơ "Bạn đến chơi nhà".

"Từ trước bảng vàng nhà sẵn có,
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi"
(Gửi bác Châu Cầu)

"Đến thăm bác, bác đang đau ốm,
Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay.
Bác bệnh tật, tôi yếu gầy,
Giao du rồi biết sau này ra sao? "
(Gửi thăm quan Thượng thư họ Dương)

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà ” viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, bằng trắc và đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành chương. Đặc biệt bố cục bài thơ không theo quy cách: đề, thực, luận, kết - mà lại cấu trúc theo: (1 + 6 + 1 ) câu đầu nói lên niềm vui khi bạn đến; 6 câu giữa hóm hỉnh, cười vui không có gì để tiếp bạn; câu cuối chỉ có tình bạn đẹp mà thôi!

Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao, chân tình, một tấm lòng hồn hậu, đẹp đẽ. Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong sáng, thanh bạch, đối lập với nhân tình thế thái “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi ” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch.

Tâm hồn đó, tấm lòng đó của tiền nhân đối với thế thái nhân tình ngày nay vẫn xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người soi chung. Nguyễn Khuyến không những là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ của tình bạn trong sáng, thủy chung và cao đẹp rất đáng yêu, đáng kính.

8 tháng 11 2018

Thời gian trôi đi không trở lại

Tóc thầy cô ngày một bạc thêm

Những bụi phấn rơi đầy bục giảng

Rồi một ngày phấn ngừng rơi

Nhưng dòng sông tri thức vẫn chảy xiết

Thầy cô lại tiếp tục công việc của mình

Uơm mầm hạt giống cho nay mai.

K MK NHAK

Love