K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2016

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao.Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

18 tháng 10 2016

So sánh  và ẩn dụ.

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Chúc bạn học tốt!

 

14 tháng 8 2019

hum.................... giúp mình nha

31 tháng 10 2021

- Thái sơn ạ.

31 tháng 10 2021

Cù lao:Công lao.

14 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

a) Biện pháp nghệ thuật so sánh công lao to lớn tựa trời biển của cha mẹ đối vs con cái

Tác dụng : Ca ngợi tình cảm sâu nặng của cha mẹ vs con cái

b) BPNT : Điệp từ ẩn dụ

Tác dụng : Biểu hiện nỗi oan trái của con quốc như những người lao động , người nông dân trong xh phong kiến

14 tháng 11 2021

Biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh

- Tác dụng : Giúp người đọc có thể hình dung được công lao to lớn của cha mẹ qua bài ca dao

14 tháng 10 2021

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Cách sử dụng sáng tạo thành ngữ “chín chữ cù lao” để nhắc lại một lần nữa nỗi khó nhọc, vất vả của mẹ cha. Chín chữ ấy là: sính - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - bú mớm, trưởng - nuôi lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom, phục - theo dõi, phúc - giữ gìn. Thử hỏi có ai trong chúng ta không được cha mẹ giành cho những điều ấy, không chỉ góỉ gọn ở con số chín chữ bởi công lao cha mẹ là vô cùng, vô tận. Để rồi từ đó, ta nhận được lời nhắc nhở về thái độ và hành động của mỗi người: “ghi lòng con ơi”. Lời nhắc nhở ngắn gọn mà thấm thía sâu sa, chân thành và có sức lay động lòng ta. Tác giả dân gian không nhắc ta phải trả công cho những hi sinh của cha mẹ, trả công cho những gì mà ta được đón nhận. Điều đó là không tưởng bởi trên đời này, chỉ tình cảm là thứ không bao giờ người ta đo đếm và sòng phẳng được với nó. Tình cảm của cha mẹ lại càng vô giá. Bởi vậy chỉ cần ghi lòng thôi nhưng đó là sự tạc ghi trong sâu thẳm tâm hồn không phai nhạt qua thời gian.=>Đều là công ơn cha mẹ to lớn và phải nhớ mãi mãi về sau 

14 tháng 10 2021

cù lao 

 

Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi!   Hai câu đầu có hai hình ảnh so sánh. Công cha với núi ngất trời, "núi cao ngất trời" không đo được, chiều cao vô tận. Người cha là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào tương lai. Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông, "nước ngoài biển đông" rộng lớn mênh mông...
Đọc tiếp

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

   Hai câu đầu có hai hình ảnh so sánh. Công cha với núi ngất trời, "núi cao ngất trời" không đo được, chiều cao vô tận. Người cha là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào tương lai. Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông, "nước ngoài biển đông" rộng lớn mênh mông ko đong đến được. Tình mẹ ấm áp, dịu dàng, bao la. Ẩn dụ câu sau "núi cao", "biển rộng" lại một lần nữa khẳng định công lao to lớn của cha mẹ. Và câu cuối cùng nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, cha mẹ không quản bao vất vả nuôi chúng ta nên người. Hãy sống có hiếu với cha mẹ.

Trên đoạn văn trên, hãy tìm từ láy và từ mượn 

mink đang cần gấp, please!!

 

2
6 tháng 12 2021

từ láy:mênh mông,so sánh,ấm áp,dịu dàng

6 tháng 12 2021

   Hai câu đầu có hai hình ảnh so sánh. Công cha với núi ngất trời, "núi cao ngất trời" không đo được, chiều cao vô tận. Người cha là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào tương lai. Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông, "nước ngoài biển đông" rộng lớn mênh mông ko đong đến được. Tình mẹ ấm áp, dịu dàng, bao la. Ẩn dụ câu sau "núi cao", "biển rộng" lại một lần nữa khẳng định công lao to lớn của cha mẹ. Và câu cuối cùng nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, cha mẹ không quản bao vất vả nuôi chúng ta nên người. Hãy sống có hiếu với cha mẹ.

Từ láy: In đậm nghiêng

Từ mượn: In đậm

4 tháng 11 2021

Tham khảo!

Đây là lời của mẹ ru con, nói với con về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở phận làm con phải ghi nhớ công ơn sâu nặng đó. Bài ca dao ca ngợi về công ơn của cha mẹ và lòng biết ơn của con cái. Mỗi bạn trẻ cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống biết ơn, hiếu thuận với những bậc sinh thành.