K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2016

-Trung Quốc là 1 quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.

-Từ năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ 1 nước phong kiến độc lập trở thành nước nủa thuộc địa, nửa phong kiến.

+giải thích nước nửa thuộc địa nửa phong kiến: là nước mà nhân dân phải chịu một lúc 2 ách thống trị. nước đó vẫn còn có ngôi vua nhưng bị các nước khác xâm chiếm.

-Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo: Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công => các nước tư bản tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa => Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

2 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, dẫn tới việc tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài:

+ Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.

+ Trong số các nước đế quốc, nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất (khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp) được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

2 tháng 8 2023

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu - Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực và bằng nhiều phương thức khác.

- Từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.

30 tháng 12 2020

vì Trong thời kì cách mạng công nghiệp kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng làm cho nguyên liệu và thị trường tăng

Like nhe bn

30 tháng 12 2020

Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa là bởi vì: trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng làm cho nguyên liệu và thị trường tăng nhanh, do đó các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

27 tháng 12 2021

tham khảo

Vì trong thời kì cách mạng công

nghiệp, kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng làm cho nguyên liệu và thị trường tăng nhanh, do đó các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

27 tháng 12 2021

tham khao:

  trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng làm cho nguyên liệu và thị trường tăng nhanh, do đó các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

13 tháng 12 2018

- Quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á.

     + Từ TK XV,XVI - XIX Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm lược Inđônêxia.

     + Từ giữa TK XVI Tây Ban Nha xâm lược Philippin. Từ (1889 – 1902) Philippin là thuộc địa của Mĩ

     + TD Anh chiếm Miến Điện (1885), Mã Lai (Malayxia      + Xingapo) đầu TK XX.

     + TD Pháp chiếm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cuối TK XIX

     + Xiêm (Thái Lan ) Anh- Pháp tranh chấp → vẫn giữ được độc lập

5 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Tại Mianma:

- Thực dân Anh tiến hành ba cuộc xâm lược vào các năm 1824 - 1826, 1852, 1885 và biến Mianma thành thuộc địa.

- Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh đã tổ chức hệ thống cai trị trực tiếp, đồng thời tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý của Mianma.

♦ Tại 3 nước Đông Dương:

- Ở Việt Nam:

+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha lấy cớ triều Nguyễn cấm đạo, hạn chế giao thương, đã nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Năm 1862, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ và đến năm 1867 hoàn thành xong việc đánh chiếm cả vùng Nam Bộ Việt Nam.

+ Năm 1884, với Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

- Ở Campuchia:

+ Năm 1863, thực dân Pháp ép chính quyền Campuchia kí hiệp ước công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Campuchia, biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp.

+ Năm 1884, một hiệp ước mới được kí kết giữa thực dân Pháp và chính quyền Campuchia với những điều khoản có lợi cho thực dân Pháp.

- Ở Lào: Pháp buộc Xiêm kí hiệp ước với Pháp thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Lào (1893), biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp và nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

- Nền thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương:

+ Thực dân Pháp lập ra Liên bang Đông Dương, đặt phủ toàn quyền ở Hà Nội; xây dựng bộ máy cai trị chặt chẽ, bao gồm cả hoạt động cai trị trực tiếp và cai trị gián tiếp thông qua quan chức bản xứ.

+ Tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn trên toàn Đông Dương.

12 tháng 6 2021

Tham Khảo !

 

- Trong những năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.

- Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật cũng tranh nhau xâu xé, Trung Quốc ngày càng bị lệ thuộc vào các nước đế quốc.

- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895) với sự thất bại của nhà Thanh, các nước đế quốc cũng lần lượt chiếm đóng các vùng:

+ Đức chiếm tỉnh Sơn Đông.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

+ Pháp thôn tính vùng Vân Nam.

+ Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc.

- Nhà Thanh lần lượt phải kí các hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc. Trung Quốc từ một quốc gia phong kiến độc lập dần thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.