K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2016

a)  Hai câu tục ngữ “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” ngợi ca tình yêu thủy chung của những đôi vợ chồng lao động nghèo. Râu tôm và ruột bầu là những thứ rẻ tiền hoặc chỉ để bỏ đi, song mối tình đẹp của những đôi vợ chồng ấy đã tạo cho họ một cảm nhận rằng bát canh nấu với râu tôm và ruột bầu cũng vẫn ngon. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.

b) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, mọi người vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung quê hương, đất nước. 

14 tháng 10 2016

a)Râu tôm, ruột bầu là những phần không ngon của sản phẩm đó. nhưng đồng lòng hòa thuận ấm êm hạnh phúc, yêu thương hết mình, thủy chung kiếp kiếp thì có là râu gì nấu với ruột gì vợ chan chồng húp vần gật đầu...ngon ngon. ý nói đồng cam cộng khổ nhất dạ thương yêu thì mọi đắng cay hóa ngọt buif đó. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.

b)

Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, nhân dân Việt Nam dẫu có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh… nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy mà mọi người đã thương yêu, đoàn kết lại thành một khối để chống quận cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước những hiểm hoạ đe doạ vận mệnh của đất nước, dân tộc. Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết và điều kiện tự nhiên ảnh hựởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng và thành quả lao động phải vất vả một nắng hai sương mới làm ra được. Trong điều kiện sống khắc nghiệt, nếu không biết nương tựa vào nhau thi làm sao tồn tại nổi? Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho tinh thương nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là truyền thống quý báu tự bao đời.
21 tháng 9 2017

Trong trường hợp hai câu thơ trên chữ gật gù hay hơn chữ gật đầu vì:

    + Gật đầu: biểu hiện sự đồng ý, nhưng tính biểu cảm không cao.

    + Gật gù: vừa đồng ý lại vừa tán thưởng, vừa ăn lại vừa khen ngợi - ngoài ra còn thể hiện sự hoà hợp của tình cảm vợ chồng.

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hai câu ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt, dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhưng tình cảm vợ chồng vẫn mang lại cho họ niềm vui, niềm hạnh phúc. Nghĩa đen thì râu tôm và ruột bầu là những thứ bỏ đi khi chế biến món ăn, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên đôi vợ chồng vẫn phải dùng đến râu tôm, ruột bầu để nấu canh, ăn uống, mặc dù thế họ vẫn thấy ngon. Nghĩa bóng, qua hình tượng râu tôm ruột bầu để nói đến những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống, mặc dù vậy tình cảm vợ chồng son sắt vẫn mang sự hạnh phúc, vui vẻ cho họ, giúp họ vượt qua mọi nỗi khó khăn trong cuộc sống. Câu ca dao cũng mang ý nghĩa động viên, hướng đến sự lạc quan, dù khó khăn thì tình cảm vợ chồng vẫn là quan trọng nhất, cần luôn sát cánh đồng lòng bên nhau, có như thế thì mới mang lại một cuộc sống hạnh phúc. Không khí gia đình sẽ luôn đầm ấm hạnh phúc khi vợ chồng biết chia sẻ những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nghèo khó.

21 tháng 10 2021

xim cảm ơn ctl của bn ạ

3 tháng 10 2016

Trước hết cần hiểu đc nghĩa của câu ca dao:Râu tôm thì thứ người ta vứt đi mà trong câu ca dao này lại lấy để dùng nấu canh với ruột bầu... đó là phần nghĩa đen... còn phẩn nghĩa bóng có nghĩa là tình cảm vợ chồng trong câu ca dao này rất sâu đậm,yêu thương nhau dù trong mọi hoàn cảnh có khó khăn như thế nào đi chăng nữa ,dù phải sống cuộc sống khó khăn thiếu thốn về vật chất nhưng họ vẫn rất hạnh phúc nên khi ăn 1 món ăn mà được tạo ra từ phần bỏ đi thì họ vẫn cảm thấy rất ngon..vì nó chứa đựng niềm vui và hạnh phúc. Ngoài ra câu tục ngữ “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” ngợi ca tình yêu thủy chung của những đôi vợ chồng lao động nghèo. Râu tôm và ruột bầu là những thứ rẻ tiền hoặc chỉ để bỏ đi, song mối tình đẹp của những đôi vợ chồng ấy đã tạo cho họ một cảm nhận rằng bát canh nấu với râu tôm và ruột bầu cũng vẫn ngon. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.

3 tháng 10 2016

Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Hai câu ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt, dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhưng tình cảm vợ chồng vẫn mang lại cho họ niềm vui, niềm hạnh phúc. Nghĩa đen thì râu tôm và ruột bầu là những thứ bỏ đi khi chế biến món ăn, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên đôi vợ chồng vẫn phải dùng đến râu tôm, ruột bầu để nấu canh, ăn uống, mặc dù thế họ vẫn thấy ngon. Nghĩa bóng, qua hình tượng râu tôm ruột bầu để nói đến những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống, mặc dù vậy tình cảm vợ chồng son sắt vẫn mang sự hạnh phúc, vui vẻ cho họ, giúp họ vượt qua mọi nỗi khó khăn trong cuộc sống. Câu ca dao cũng mang ý nghĩa động viên, hướng đến sự lạc quan, dù khó khăn thì tình cảm vợ chồng vẫn là quan trọng nhất, cần luôn sát cánh đồng lòng bên nhau, có như thế thì mới mang lại một cuộc sống hạnh phúc. Không khí gia đình sẽ luôn đầm ấm hạnh phúc khi vợ chồng biết chia sẻ những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nghèo khó.

Bài tập: tìm biện pháp tu từ được dùng trong các câu sau (ẩn dụ hay hoán dụ): 1. Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. 2. Chồng em áo rách em thương, Chồng người áo gấm xông hương mặc người. 3. Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 4. Con cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. 5. Cá rô anh chặt bỏ đuôi, Tôm...
Đọc tiếp

Bài tập: tìm biện pháp tu từ được dùng trong các câu sau (ẩn dụ hay hoán dụ): 1. Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. 2. Chồng em áo rách em thương, Chồng người áo gấm xông hương mặc người. 3. Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 4. Con cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. 5. Cá rô anh chặt bỏ đuôi, Tôm càng bóc vỏ anh nuôi mẹ già. 6. Công anh chăn nghé đã lâu, Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày. 7. Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. 8. Gặp đây mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? 9. Mẹ già ở túp lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con. 10. Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài, Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây.

0
1 tháng 10 2018

Hay quá !

Nếu viết vần với nhau hơn thì sẽ rất hay !

1 tháng 10 2018

kb nha

Nhưng nhớ lần sau đừng đăng câu hỏi như vậy nữa dễ bị trừ điểm lắm

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

4 tháng 10 2020

Bài 1 . Mỗi con người chắc chắn ai cg có một ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường , riêng còn  một  số bạn học sinh chưa  có í thức giữ gìn vệ sinh . Một số trường hợp như mỗi khi ăn bánh mì , đọc báo , xếp máy bay thì các bạn ấy còn vứt lung tung giữa các bồn hoa của trường làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm , và ảnh hưởng tới đời sống con người và động vật , còn một số người thì bỏ rác đúng quy định , thấy rác là nhặt bỏ vào thùng . Vì thế chúng ta hãy bảo vệ môi trường giữ gìn vệ sinh 

Từ ghép : thùng rác , môi trường

4 tháng 10 2020

Từ láy : lung tung nha . 

Tham khảo 

 

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái. Điều đó đã được gửi gắm trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là bài ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Trước hết, bài ca dao đã mượn hình ảnh “bầu và bí”. Đây vốn là hai loại cây khác nhau nhưng có nhưng đặc điểm, môi trường sống giống nhau. Chúng cùng thuộc giống cây thân leo, thường được trồng chung một giàn. Hình ảnh cây bầu, cây bí chung một giàn vô cùng quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Khi mượn hình ảnh bầu và bí người xưa muốn khuyên ta rằng dù chúng có là loài khác nhau đi chăng nữa nhưng vẫn biết chia sẻ không gian, cùng nhau chung sống hòa thuận. Qua hình ảnh đó, ông cha ta muốn nói đến con người dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc, địa vị xã hội thì vẫn cần phải chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay đều đã phát huy được truyền thống quý giá đó. Bác Hồ - một con người vĩ đại của dân tộc. Cả cuộc đời của Người luôn hy sinh hạnh phúc cá nhân, để đem lại hạnh phúc chung cho nhân dân. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà đã không quản thân mình ra đi tìm đường cứu nước. Suốt ba mươi năm bôn ba người ngoài để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó cũng có thể là hành động của những người chiến sĩ dũng cảm ngã xuống giành lại tự do cho tổ quốc: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Trong hiện tại, tình yêu thương lại thật giản dị, nhỏ bé, là lời nói con yêu mẹ, con cảm ơn ông bà; là sự giúp đỡ cha mẹ những công việc trong gia đình; là giúp đỡ những người bị nạn, những đứa trẻ bị lạc đường… Còn với mỗi học sinh tình yêu thương có thể là giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của lũ lụt…

 

Nhưng bên cạnh đó, nhiều người còn giữa lối sống vô cảm. Họ lặng lẽ đi qua những người bị thương nặng, họ dừng chân nhưng lại rút điện thoại để quay phim chụp hình, hoặc họ lượm nhặt đồ của người bị thương rồi bỏ đi trong lòng đầy đắc ý… Điều đó thật đáng lên án, phê phán biết bao nhiêu.

Như vậy, bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống cùng chung một giàn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Chúng ta hãy mở rộng tấm lòng sẻ chia, yêu thương để nhận được những hạnh phúc nhiều hơn.

16 tháng 5 2022

tham khảo

 

Truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam thật đáng trân trọng. Điều đó đã được ông cha ta gửi gắm qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Xét về nghĩa đen, cây bầu và cây bí vốn khác nhau nhưng lại có môi trường sống giống nhau. Chúng cùng thuộc giống cây thân leo, thường được người nông dân gieo trồng để leo chung một giàn. Khi mượn hình ảnh cây bầu và cây bí, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc hay địa vị xã hội thì vẫn là người Việt Nam, cần phải biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.

Trong quá khứ, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Nhưng con người Việt Nam vẫn biết nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau. Trong năm tháng chiến tranh, nhân dân cùng nhau đoàn kết đánh bại kẻ thù. Những chàng trai tuổi đời còn quá trẻ nhưng kiên quyết ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Những y bác sĩ xung phong vào chiến trường bom lửa để cứu chữa cho các thương binh. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã nuôi giấu bộ đội… Đến ngày hôm nay, tinh thần đó lại càng được phát huy mạnh mẽ. Các chương trình mang tính nhân văn đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời khó khăn như “Cặp lá yêu thương”, “Áo ấm cho em”... Những ngày tháng vừa qua, đất nước Việt Nam đã phải đương đầu với kẻ thù vô hình - đại dịch Covid-19. Nhưng trong hoàn cảnh đó, tinh thần tương thân tương ái lại càng sáng ngời hơn. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho người lao động chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Đội ngũ y bác sĩ làm việc không quản ngại ngày đêm, nguy hiểm để cứu sống bệnh nhân. Các chiến sĩ công an, bộ đội sẵn sàng giúp đỡ nhân dân. Rồi chính mỗi người dân cũng đều biết chia sẻ với nhau. Thật khó tưởng tượng được rằng chúng ta đã có những phát minh thật sáng tạo như cây ATM gạo, ATM khẩu trang. Hay việc các doanh nghiệp thu mua nông sản giúp đỡ bà con nông dân…
Bài ca dao trên đã giúp em hiểu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ đó, em biết sống sẻ chia với mọi người xung quanh hơn, lan tỏa yêu thương để cuộc sống thêm tốt đẹp.

 

Tóm lại, bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng” đã giúp chúng ta nhận ra một bài học đáng quý. Biết sống yêu thương để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

BN THAM KHẢO BÀI CỦA MIK Ạ!!!

undefined

CÒN NX