K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2016

Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm

* Mục đích: Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng

* Giấ trị nổi bật: Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

29 tháng 8 2016

ai nhanh mình like

12 tháng 9 2017

đây ko phải chỗ đo tiếng việt

12 tháng 9 2017

Đây là câu hỏi Văn học nên không đc đăng trên Oline Math. Những câu hỏi này bạn nên hỏi trên H.vn để đc giải đáp tốt hơn.

Thân.

26 tháng 8 2018

Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được tổ chứctừ ngày 6-12/4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, Phù Đổng chính là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng. Ngày 6/4 tổ chức lễ rước nước với sự tham gia của toàn bộ các tướng, quân lính, phường nhạc – múa cùng đông đảo dân làng

Mục đích :để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ.

26 tháng 8 2018

Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương“. Hội gióng Phù Đổng có sức hấp dẫn trong việc hoàn thiện nhân cách con người, dân gian từng ghi nhận bằng câu ca dao:

Ai ơi mùng chín tháng tư

Không đi Hội gióng cũng hư mất người

Để biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian, Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn hết sức phong phú và độc đáo. Đó là các ông “Hiệu“, hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: “Phù Giá“,đội quân chính quy ; các “Cô Tướng“, tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường “Ải Lao“, trong đó có “Ông Hổ“,đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“, đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“,đội dân binh v.v… Hội Gióng như là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hoá. Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. “Dước khám đường“ là trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; Rước Trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà,một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực cuả dân tộc. Với chiến thắng huy hoàng của Ông Gióng, “Trận Soi Bia“ là hiếc bia soi muôn đời đối với những kẻ nào muốn nhòm ngó đất nước.

Lại như lá cờ phướn màu đỏ mà trên đó cao viết chữ “Lệnh“ tôn nghiêm cùng với các động tác múa cờ Lệnh của ông Hiệu Cờ (vai diễn tượng trưng Ông Gióng) là biểu đạt một số quan điểm cơ bản của phép luỵện quân cùng phương pháp tác chiến để giành thắng lợi. Đó là “Quân lệnh phải nghiêm minh“ “Binh pháp phải mưu lược sáng tạo“ (Múa cờ thuận và múa cờ nghịch). Còn như phù giá ngoại (đội hình có tới 120 người) là những vai diễn đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ có hình quả dưa, trên có đính chín con rồng nhỏ, tượng trưng cho Đất, vai đeo một túi “bán nguyệt“ có hình nửa vầng trăng, tượng trưng cho Trời, tay cầm chiếc quạt giấy màu nâu khắc cụp, khắc xòe theo khẩu lệnh của ác ông “Xướng“ và “Xuất“, tượng trưng cho một loại vũ khí có ức biến ảo khôn lường. Tất cả hoà quyện trong vai diễn Phù Giá làm nổi rõ sức mạnh vô địch khi người chiến binh được thấm nhuần hào khí thiêng của đất trời quê hương và đực trang bị thích hợp.

Trong lễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tứng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân. Chọn phái đẹp đóng vai tướng giặc. Còn các màn rước lễ “Kén tướng“, “Kén Phù Giá“, và màn diễn “Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân“, có thể suy ngẫm về quan điểm thảm mỹ và đạo lý ứng xử truyền thống v.v … Lễ hội Gióng Phù Đổng cũng có nhiều màn hát Chèo để mừng thắng trận.

Trong dân gian, hội Dóng Phù Đổng được nhắc tới bởi các thành ngữ:

Lâm râm hội Khám, u ám hội Dâu, vỡ đầu hội Gióng.

Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu

Mùng chín đâu đâu trở về hội Gióng

28 tháng 8 2016

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn 

ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch, và Hội Gióng ở đền Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng giêng. 

k mình nha 

8 tháng 3 2017

tui trả lời giống bn haruko

11 tháng 10 2016

thông qua hội gióng, nhân dân thể hiện sự tưởng nhớ về vị anh hùng đã có công dẹp giặc ân cứu nước

Em hãy viết bài văn đã lập giàn ý như sau: - Mở bài: Hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mục đích tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng. - Thân bài: + Đêm mùng 5, lễ Mộc Dục được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. + Ngày mùng 6 khai hội, dâng các lễ vật. + Sáng ngày mùng 7 chính hội, diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc...
Đọc tiếp

Em hãy viết bài văn đã lập giàn ý như sau: - Mở bài: Hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mục đích tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng. - Thân bài: + Đêm mùng 5, lễ Mộc Dục được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. + Ngày mùng 6 khai hội, dâng các lễ vật. + Sáng ngày mùng 7 chính hội, diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng. + Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội. - Kết bài: + Một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền. + Liên kết cộng đồng, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

1
8 tháng 2 2022

Tham khảo:

Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.

Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.

Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…

Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".

6 tháng 2 2017

mik chịu sori

15 tháng 9 2021

ai vào đây xem bài viết giúp mình với, mình sẽ T.I.C.K :https://olm.vn/bai-viet/my-greatest-victory-198932 CẢM ƠN NHIỀU Ạ! VÀ NẾU ĐƯỢC CÁC BẠN HÃY VOTE BÀI VIẾT GIÚP MÌNH

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

16 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bài 1:

- Để tưởng nhớ công lao của ngài, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi bay về trời.

- Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Bài 2: Đặc điểm: ra đời trong hoàn cảnh dựng nước và cứu nước, có nhân vật lịch sử nhiều người biết đến là Thánh Gióng,.... và kể về nhân vật lịch sử (Gióng) có liên quan đến sự kiện lịch sử (đánh giặc Ân).