K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2016

a.  Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng "Đào tổ nông thì cho chết"

2 tháng 8 2016

Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: "Sợ gì  ? Mày bảo tao sợ cái gì  ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !". Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !". Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi "nằm im thin thít". Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám "mon men bò lên". Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát.

Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

 

3 tháng 8 2016

Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.

3 tháng 8 2016

bn kb vs mk ik

8 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt rất khó chịu, vừa thể hiện sự trịch thượng kẻ cả, vừa thể hiện sự ích kỉ, khinh thường.

Sự trịch thượng kẻ cả:

Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng bằng tuổi, đó là thái độ của kẻ cả, bề trên.

Trong con mắt của Dế Mèn, chân dung của Dế Choắt cũng được miêu tả một cách thê thảm, xấu xí: gầy gò, dài lêu khêu, như gã nghiện thuốc phiện…Đó là cái nhìn thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn mình.

Ích kỉ khinh thường:

Sang chơi nhà Dế Choắt thì hết sức chê bai nhà Dế Choắt: luộm thuộm, bề bộn, tuềnh toàng…

Dế Choắt xin đào giúp một ngách sang nhà Dế Mèn thì Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng.

8 tháng 12 2021

Đề.

7 tháng 2 2021

– Những đặc điểm của con người được gán cho các con vật trong truyện là: biết nói năng, suy nghĩ, mỗi con vật có tính cách riêng.

- Những câu chuyện về loài vật có cách viết tương tự: "Ếch ngồi đáy giếng"; "Đeo nhạc cho Mèo"; "Con hổ có nghĩa" ... đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật.

10 tháng 3 2019

- Thái độ của Dế Mèn đối với chị Cốc diễn biến như sau: Khi thấy chị Cốc thì Dế Mèn kiêu căng, hung hăng bày trò trêu chọc, không biết sợ là gì nhưng khi nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì khiếp vía, nằm im thin thít.

- Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là: thương xót, hối hận vì đã gây họa cho Dế Choắt

18 tháng 3 2020

1Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... không được vì thiếu miêu tả thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra.

2- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.

- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.

Ví dụ:

  • Về hình dáng: người ốm người mập cũng như ở đây Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu.
  • Về tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…

=> Chính vì vậy, có thể nói thề giới con vật mà tác giả kể đến ở đây thực ra cũng là thế giới của con người.

- Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự như:

  • Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)
  • Chú đất nung (Nguyễn Kiên)   

3- Vì đây là sự việc đầu tiên kể từ khi Dế Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. (mình nghĩ thế :rolleyes:)
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.

12 tháng 1 2017

Dế Mèn:Bởi tôi ăn uống điều độ.....sắp có thể đứng đầu thiên hạ rồi.

Dế Choắt:Cái chàng Dế Choắt,người gầy gò.....Đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.

Chị Cốc:Không biết.

28 tháng 11 2018

Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt

   + Huênh hoang: “ Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa”

   + Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn

   + Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít.

   + Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi

=> Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ.

- Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình.

- Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN 6Bài 1: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên. Phần I: Trắc nghiệm:Câu 1: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào?A. Tô Hoài.B. Thạch Lam.C. Nguyễn Tuân.D. Võ Quảng.Câu 2: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào?A. Đất rừng phương Nam.B. Dế Mèn phiêu lưu kí.C. Thầy thuốc giỏi cốt...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN 6

Bài 1: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.

 

Phần I: Trắc nghiệm:

Câu 1: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào?

A. Tô Hoài.

B. Thạch Lam.

C. Nguyễn Tuân.

D. Võ Quảng.

Câu 2: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào?

A. Đất rừng phương Nam.

B. Dế Mèn phiêu lưu kí.

C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

D. Những năm tháng cuộc đời.

Câu 3: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.

B. Dế Mèn và chị Cốc.

C. Dế Mèn và Dế Choắt.

D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí?

A. Đây là tác phẩm đặc sắc và nổi bật nhất của của Tô Hoài viết về loài vật.

B. Tác phẩm gồm có 10 chương, kể về những chuyến phiêu lưu đầy thú vị của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé.

C. Tác phẩm được in lần đầu tiên năm 1941.

D. Tác phẩm viết dành tặng cho các bậc cha mẹ.

Câu 5: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể lại theo lời

A. Dế Mèn.

B. Chị Cốc.

C. Dế Choắt.

D. Tác giả.

Câu 6: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.

B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.

C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.

D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 7: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.

B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,

C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.

D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người.

Câu 8: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì?

A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.

B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.

D. Ở đời phải trung thực, tụ tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

Câu 9: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi.

B. Thương và ăn năn hối hận.

C. Than thở và buồn phiền.

D. Nghĩ ngợi và xúc động.

Câu 10: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

A. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động.

B. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

D. Cả ba câu A, B và C.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Nêu vài nét về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.

Câu 2: Sau khi học xong tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, em rút ra bài học gì? Hãy viết thành đoạn văn (10-15) câu?

 

0