K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2016

làm giúp mình với mai mình kiểm tra rồi khocroi

3 tháng 3 2016

* Nguyên nhân nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong tào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

- Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX thất bại, đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới.

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại, các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.

- Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại.

- Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam: phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liều với Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, cách mạng Tân Hợi (1911), tư tưởng của cách mạng Pháp… đã ảnh hưởng đến  tư tưởng các sĩ phu Việt Nam. Đặc biệt sự cường thịnh của Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy Tân Minh Trị, đã ảnh hưởng đến các sĩ phu, họ nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo  Nhật Bản.

Đây chính là điều kiện làm nả sinh khuynh hướng cứu nước mới ở nước ta đầu thế kỉ XX, trong đó tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

* Tóm lược những hoạt động tiêu biểu của phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:

- Phan Bội Châu chủ trương bạo động vũ trang đánh Pháp.

+ Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập  Hội Duy tân, tổ chức phong trào Đông du.

+ Năm 1912 thành lập Việt Nam Quang phục hội.

- Phan Châu Trinh là người tiêu biểu cho xu hướng canh tân, cứu nước, giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội:

+ Thực hiện cuộc vận động Duy tân với nhiều hình thức phong phú: thành lập trường học với nội dung giảng dạy mới…

+ Phong trào đấu tranh chống đi phu, đòi giảm thuế bùng nổ ở Trung Kì, chịu ảnh hưởng của phong trào Duy tân.

* Những điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.

- Mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thể kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.

- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Hình thức đấu tranh: phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách, kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị vũ trang bạo động.

- Quy mô: phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một số địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang(Bắc Kì và Trung Kì). Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên diện rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước.

27 tháng 8 2017

Chọn đáp án A

24 tháng 1 2017

Chọn đáp án A.

16 tháng 4 2019

Đáp án: A

7 tháng 3 2016

Trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX ở nước ta là sự kế tục phong trào Cần vương yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta, vì :

-Trong nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục. Lúc đầu là phong trào kháng chiến của quần chúng kết hợp với lực lượng quân đội chính quy của triều đình, tiếp theo là phong trào yêu nước khởi nghĩa vũ trang Cần Vương còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhằm đánh đổ Pháp và tay sai khôi phục lại nền độc lập dưới chế độ phong kiến.

-Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một chủ nghĩa quốc gia dân tộc với những cuộc vận động dân tộc- dân chủ của những tầng lớp xã hội mới. Tiêu biểu là Phan Bội châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du, phong cải cách xã hội ở Bắc kỳ và Trung kỳ (như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ), phong trào chống thuế ở Trung kỳ 1908.... Đây là phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản, nó kế tục phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng mang nhiều nét mới khác trước.

-Tầng lớp khởi xưởng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng " Duy tân”.

-Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới.

-Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng.

7 tháng 3 2016

-Trong nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục. Lúc đầu là phong trào kháng chiến của quần chúng kết hợp với lực lượng quân đội chính quy của triều đình, tiếp theo là phong trào yêu nước khởi nghĩa vũ trang Cần Vương còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhằm đánh đổ Pháp và tay sai khôi phục lại nền độc lập dưới chế độ phong kiến
-Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một chủ nghĩa quốc gia dân tộc với những cuộc vận động dân tộc- dân chủ của những tầng lớp xã hội mới. Tiêu biểu là Phan Bội châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du, phong cải cách xã hội ở Bắc kỳ và Trung kỳ (như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ), phong trào chống thuế ở Trung kỳ 1908.... Đây là phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản, nó kế tục phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng mang nhiều nét mới khác trước.
-Tầng lớp khởi xưởng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng " Duy tân”
-Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới.
-Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng

19 tháng 10 2019

Đáp án D

15 tháng 11 2018

Đáp án D

3 tháng 1 2019

Đáp án D

30 tháng 3 2018

Đáp án D