K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2016

1. _ Về vị trí và quy mô: 

+ Diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông Hồng 2,5 lần (4 triệu ha so với khoảng 1,5 triệu ha).
+ Diện tích trồng cây lương thực gấp gần 3 lần.
+ Sản lượng lương thực quy thóc của đồng bằng sông Cửu Long lớn
+ Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người của đồng bằng sông Cửu Long cao Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:+Do không có hệ thống đê điều nên đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vẫn được bồi đắp phù sa+Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều đất hoang hoá hơn+Khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là khí hậu mang tính chất xích đạo, có 2 mùa (mưa, khô) rõ rệt+Nguồn lợi biển ở đồng bằng sông Cửu Long phong phú.Về điều kiện kinh tế - xã hội: - Là  vùng dân cư trù phú, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, hải sản.
- Có nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp, ngư nghiệp.
-  có hệ thống đô thị, trong đó có những đô thị vào loại lớn nhất của cả nước (Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ…).2. 

_học sinh sinh viên đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

_Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệmôi trường vùng ven biển, hải đảo. 

_Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

 
8 tháng 5 2022

tham khảo

1. - Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển 

— đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển

 

2. - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.


 

8 tháng 5 2022

Cảm ơn rất nhiều * 3,14

27 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam

− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).

− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.

b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.

− Đối với kinh tế

+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).

− Đối với an ninh

+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

13 tháng 2 2016

a) Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển.

- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản ,...) ; nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

- Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, oxit titan, cát trắng..._

- có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

- Có bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4.000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.

b) Vai trò của hệ thông đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.

* Đối với kinh tế :

- Là cơ sở để khai thác hiệu quả nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

- Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển)

* Đối với an ninh :

- Là hệ thông tiền tiêu bảo vệ đất liền

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền đất nước đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?1.     Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.2.     Việc phát triển...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?

1.     Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.

2.     Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế.

3.     Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy; vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản.

4.     Lãnh thổ dài và hẹp ngang, mỗi tỉnh trong vùng đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi, cần phát triển để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
16 tháng 12 2017

Đáp án C

Câu hỏi:  Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế? Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên ở đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời: 

- Thế mạnh:

 + Có diện tích rộng với nhiều loại đất,đặc biệt là loại đất ohù sa ngột ở dọc sông Tiền và sông Hậu vs diện tích 1, 2 triệu ha thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.

 + Kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện để  phát triển nông nghiệp, giao thông,...

 + Tài nguyên phong phú, đặc biệt là rừngngâph mặn.

- Hạn chế:

 + Mùa khô kéo dài, bị nước biển xâm nhập mặn.

 + Phần lớn diện tích là đất phèn, đất nhiễm mặn.

- Biện pháp:

 + Dự trữ lượng ngọt cho mùa khô bằng các xây các đạp, hồ chứa nước.

 + Cải tạo đất phèn, đất nhiễm mặn.

17 tháng 3 2018

Đáp án D

2 tháng 3 2016

* Đồng bằng sông Cửu Long ở vị trí liền kề phía Tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Camphuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

* Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Có vị trí dịa lý thuận lợi (giáp Đông Nam Bộ, Campuchia, Biển Đông), điều kiện tốt để phát triển kinh tế trên đất liền, trên biển và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.

- Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích đất  phù sa ngọt lớn (1,2 triệu ha).

- Khí  hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

- Biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải sản hết sức phong phú, nhiều đảo, quần đảo thuận lợi cho khai thác.

- Diện tích rừng ngập mặn lớn, phát triển mạnh. 

22 tháng 3 2021

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:

- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.

- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.

- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.

Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.