K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2017

Dàn bai:

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên) Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.

2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:

Ngoại hình:

Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.

Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.

Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô,...

Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,...

Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào.

Việc làm và tính cách: Hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh.

Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.

Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.

Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.

Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.

Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.

3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.

Em đã từng gặp ông tiên trong nhũng câu chuyện cổ tích dân gian. Hãy tả hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình.

Bài làm:

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tỏi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông.

Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian.

Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tồn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông.

Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội.

Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước.

Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng. Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên.

Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

hihi

28 tháng 3 2017

Mỗi câu chuyện cổ tích được lưu giữ giống như người xưa giữ lửa và truyền lửa. Trong thế giới cổ tích đó, tôi thích nhất là nhân vật ông Bụt bởi ông là hiện thân của những phép thuật và là người biến mong ước trở thành hiện thực.

Ông Bụt rất ít xuất hiện nhưng ông luôn có mặt kịp thời để giúp những người nghèo khổ. Trong làn khói huyền ảo sắc màu, ông thường hiện ra nhân từ và phúc hậu. Khắp người ông toả những vầng hào quang chói loà như chiếu những tia hi vọng cho những con người bất hạnh. Dáng ông đạo mạo khoan thai. Em rất thích đôi mắt của ông. Ông có đôi mắt sáng ngời toát lẽn vẻ bao dung. Đôi mắt thần kì dẫn đường chỉ lối cho người nghèo khổ đến được giàu sang, người bất hạnh tìm được hạnh phúc. Ông có mái tóc và chòm râu bạc trắng, trắng hơn cả những áng mây mà ông cưỡi, vầng trán ông cao rộng, điểm những nếp nhăn. Nhưng đó không phải là dấu hiệu của tuổi già mà thể hiện sự trường thọ của ông. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh óng ánh, toả ra những ánh sáng như những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình thêu long phượng diệu kì. Ông luôn mang theo mình cây phất trần và với những câu thần chú kì diệu. Từ cây phất trần đó hiện ra váy áo rực rỡ cho cô Tấm mặc đi dự hội, cây bút thần cho Mã Lương vẽ giúp ích cho người dân nghèo,... Và với giọng nói trầm ấm, đầy hiền từ, ông đã chia sẻ những khó khăn với người nghèo khổ, bất hạnh.

Trước mắt tôi như hình dung ra hình ảnh anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt” đang ngồi khóc vì không biết làm thế nào tìm được cây tre như phú ông yêu cầu. Kia rồi, ông Bụt đã xuất hiện trong làn mây sáng và nhẹ nhàng, trầm ấm hỏi anh: “Tại sao con khóc?”. Sau khi nghe anh Khoai kể lại truyện, ông nhẹ nhàng phẩy cây phất trần thần kì của mình. Tức thì một làn gió mạnh bắt đầu thổi, cuốn phăng tất cả lá cây bên đường. Một vầng hào quang xuất hiện sau ông. Ông hô: “Khắc nhập! Khắc nhập”. Tiếng hô dõng dạc và đầy quyền năng. Kì lạ chưa, những đốt tre bỗng bị hút vào nhau tạo thành một cây tre trăm đốt. Anh Khoai chưa kịp cảm ơn thì ông Bụt đã quay người hoá thân thành làn khói trắng và dần biến mất. Ông Bụt xưa nay vẫn thế, ông giúp đỡ mọi người nhưng chẳng bao giờ đòi trả ơn.

Ông Bụt đúng là người có tấm lòng nhân hậu và bao dung xiết bao. Ông đã giúp đỡ biết bao nhiêu người nghèo khổ. Ông đã đem lại công lí cho cuộc sống. Ông đã biến những giấc mơ trong cuộc sống trở thành hiện thực.

Em mong rằng một ngày nào đó em sẽ được gặp ông Bụt thực sự, để gửi cho ông mong ước về hoà bình và sự ấm no của thế giới, giúp những người nghèo vượt lên số phận như các nhân vật cổ tích.

24 tháng 10 2021

chắc vì ông Bụt nổi nhất

25 tháng 10 2021

tại vì khi đó trọng nam khinh nữ v:

 

 

7 tháng 10 2021

Đề như này là sao em?

7 tháng 6 2020

Mk cần gấp, mai bắt buộc phải có rồi.

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?Gợi ý:– Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,...?– Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?• Em gặp bà tiên, ông bụt,......
Đọc tiếp

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.

1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?

Gợi ý:

– Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,...?

– Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?

• Em gặp bà tiên, ông bụt,... trong hoàn cảnh nào?

• Em sẽ nói những gì?

• Bà tiên, ông bụt,... sẽ trả lời em thế nào?

• Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?

2. Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...

– Câu đầu tiên: Giới thiệu cuộc gặp gỡ.

– Các câu tiếp theo: Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...

– Câu cuối: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.

3. Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.

– Câu đầu tiên có hấp dẫn không?

– Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?

– Câu cuối có ấn tượng không?

– Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?

– ?

4. Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.

1
NG
15 tháng 10 2023

1.

- Em đã đọc nhiều câu chuyện có cô tiên, ông bụt như Sự tích hoa cúc trắng, Chuyện bốn mùa…

- Em gặp ông bụt trong giấc mơ, ông bụt đã ban cho em những bông hoa khi em làm việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và điều ước của em thành sự thật

- Đây là cuộc gặp gỡ đầy thú vị và thật bất ngờ
2. Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, đã cuốn em về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ em gắn với lời kể của mẹ, của bà, với những nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của em. Ồ, đẹp chưa kìa! Trước mắt em là cảnh vật chưa bao giờ thấy. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa ra khắp mọi nơi. Những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Cô bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt. Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!". Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất. 
3. 

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

4. 

Học sinh tự đọc, rà soát lại lỗi và bình chọn đoạn văn.

11 tháng 8 2019

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

Tả cô Tấm - Truyện "Tấm Cám"

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.

Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.

Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.

Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.

Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

4 tháng 3 2020

Tham khảo nha bạn !

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên) Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.

2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:

Ngoại hình:

Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.

Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.

Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô,...

Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,...

Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào.

Việc làm và tính cách: Hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh.

Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.

Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.

Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.

Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.

Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.

3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.

Em đã từng gặp ông tiên trong nhũng câu chuyện cổ tích dân gian. Hãy tả hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình.

Bài làm:

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tỏi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông.

Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian.

Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tồn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông.

Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội.

Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước.

Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng. Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên.

Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

đề Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Dưa hấu không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên ông bà trong những ngày Tết. Là vật liệu cho các tài nhân khắc hình họa lên vỏ của dưa hấu.Tôi chính là người đã tìm được nó tên tôi là Mai An tiêm đây , hiện tại tôi đang sống với một người vợ dịu dàng cùng 2 đứa con chăm ngoan và có trí hơn người.Đã rất lâu kể từ khi tôi tìm được loại quả...
Đọc tiếp

đề Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích 

Dưa hấu không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên ông bà trong những ngày Tết. Là vật liệu cho các tài nhân khắc hình họa lên vỏ của dưa hấu.Tôi chính là người đã tìm được nó tên tôi là Mai An tiêm đây , hiện tại tôi đang sống với một người vợ dịu dàng cùng 2 đứa con chăm ngoan và có trí hơn người.Đã rất lâu kể từ khi tôi tìm được loại quả lạ ấy nên chắc mọi người cũng đã quên tôi rồi .Vậy nên hôm nay hãy để tôi kể lại câu chuyện của tôi cho mọi người cùng nghe.

Thời đó, đất nước ta có núi cao, có sông rộng, trời đẹp nắng vàng, nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Vua Hùng Vương thứ mười bảy – cũng chính là cha nuôi của tôi.Vua yêu thương tôi nên thường ban cho tôi của ngon vật quý. Thói thường, các quan được một chút lộc vua thì nâng niu ca tụng, riêng tôi thường bảo: "Của biếu là của lo, của cho là của nợ!" và xem thường các thứ ấy. Việc đến tai vua, ông ấy giận lắm, bảo: "Đã thế ta cho nó cứ trông vào tài sức của nó xem có chết rũ xương ra không?". Thế là một buổi sớm, tự nhiên tôi thấy lính đến giải cả tôi lẫn vợ con xuống thuyền, chẳng cho mang theo một cái gì hết. Tôi nói mãi chúng mới để cho đem một cái gươm cùn hộ thân. Buồm căng gió, thuyền tròng trành nhằm biển khơi thẳng tiến. Hôm sau thuyền đến một đảo nhỏ. Họ để gia đình tôi lên bờ với năm ngày lương thực, một chiếc nồi, rồi nhổ neo quay lái. Vợ tôi  bế con nhìn theo chiếc thuyền dần dần ra xa rồi khuất mất, nước mắt nhỏ như mưa. Từ nay có bao giờ cô lại được cùng hàng xóm chia nhau những bắp ngô đầu mùa, hay nói một câu chuyện gia đình dưới ánh trăng! Quay vào hòn đảo hoang vu cô ấy lại càng khiếp sợ hãi hùng, không biết rồi đây lấy gì mà ăn để sống tạm cho qua ngày tháng. Tôi dắt vợ con tìm được một cái hốc đá ở tạm. Rồi tôi cắp gươm đi thăm dò,hòn đảo quả thật hoang vu, chỉ có ít cây cỏ lơ thơ và mấy loài chim biển. Tìm mãi mới thấy vài thứ quả chát chua và rau dại ăn tạm cho đỡ đói. Từ đấy, ngày ngày tôi trồng rau và tìm quả, vợ thì ra bờ biển mò con ngao, cái hến. Đứa con lớn của tôi bắt chước cha cũng cặm cụi làm bẫy đánh chim. Nhưng rồi chim dần dần quen bẫy, có khi suốt ngày thằng bé không bắt được một cái lông. Cá nhiều nhưng không lưới, quả thì có mùa. Cho nên thức ăn chính của gia đình tôi vẫn là mấy thứ rau dại mà chàng trồng thành rau vườn. cuộc sống lúc đấy của gia đình tôi vô cùng lao đao, vất vả.Nhưng dù vất cả khổ cực nhưng tôi vẫn tin sẽ một ngày mình làm cho cuộc sống khá lên .

 Một hôm có con chim đương ăn ngoài bãi thấy tôi đến, vội bay đi, bỏ lại một miếng mồi đỏ. Tôi cầm lên xem thì là một mảnh quả dưa bằng hai ngón tay. Tôi nghĩ thầm chim ăn được có lẽ người cũng ăn được, bèn nếm thử thì thấy có vị ngọt. Tôi đã mang về cho gia đình cùng ăn và nhặt hạt gói lại. Ngồi nghỉ một lát thấy mát ruột, đỡ đói, tôi có ý mừng, lấy gươm xới một khoảnh đất mà gieo hạt xuống. Ít ngày sau mấy hạt da mọc mầm đâm lá, bò tỏa ra khắp khoảnh đất. Vợ tôi cũng giúp tôi sớm chiều săn sóc mấy dây dưa lạ. Vợ chồng tôi hồi hộp trông thấy mấy cái hoa đầu tiên hé nở, rồi hoa kết quả.Thấy nó lớn mãi như không bao giờ thôi, tôi cũng không biết lúc nào nên hái. Một buổi sớm tinh mơ, nghe tiếng quạ kêu ngoài bãi vợ nói với tôi:

 - Ở đây hoang vắng, quạ không tụ họp bao giờ, nay chúng nó kêu inh ỏi một nơi, tất là có sự lạ. Anh ra xem thế nào!

Tôi ra đến bãi thì đàn quạ bay đi bỏ lại quả dưa chúng vừa mổ thủng vài nơi. Tôi cắt dưa về. Khi tôi bổ dưa ra, cả nhà lóa mắt vì mầu đỏ tươi của ruột dưa. Đây đó giữa mầu đỏ, có những hạt đen như hạt huyền và bọc ngoài một lớp vỏ trắng viền xanh. Hai đứa con thèm nhỏ nước rãi, vợ tôi thì cứ tấm tắc khen quả trông ngon mắt. An Tiêm cẩn thận cắt cho mỗi người một mảnh nhỏ ăn . Bốn người như một, khen ngợi cái vị thanh ngọt, cái mùi thơm nhẹ nhàng của quả lạ, ăn vào không những không xót ruột lại còn thấy đỡ khát và khỏe người ra. Đến tra, tôi mạnh dạn bổ hết quả dưa cho con ăn đến no.Cả nhà tôi mừng rỡ, bồng bế nhau ra bãi, chọn những quả sẫm mầu dưa đem về, còn lại thì thay phiên nhau canh quả. Và từ đấy,chúng tôi cứ trồng thêm ra mãi. Tất cả nông cụ chỉ gồm có một cái gươm cùn và mấy hòn đá mài bén, vì vậy thêm một gốc dưa là thêm không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Chúng tôi chăm sóc hết lòng, nhờ vậy giống dưa càng ngày càng sai, quả càng to, thịt dày thêm mãi, vỏ mỏng dần đi, vị càng thơm ngọt.Cứ mỗi lần hái dưa, tôi lấy mấy quả đánh dấu thả ra biển. Dưa trôi biệt tăm tích không biết bao lần, trăng non rồi trăng già không biết bao bận, tôi vẫn không ngã lòng. Quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng được giống dưa quý, để đổi về đem bán trên đất liền. Từ đấy tôi đổi được các thức ăn dùng thường ngày và còn cất được một cái nhà lá xinh xinh.Về phần vua Hùng Vương, từ ngày bỏ tôi ra hoang đảo, ông yên trí rằng tôi đã chết rồi, đôi khi nghĩ đến cũng có bùi ngùi thương hại. Cho đến một ngày kia, thị thần dâng quả lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích, mới biết là do tôi trồng ngoài đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình sai, cho thuyền ra đón gia đình tôi. Vợ chồng tôi mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm, và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón.

Bây giờ gia đình tôi sống vô cùng ấm no hạnh phục. Chúng tôi cùng nhau trồng và buôn bán loại quả lạ ấy .Hai đứa con của tôi cũng đã lớn bây giờ chúng cũng đang phụ giúp chúng tôi chăm bón , gieo trồng cây.Tôi luôn dạy chúng phải lằm lụng chăm chỉ và cần cù dù đối diện với nghịch cảnh cũng không được chùng bước và nhụt chí .Luôn phải có lòng bao dung sẵn sàng chia sẽ với người khác thì mới có thế nên người được   

mọi người đọc rồi chữa hộ em ( sửa cho nó ngắn với đủ ý ạ )

 

 

 

 

 

0