K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2016

* Những cải cách

- Về kinh tế:

+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các “Đaibátxư”.

+ Cải cách ruộng đất

+ Thực hiện các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng nam, nữ...

- Về chính trị: loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt, bộ máy chiến tranh. Ban hành Hiến pháp mới (1947), Nhật Bản là nước Quân chủ lập hiến, Nhật Bản cam kết từ bỏ chiến tranh, không duy trì quân đội.

* Chính sách đối ngoại(1945 – 2000)

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ

- 9/1951, Nhật Bản kí hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật. Sau này, hiệp ước an ninh được gia hạn nhiều lần và 1996 kéo dài vĩnh viễn

- Sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản cố gắng tự chủ hơn trong đối ngoại, mở rộng quan hệ với Tây Âu, chú trọng quan hệ với Châu Á và Đông Nam Á

- Ngày nay, Nhật nỗ lực vươn lên thành 1 cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế.

* Nhật Bản từ 1991 – 2000:

- Kinh tế: Nhật vẫn là 1 trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.

- Khoa học – kĩ thuật: phát triển ở trình độ cao, 1990 phóng 49 vệ tinh, hợp tác với Mĩ, Liên Xô trong chương trình vũ trụ quốc tế.

- Văn hóa: vẫn giữ được giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa, kết hợp hài hòa truyền thống và hiện đại.

 

4 tháng 4 2018

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và các nước Tây Âu (trong đó có Pháp) đều chịu thiệt hại nặng nề và đều nhận được viện trợ từ Mĩ. Đối với Pháp, Mĩ viện trợ cho Pháp theo kế hoach Macsan. Đối với Nhật Bản là thực hiện các cải cách về hiến pháp, các cải cách dân chủ về lao động.

Ở giai đoạn đầu Nhật Bản và Pháp đều liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau nhất là từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối với Mĩ của Nhật Bản và Pháp lại khác nhau:

- Nhật Bản: vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Sgk trang 57). Tháng 4 – 1996, Mĩ và Nhật Bản ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

- Pháp: (Sgk trang 50): trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

=> Như vậy, điểm khác nhau trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Pháp là: Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Pháp tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ, trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế.

1 tháng 3 2017

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và các nước Tây Âu (trong đó có Pháp) đều chịu thiệt hại nặng nề và đều nhận được viện trợ từ Mĩ. Đối với Pháp, Mĩ viện trợ cho Pháp theo kế hoach Macsan. Đối với Nhật Bản là thực hiện các cải cách về hiến pháp, các cải cách dân chủ về lao động.

Ở giai đoạn đầu Nhật Bản và Pháp đều liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau nhất là từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối với Mĩ của Nhật Bản và Pháp lại khác nhau:

- Nhật Bản: vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Sgk trang 57). Tháng 4 – 1996, Mĩ và Nhật Bản ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

- Pháp: (Sgk trang 50): trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

=> Như vậy, điểm khác nhau trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Pháp là: Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ còn Pháp tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ, trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế

30 tháng 9 2017

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ, tiêu biểu là kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (tháng 9-1951 ), chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật và sau đó gia hạn Hiệp ước này vào các năm 1960, 1970, 1996, 1997 làm cho chi phí ; của Nhật giảm (chỉ chiếm 1% GDP).

- Từ nhiều thập kỉ qua, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính sách và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

14 tháng 12 2018

Từ những năm 1970, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu. Nội dung chủ yếu của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

19 tháng 12 2017

Đáp án B

- Trong hai giai đoạn đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1952 và 1952 – 1973) chính sách đối ngoại của Nhật Bản đều tập trung trong mối quan hệ với Mĩ (Biểu hiện cụ thể với Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật) và các nước Tây Âu.

- Từ năm 1973 đến năm 1991, Nhật Bản bắt đầu thực hiện chính sách “hướng về châu Á” với học thuyết Phucưđa (1977), tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Đây chính là điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991 so với hai giai đoạn trước.

4 tháng 5 2017

A.

Từ những năm 1970, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991). Nội dung chủ yếu của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN

24 tháng 9 2019

Đáp án A

12 tháng 9 2019

Đáp án: A

Từ những năm 1970, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991). Nội dung chủ yếu của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

16 tháng 1 2018

Đáp án B

- Trong hai giai đoạn đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1952 và 1952 – 1973) chính sách đối ngoại của Nhật Bản đều tập trung trong mối quan hệ với Mĩ (Biểu hiện cụ thể với Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật) và các nước Tây Âu.

- Từ năm 1973 đến năm 1991, Nhật Bản bắt đầu thực hiện chính sách “hướng về châu Á” với học thuyết Phucưđa (1977), tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Đây chính là điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991 so với hai giai đoạn trước.