K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2016

 Thế mạnh về tự nhiên để phát triển thủy điện: Các sông suối có trữ năng thủy điện lớn.

 Hiện trạng phát triển thủy điện:

- Nhiều nhà máy thủy điện đã được xây dựng

- Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà

11 tháng 3 2019

a) Thế mạnh về tự nhiên để phát triển thuỷ điện

Các sông suối có trữ lượng thuỷ điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

b) Hiện trạng phát triển thuỷ điện

- Nhiều nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Ciâm (342 MW), Nậm Mu trên sông Chảy.

- Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW). Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

8 tháng 12 2017

a) Thế mạnh:

- Đất đai - địa hình:

+ Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), thuận lợi cho cây chè phát triển.

+ Diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng có thể tổ chức sản xuất với quy mô khác nhau.

- Khí hậu:

+ Mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh phù hợp với sinh thái cây chè.

+ Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao địa hình tạo điều kiện trồng nhiều giống chè khác nhau.

b) Hiện trạng phát triển:

- Là vùng chè lớn nhất cả nước.

- Cây chè tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang,...

27 tháng 2 2016

a) Thế mạnh

- Đất đai - địa hình :

  + Có nhiều loại đất thuận lợi cho cây chè phát triển 

  + Diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng có thể tổ chức sản xuất với quy mô khác nhau

- Khí hậu :

  + Mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh phù hợp với sinh thái cây chè

  + Sự phân hóa khí hậu tạo điều kiện trồng nhiều giống chè khác nhau

b) Hiện trạng phát triển

 - Quy mô : vùng trồng chè lớn nhất cả nước

- Cây chè tập trung chủ yếu ở các tỉnh : Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang,...

26 tháng 1 2016

a) Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ : Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.

b) Thế mạnh về tự nhiên để phát triển thuỷ điện : các sông suối có trữ năng thuỷ điện lớn (hệ thống sông Hồng 11 triệu kW, chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước ; riêng sông Đà gần 6 triệu kW).

c) Hiện trạng phát triển thuỷ điện :
- Nhiều nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng : Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW) và hàng loạt nhà máy thuỷ điện nhỏ.

- Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW).

4 tháng 9 2019

* Tham Khảo

Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vinh Bắc Bộ.

Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.

5 tháng 1 2017

1.Thuận lợi:
- Nhiều khoáng sản, các mỏ than, apatit, đồng, sắt....
- Các tài nguyên xây dựng như cát, đá vôi
- Vị trí ngã ba chiền lược, giáp Lào và Trung Quốc, là cửa khẩu quan trọng cho ngoại thương và giao lưu văn hoá.
- Có vùng biển đẹp, thuận lợi phát triển du lịch như Quảng Ninh, có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên
- Tài nguyên rừng phong phú
- Biển giàu bãi tôm cá
- Các sông dốc, chảy xiết thích hợp thủy điện

Khó khăn:
- Dân trí chưa cao
- Nhiều dân tộc thiểu số
- Thiên tai bão, lụt, sương giá, sương muối
- Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực
- Thời tiết lạnh, thích hợp trồng rau ôn đới nhưng khó trồng cây ăn quả nhiệt đới.

5 tháng 1 2017

2.

+ Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì đông bắc là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta, các khoáng sản quan trọng là:

- Than (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn)

- Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang)

- Thiếc, măn gan, bô xít (Cao Bằng)

- Chì, Kẽm (Bắc Cạn)

- Apatit, đồng – vàng (Lào Cai)

- Đá vôi và đá xây dựng có ở nhiều nơi

+ Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì sông Đà có trữ năng thủy điện rất lớn (khoảng 6 triệu KW, chiếm 20% nguồn thủy năng của cả nước).



4 tháng 7 2017

Hướng dẫn: SGK/147, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: D.

27 tháng 2 2016

- Đất : Phần lớn diện tích là đất  feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất sa cổ ( ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi), thích hợp để trồng nhiều loại cây.

- Khí hậu : Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

- Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý

- Phát triển mạnh cây chè (là vùng chè lớn nhất cả nước) và các cây công nghiệp khác ( trẩu, sở, hồi, đậu tương, lạc, thuốc lá)

- Khả năng mở rộng diện tịch và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn.

- Khó khăn : rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông