K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2016

Carl Friedrich Gauβ đã nói, “Toán học là nữ hoàng của các môn khoa học”. Có phải vì vậy mà môn Toán từ xưa đến nay vẫn được sự quan tâm của nhiều người, từ các bậc phụ huynh cho đến các em học sinh. Làm thế nào để học giỏi môn Toán ? Chúng ta hãy thử cùng nhau đi tìm lời giải cho câu hỏi này.

Tôi có một công thức chung để học tốt :

 HỌC TỐT  =  THÔNG MINH  +  CHĂM CHỈ

Tùy theo môn học mà tỷ lệ giữa hai yếu tố này có thay đổi. Riêng đối với môn Toán, theo tôi, tỷ lệ này sẽ là 65% thông minh, 30% chăm chỉ và phải có thêm 5% cho sự đam mê, yêu thích Toán học.

Đa số học sinh đều cho rằng môn Toán là môn học “khó nuốt” nhất nhưng nếu bạn hỏi các em học sinh chuyên Toán thì câu trả lời của họ lại hoàn toàn ngược lại – Môn Toán là môn học dễ nhất. Thật vậy, lý do trước tiên là khi học Toán, các em sẽ không phải nhớ quá nhiều. Dĩ nhiên, các em cũng cần phải học thuộc các định lý, các định nghĩa, các tính chất và các hệ quả. Đây là những kiến thức cơ bản nhất để các em có thể dựa vào đấy để phát triển những suy luận của mình.  Toán học là một chuỗi dây xích, khi bạn đã biết A, bạn sẽ tìm được mắt xích B cạnh đấy. Nhưng làm thế nào để tìm ra B một cách nhanh chóng và chính xác thì chỉ có sự thông minh mới giúp các em được.

Khi gặp một bài toán lạ và khó, các em cần phải bình tỉnh. Các em hãy nhớ rằng một bài toán khó là tổ hợp của nhiều bài toán đơn giản. Bằng sự phân tích và óc phán đoán, hãy đưa nó về những dạng bài tập quen thuộc mà các em đã gặp. Để làm được điều này thì ngoài yếu tố thông minh, các em còn cần phải có lòng kiên nhẫn và đức tính chăm chỉ. Siêng năng làm bài tập - Chỉ có việc này mới giúp các em nhớ lâu những định lý và các hệ quả. Một điều quan trọng nữa là đừng xem thường những bài toán dễ. Các em hãy đoan chắc rằng mình đã làm xong tất cả những bài toán dễ. Vì sao vậy ? Vì nền tảng của môn Toán chính là những kiến thức cơ bản. Có khi các em học thuộc định lý, hiểu cách chứng minh định lý nhưng lại không biết vận dụng vào bài tập. Chỉ có chăm chỉ làm bài tập từ dễ đến khó mới giúp các em tập tính nhạy bén trong việc giải bài tập.

Một trong những nguyên nhân khiến các em học sinh học kém môn Toán là do các em mất căn bản ở các lớp dưới, dẫn đến kỹ năng tính toán kém và thiếu tự tin; cũng có em viện lý do vì những giờ học Toán thường khô khan, thiếu sinh động và hấp dẫn. Dần dần các em sẽ chán học môn Toán, không thèm làm bài tập và … đã kém lại càng kém hơn. Để khắc phục tình trạng này, các thầy cô dạy môn Toán nên tổ chức những hình thức dạy học kích thích được sự hứng thú của học sinh, tránh sự đơn điệu và tẻ nhạt ở những giờ học. Ví dụ, với các em tiểu học, khái niệm “phân số” là một điều rất mới lạ, trừu tượng nhưng nếu các thầy cô chia cho các em một phần tư cái bánh, một nữa quả cam .. ắt hẳn các em sẽ dễ dàng hiểu bài.

Nhưng chúng ta nên nhớ chỉ cần 30% chăm chỉ đối với môn Toán thôi nhé. Miệt mài với các con số, các định lý … sẽ dễ dẫn các em đến sự mụ mẫm ! Các bạn hãy để ý những em học giỏi Toán, thường sẽ giỏi Văn. Vì ngoài giờ học Toán, sở thích chung của các em này là đọc sách. Những tác phẩm văn học sẽ làm cân bằng trí não của các em.


Toán học là nữ hoàng. Nữ hoàng thường hay … đỏng đảnh, vì vậy cần có trí thông minh để khắc phục được nó, cần có sự kiên nhẫn để hiểu thấu đáo và cần có niềm say mê để trung thành với Toán học./

19 tháng 2 2016

phai yeu mon toan 

10 tháng 10 2018

cậu có thể đọc thêm sách trên lớp lắng nghe thầy cô giáo giảng về nhà lm bt đầy đủ

10 tháng 10 2018

Chăm nghe giảng, bài nảo chưa hiểu thì hỏi người học tốt, luyện thật nhiều bài tập...(tùy vào ý kiến đóng góp của mn nha)

Chúc bn học tốt

4 tháng 10 2021

Toán : Nhớ các kiến thức và vận dụng để làm bài tập ( làm nhiều cho quen )

Văn : Đọc tham khảo nhiều , tập phân tích văn bản

Anh : Học thuộc từ mới, mẫu câu, luyện đọc nhiều

Vật lý : Chủ yếu là nhìn cô giảng và về nhà làm lại bài đó ( làm nhều bài tập )

Địa : Học thuộc và tập xác định phương,hướng , độ Nam , Bắc

Sử : Thuộc các cột mốc

Sinh học : học thuộc và nhớ kĩ các loài động vật ( lớp 7 )

GDCD : Học thuộc và hiểu bản chất

Cộng nghệ : Thực hành nhiều

Âm nhạc : Hát nhiều, học thuộc cao độ trước khi hát

Mĩ thuật : vẽ nhiều tranh theo mẫu, cần một chút năng khiếu

Thể dục : Nghe và làm theo.

30 tháng 9 2016

ngaingung

30 tháng 10 2016

đọc triết lý mác lê nin ấy bạn

25 tháng 12 2015

đơn giản là chăm học thôi

25 tháng 12 2015

Chịu khó trả lời câu hỏi giúp các bạn khác thì rất nhanh tiến bộ.

Chúc bạn học ngày càng gỏi nhé ^.^

21 tháng 10 2018

Learning foreign languages ​​in general and English in particular, we should first understand this:

1. Language is not words written. So the first thing we need to listen to listening to understand and co. Time is to say some very popular and simple.

- You have to practice how to reach the skills that foreigners say we can understand, that is, to know the pronunciation, accent or the goals necessary in the sentence, so we can understand. and hear. Language is also a set of habits:

- It is necessary to train, imitate, and memorize the dialogue in the book, and at the same time to read aloud the sample sentences until a mechanical response is generated. Our brains are as elite as we are speaking our mother tongue. Conditions to learn a foreign language conveniently: To learn English well, we need the following:

a / Audio tape - movies (if any), many books for reference

(1.) Tape Listen: - Choose the correct, clear, and good voice tapes. Do not think the tape is the same. If possible you should listen, filter before buying. - There is a slow sound tape, there is a fast listening tape. You should also "get acquainted" with both types of tapes. The first time you listen to the tape slowly, once you get used to it already, listen to the tape quickly. How, when you hear, understand is good.

(2) Movies: Firstly, to make it easy to understand, choose the English film rolls of small, simple stories with many common words to help you understand. Gradually you will use films with more complex vocabulary.

(3) Reference books: There are quite a few books to provide for English learning. You should be cautious in choosing books. - Find the books written by any author. Know what you buy, what you need. Needless to say, but not all books that teach English as buying, of any author does not need to distill. There are some practitioners, as every street in the street meets an English-language book of purchase, anyone's. There are books they have not read once. So, sir, that turned out to be too wasteful in the right place. You should filter when buying books written in foreign languages, to request that book will benefit you.

b / Lesson: need to learn vocabulary in parallel with the sample sentences. To become fluent in English you can not lack these requirements to learn vocabulary in parallel with the sample sentence. In other words: in the sample sentence there is a vocabulary. And so to understand the sentence, you have to belong to the previous vocabulary.

c / How long does it take to study English? If you rarely have time during the day, you can cut back on your English training. But every day you have to have time to study continuously. If one day you forgot to study, the English language in your head would not be that sensitive. Learning English is like a car that needs grease every day, otherwise it becomes rusty and difficult to start. For this reason, some teachers teach foreign language more tired than other subjects when imparting knowledge to students, but it is very beneficial for teachers by teaching methods, the majority of lectures The students have reviewed their knowledge of foreign languages.

chúc bạn học tốt

14 tháng 12 2016

Tham khảo nhé bạn: - Outline ( Dàn ý )

English is so widely spoken, it has often been referred to as a "global language". it can bring people closer ... it can make business and negotiations easier... it can help you communicate with people of all cultures across the globe.English is very important for us to master because it is really necessary for our future job and our life everyday. There is no way to improve something without practising it. Most of Vietnamese students study English at school, but they can not improve it much, because they don't use them in their every day life. And now, some experiences to learn English will be shared with you. Do follow and I think they may be very effective. English skills can divide into 4 parts: listening, speaking, reading and writing. Now, let’s go into speaking skill first.


 Speaking


 At first, you should speak slowly but don’t mispronounce. To express your ideas more effectively, you can combine with your gesture and acts. Through this way, learning English will be easier because you can use all your five senses.
 If possible, use a tape-recorder to record your voice. Then hear again to adjust.
 Practise your speaking skill at home, at school and everywhere if possible
• At home, if nobody can speak English with you, stand in front of your mirror and speak with yourself. You may have many difficulties at first and you often think that there’s nothing to talk but if you try, it will become your habit gradually.
• At school, you can invite your friends to speak together at time break. start with easy sentences such as “What’s your name?” or “What’s your favorite food?”. Then go to more difficult one. And expressing your ideas is not easy, is it? For example, you want to say that “Yesterday, my father picked me up”. But you don’t know how to speak English, you can use both English and Vietnamese “Yesterday, my father đón me”. It may seem ridiculous but I have tried many times. And its effect, there’s no need for further argument. In a short time, I not only improve my speaking skill but also broaden my vocabulary. Because if you don’t know any words,you can look up your dictionary right away and if necessary, asking your English teacher for help is the best way.
 Listen tapes as much as possible to imitate native people’s intonation.
Here are some useful ways you can try. Finally, I want to say that speaking English fluently won’t be too hard for you if you try to practice .


 Listening


 The best advice is “ listen, listen and listen”. Start with simple levels, try to hear and then write all things you have heard. You don’t need to hear every word in a passage or a conversation. The most first important thing is you can understand what they are speaking. If your listening skill is better, you can go to more difficult levels. Many sources can support you such as English songs, tapes, TV, Internet,….
Vietnamese students may very good at reading and writing skill. But I want to share you some experiences I have.



 Reading


 When reading, you will see many new words. Don’t use your dictionary, guess their meaning and continue your reading. When you finish, it’s time for you to check them.
 Try to answer questions below every reading part or try to find the topic and the main idea of each passage you read.
 Improving your vocabulary is really important not only for your reading skill but also for other skills.
 Find stories, essays,…on Internet or on newspapers, magazines in English and read as much as possible. By this way, you not only read better but also save your money to buy books.
 Writing
 Try to write out all things you have spent in a day so you can practise this skill more often.
 Chatting in English with your friends is really a very good idea.
 If you want to learn how to write methodically, read more books about this.And while reading, pay attention to their styles to imitate.Writing skill also divide into many levels from easy to difficult ones so start with first easy steps.

*** Good luck ~ MDia
 

7 tháng 12 2021
Hiểu bản chất của môn Văn, tạo sự hứng thú với môn Văn. ...Luyện tập thói quen đọc sách. ...Học cách ghi nhớ có hiệu quả ...Không ngừng học hỏi, phát triển tư duy. ...Tạo thói quen chuẩn bị bài trước. ...Rèn luyện tính tự giác trong học tập. ...Biến môn Văn trở thành tiết học thú vị ...Chăm chỉ trong quá trình học tập.

Tham khảo: Làm Sao Để Học Giỏi Môn Ngữ Văn – Đạt Điểm Tối Đa - Tự Học 365

20 tháng 2 2016

Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống, có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng ngày và giúp con người hiểu biết thêm về vũ trụ. Vật lý trong nhà trường giúp ta bước đầu nhập môn khoa học này. Để học tốt môn Vật lý cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý.

  • Nội dung phương pháp học tập:

1. Xây dựng lòng yêu thích môn học
Có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này.

Bằng cách nào?
Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,…
Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần các em sẽ tìm thấy được những cái hay của môn học này mà yêu thích nó.

2. Rèn luyện trí nhớ tốt 
Có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó.

Rèn luyện như thế nào?
Đó là: trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn.
Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là không làm bài được.

3. Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức
Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…

Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.

4. Lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh.
Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao.

  • Học bài mới

1. Phần lý thuyết:
- Trước tiên, để có thể hiểu rõ những vấn đề trong môn vật lý, các em phải chăm chú nghe giảng.
Những hiện tượng chỉ tuân theo một số nguyên tắc nhất định, và để hiểu rõ những hiện tượng đó thì các em có thể hỏi thầy cô trên lớp, những bạn giỏi về môn này để giải thích giúp.
Các em có thể lên mạng để tìm những hình ảnh minh họa, những đoạn phim mô phỏng những thí nghiệm được học trên lớp. Trên mạng có rất nhiều tư liệu và hình ảnh minh họa dễ hiểu.

- Sau đó là phải nhớ công thức tính toán, môn Vật lý có hai phần: thứ nhất là phần lý thuyết, thứ hai là phần bài tập.
Việc nhớ rõ công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu học sinh nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ được những công thức mới phải làm bài tập nhiều, càng nhiều càng tốt. Trong lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp dụng đúng và nhớ công thức lâu.

- Một việc nữa là trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người ta thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn.

- Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…

- Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học tốt môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.

- Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.

- Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.

- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.

2. Phần bài tập:

- Sau khi đọc xong đề việc tóm tắt đề bài rất quan trọng, bước này giúp chúng ta tìm những dữ kiện cần thiết trong đề. Việc tóm tắt đề sẽ giúp chúng ta biết được đề bài cho những đại lượng nào, đại lượng nào chưa có để học sinh có hướng giải cho bài toán.

- Sau khi đọc xong đề thì tưởng tượng trong đầu hiện tượng rồi viết công thức tính toán ngay, nên vẽ hình minh họa hiện tượng trước rồi hãy tính toán. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hiện tượng hơn và ít bị rối hay giải sai bài toán.

- Với những bài phức tạp thì việc vẽ hình còn quan trọng hơn nữa, nên vẽ hình đủ lớn, vì sau đó ta còn viết hay vẽ thêm nhiều dữ kiện khác nữa. Điều này giúp cho chúng ta có thể minh họa những dữ kiện đề bài ngay trên hình vẽ, giúp cho việc tính toán chính xác và nhanh hơn.

- Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.

- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.

Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ GD-ĐT ban hành, sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng.

  • Trình tự làm một bài toán vật lý là:

- Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.

- Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.

- Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này).

- Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).

- Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.

- Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số).

- Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.

- Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.

3. Ôn tập:
- Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương).

- Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.

Lưu ý thêm:

* Đề thi môn vật lý lúc nào cũng có đủ hai phần định tính và định lượng, HS cần coi trọng cả hai phần lý thuyết và bài tập, đặc biệt không học qua loa phần lý thuyết vì có nắm vững lý thuyết nhuần nhuyễn mới giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng.

Do đó đừng học lý thuyết bằng cách nhồi nhét mà cần phải hiểu thật rõ ý nghĩa để biết phân tích, suy luận khi làm các câu hỏi trắc nghiệm.

* Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương trình nên không được học tủ, không được bỏ bài học nào.

19 tháng 2 2016

Vật lí là môn học có tính tương tác và ứng dụng rất cao trong đời sống xã hội. Khi học đến một vấn đề nào đó các bạn hãy cố gắng liên hệ những điều tương tự, các sản phẩm tương quan trong cuộc sống và móc nối các hiện tượng lại với nhau. Điều đó sẽ giúp bạn học giỏi môn lýmột cách hiệu quả hơn.

Ví dụ về lực đẩy, các bạn có thể hình dung đến chiếc bơm xe đạp, nén khí…điều này không những giúp các bạn nhập tâm hơn trong quá trình học mà còn biến những phần lý thuyết tưởng chừng khô khan thành mềm mại dễ học.

Ngoài ra muốn học giỏi môn lý về nhà bạn cần làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học đều tất cả các môn, đặc biệt là môn Toán – vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý. Tham kháo: Cách học giỏi môn toán hiệu quả

Bài tập thì có nhiều nhưng cần phải biết phân loại thành những dạng khác nhau nhằm tìm ra được cách thức giải và điều quan trọng là không bị lẫn. Qua đó các bạn sẽ hình thành được các kỹ năng giải nhanh, giải đúng, giải trúng trọng tâm yêu cầu của đề.

cach_hoc_gioi_mon_ly

 Phương pháp học giỏi môn lý (Ảnh minh họa)

Một số kinh nghiệm học tốt môn lý bạn cần biết.

1/. Muốn học tốt môn vật lý trước hết bạn cần phải có lòng yêu thích môn học – có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn lý.

Cách học giỏi môn lý: bạn nên thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,… Luôn đặt câu hỏi “Tại sao?” trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải – và như vậy dần dần bạn sẽ tìm thấy được những cái hay, cái đẹp của bộ môn này mà yêu thích nó.

2/. Học cách nắm bắt nhanh bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó.

Muốn làm được điều này trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Vì những bài đó chúng ta đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn. Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là mất điểm ngay.

Ngoài ra để học giỏi môn lý trước khi đến lớp bạn cần đọc và soạn bài thật kỹ. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…

3/ Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức sẽ giúp bạn học tốt môn lý nhanh hơn. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.

Để rèn luyện cách học giỏi môn lý chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc: Cơ bản (nắm vững kiến thức sách giáo khoa) -> Chắc (sử dụng kiến thức làm các bài tập cơ bản một cách thuần thục) -> Nâng cao (tìm tòi làm bài tập trong các sách nâng cao)-> khả năng tự tổng hợp (tổng hợp kiến thức cho riêng mình->biến kiến thức sách vở mình học thành nguồn của mình, bạn làm được điều này chỉ khi bạn có thể giảng giải lại cho bạn bè một cách lưu loát không cần dùng sách vở)-> Tư duy (khả năng làm các bài tập khó, không có dạng nhất định).

4/ Nếu có điều kiện, các bạn nên thành lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh. Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao – không chỉ riêng môn vật lý mà các môn khác cũng vậy.

5/ Trình tự làm một bài toán vật lý bạn nên tham khảo:

– Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.

– Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.

– Đổi đơn vị nếu cần (học sinh thường không để ý hay quên làm bước này).

– Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).

– Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.

– Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa vội thế số).

– Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.

– Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không

10 tháng 3 2019

số học sinh không học tốt cả hai môn là 

30-(8+12+3)=7 (học sinh)

đáp số : 7 học sinh