K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2016

Mình chọn c

                                                      Bài làm

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

!!!!!!!!

 

Mình chọn a nha bạn, đây là đặc sản quê mk đó(Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh)

Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.

Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc đã trải qua bao thăng trầm, đến hôm nay ông Đối tự hào tâm sự: “Ngoại trừ nem Phùng (Hà Tây cũ) có nét khá giống với nem Bùi, miền Nam, miền Trung hay chính vùng Bắc bộ này cũng không nơi đâu có nem Bùi như quê tôi”.

Nem Bùi sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.

Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.

Ngày nào cũng phải dậy từ 2-3h sáng để lấy thịt từ chợ về, làm liên tục đến khoảng 7-8h. Làm xong phải đi giao hàng ngay, hiếm thấy gia đình nào làm nem vào buổi trưa và chiều trừ khi khách đặt hàng lấy ngay lúc đó.

21 tháng 1 2018

Đề a: (Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh)

Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.

Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc đã trải qua bao thăng trầm, đến hôm nay ông Đối tự hào tâm sự: “Ngoại trừ nem Phùng (Hà Tây cũ) có nét khá giống với nem Bùi, miền Nam, miền Trung hay chính vùng Bắc bộ này cũng không nơi đâu có nem Bùi như quê tôi”.

Nem Bùi sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.

Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.

Ngày nào cũng phải dậy từ 2-3h sáng để lấy thịt từ chợ về, làm liên tục đến khoảng 7-8h. Làm xong phải đi giao hàng ngay, hiếm thấy gia đình nào làm nem vào buổi trưa và chiều trừ khi khách đặt hàng lấy ngay lúc đó.

Đề c

                                                      Bài làm

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

                                                                                                bài làm

Em sinh ra và lớn lên ở xã Quang Lịch một làng quê thanh bình, yên ả.

  Trong làng quê nhộn nhịp ấy, đã có một điều làm chô nhiều người buồn chán vì những con đường nhiều đá gạch , rác thải bừa bãi . Nhưng giờ đây những con đường ấy đã phủ lên một lớp bê tông êm ả , rác thải đã hạn chế.

Một điều nổi bật nữa oqr xã Quang Lịch làphát triển trồng cây .Ngày xưa người dân chỉ trồng lúa , giờ đây toàn xã đã biết trồng cây xanh,cây ăn quả giúp ích cho đời sống.

Ở xã Quang Lịch 100%người dân đã có điện để dùng . Trời tối khi ra đường đèn điện sáng như sao xa.Giúp con người ko bị cận thị .

Em rất yêu quý quê hương em , em hứa sẽ học thật giỏi để giúp quê hương trở nên văn minh hiện đại hơn.

mk tự viét nhé ko tin hỏi goole

18 tháng 3 2022

Tham Khảo:

 

Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia

NG
26 tháng 11 2023

Sự đổi mới ở quê em trong vệ sinh đường phố

     Hình ảnh các đường phố, ngõ hẻm của phường em ngập ngụa trong rác bẩn, người người chen chúc ở trong xóm trọ chật chội. Đó chính là hình ảnh của phường em ở hai năm trước đây. Giờ đây, nếu bạn có dịp ghé đến phường mười hai, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ thấy một cảnh quan sạch đẹp, quang đãng và văn minh hơn nhiều.

     Em được nghe bố mẹ kể rằng, Ủy ban Nhân dân và các tổ dân phố đã họp dân cảnh báo về tình trạng dơ bẩn, thiếu vệ sinh trong đời sống cộng đồng. Phong trào vệ sinh đường phố bắt đầu. Cứ hai tuần một lần, mồi hộ nhà dân cử một lao động cùng cả khu phố dọn dẹp vệ sinh dưới sự chỉ đạo của tố trưởng dân phố.

Đoàn thanh niên xung kích dọn sạch các đống rác ở những nền nhà trống, chỗ được xem là bãi rác hoang mà mọi người đổ rác một cách vô ý thức. Các cô chú tổ an ninh kiểm tra ngặt hộ khẩu, đăng kí tạm vắng, tạm trú và theo dõi chặt chẽ tình hình an ninh trong phường. Đường phố như được khoác một cái áo mới, gọn gàng, sạch đẹp và văn minh hơn.

     Đại lộ Quang Trung, con đường chính chạy ngang phường lúc nào cũng sạch như ngày Tết. Hàng hoá của các tiệm buôn bày biện gọn gàng, không còn hàng rong, hàng quán lấn chiếm lòng lề đường. Tệ nạn hút chích, cướp giật đã giảm đi nhanh chóng. Mọi người dân đều có ý thức trật tự văn minh hơn trước.

     Sự thay đổi tốt hơn của phường em góp thêm thành tích cho việc xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh, lịch sự. Em mong muốn phường em giữ vững được nếp sống mới tốt đẹp này đổ mọi người dân yên tâm sinh sống, làm việc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 12 2023

- Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nguồn gốc văn hoá của Hà Nội cũng như nếp sống đẹp của người Tràng An. Em thích nhất đặc điểm sang trọng của văn hoá Thủ đô.

- Thái Bình là một trong những cái nôi của những làn điệu chèo cổ.  Những người sành chèo, mê chèo vẫn luôn ấn tượng về những đào, những kép xuất thân từ quê lúa Thái Bình. 

14 tháng 4 2022

tự tả chứ

ai bt quê bn như thế nào._.

26 tháng 11 2023

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram,… có rất nhiều video nói về đặc điểm quê hương em.

15 tháng 4 2018

Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách gần xa mỗi khi muốn lắng nghe và tìm hiểu câu ca quan họ. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc.

Rau khúc có hình dáng bên ngoài như cỏ dại với màu lá xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên. Để làm nên những chiếc bánh có hương khúc đặc trưng, cây được chọn phải nhỏ bản, dày bụ và đã ra hoa. Có nơi người ta phơi khô lá khúc, nghiền bột để dùng khi hết mùa rau, tuy nhiên, thơm hơn cả là rau khúc tươi.Chẳng thể nhớ bánh khúc làng Diềm có từ khi nào, chỉ biết vào những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách. Tên bánh xuất phát từ chính loại cây làm nên nó – rau khúc. Có điều lạ là người làng Diềm không trồng mà thu hái rau khúc tự mọc ven các bãi đất trống, đất bồi ven sông, ven ruộng, bởi muốn trồng thì rau cũng tự lụi, không thu hoạch được.

Hiện là đầu mùa rau khúc nên vào thời gian này bạn đến với làng Diềm sẽ được người dân ở đây thiết đãi những chiếc bánh khúc thơm hương nóng hổi. Quy trình làm một chiếc bánh khúc không mất quá nhiều thời gian nên mỗi khi khách đến nhà, người làng Diềm mới bắt tay vào làm bánh.

 

Rau khúc sau khi hái về được rửa sạch, băm nhỏ rồi luộc sôi, bỏ nước, chỉ lấy phần rau chín. Sau đó đem giã nhuyễn với bột gạo tẻ Kháng Dân để làm vỏ bánh. Sở dĩ người làng Diềm sử dụng loại gạo này vì nó đủ độ kết dính và không quá dẻo. Từ hai màu trắng – xanh của bột và rau khúc, theo nhịp giã nhịp nhàng nắm bột mịn chuyển màu xanh nhạt đều mịn.

Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét giống với bánh chưng như đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ, chỉ khác cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn. Công đoạn gây hứng thú nhất với du khách có lẽ là tham gia nặn bánh. Bạn sẽ được các cô các chị ở đây hướng dẫn véo nắm bột nhỏ, dàn đều và mỏng rồi gắp nhân bỏ vào giữa, nặn tròn hoặc hình tai voi tùy thích. Dù nặn thế nào thì quan trọng nhất vẫn là vỏ phải mỏng đều và không bị lộ nhân.

Bánh nặn xong được xếp ra mâm, chờ nước sôi rồi bỏ vào nồi hấp như đồ xôi, nếu thích lúc này có thể rắc lớp gạo nếp đã ngâm kỹ thành lớp áo bánh bên ngoài. Tuy nhiên, bánh khúc làng Diềm mời khách đến chơi thường hấp không để thấy được lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng rau khúc.

Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt. Chiếc bánh khúc dường như là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn không dễ gì trộn lẫn.

Với nhiều loại bánh khác, người ăn có thể dùng một hai cái đã cảm thấy ngán nhưng với bánh khúc làng Diềm, ăn đến 4-5 chiếc mà vẫn thòm thèm, luyến tiếc. Bởi thế, không ít người ăn xong phải mua thêm để làm quà và ăn dần khi nhớ. Bánh hấp xong để nguội có thể cất trong tủ lạnh trong vòng một tháng, khi ăn đem hấp lại hương thơm như vẫn nguyên vẹn