K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2016

– Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hoá. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai.
– Giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai ngày càng gay gắt. Nông dân trở thành lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
– Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt là học sinh, sinh viên, trí thức hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
– Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. Tư sản phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
– Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng, bị giới tư sản, nhất là đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

8 tháng 3 2019

Đáp án C

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn cơ bản, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp, tay sai (Mâu thuẫn dân tộc). Đây là nguyên nhân sâu xa bùng nổ các phong trào đấu tranh trong giai đoạn sau.

13 tháng 4 2017

Đáp án B

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai

12 tháng 12 2018

Đáp án B

29 tháng 6 2018

Đáp án B

11 tháng 3 2016

Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Đầu thế kỉ XX, Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho xã hội Việt nam có những chuyển biến về kinh tế và xã hội:

- Kinh tế:

+ Khai thác tài nguyên, lập đồn điền, khai thác mỏ...

+ Xây dựng hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ, đường thủy, hải cảng...

+ Xây dựng nhà máy, cơ sở công nghiệp,...

Chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu thay đổi, kéo theo sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc.

- Xã hội:

+ Cơ cấu xã hội biến đổi: xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản...

+ Sĩ phu Nho học có chuyển biến về tư tưởng chính trị.

+ Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thông tin về tình hình chính trị thế giới xâm nhập vào Việt Nam:

Phong trào cải cách ở Trung Quốc

Tư tưởng của Cách mạng Pháp.

Ảnh hưởng của cuộc Duy Tân Minh Trị.

* Nhận xét về sự chuyển biến:

- Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp dẫn đến sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt nam.

- Ảnh hưởng của sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam của trào lưu tư tưởng, tư sản từ bên ngoài làm xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

* Tính chất của xã hội Việt Nam thời kì này là thuộc địa nửa phong kiến.

* Những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thời kì này:

- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt nam với thực dân Pháp và bọn tay sai.

17 tháng 10 2018

Đáp án D

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào bị thực dân Pháp chèn ép, không có nhiều quyền lợi về kinh tế thì sẽ có thái độ tích cực đấu tranh chống Pháp (nông dân, công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc). Ngược lại, giai cấp nào được hướng nhiều quyền lợi kinh tế tư Pháp, có vị trí chính trị cao thì kéo theo ít có (không có) tinh thần đấu tranh chống Pháp.

=> Như vậy, lí do chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vì mỗi giai cấp có quyền lợi kinh tế và vị trí chính trị khác nhau

20 tháng 10 2019

Đáp án D

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào bị thực dân Pháp chèn ép, không có nhiều quyền lợi về kinh tế thì sẽ có thái độ tích cực đấu tranh chống Pháp (nông dân, công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc). Ngược lại, giai cấp nào được hướng nhiều quyền lợi kinh tế tư Pháp, có vị trí chính trị cao thì kéo theo ít có (không có) tinh thần đấu tranh chống Pháp.

=> Như vậy, lí do chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vì mỗi giai cấp có quyền lợi kinh tế và vị trí chính trị khác nhau.

27 tháng 1 2018

Đáp án B

Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến những năm 20 của thế kỉ XX, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai

15 tháng 4 2017

Đáp án B

Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến những năm 20 của thế kỉ XX, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.