K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2015

1000 câu làm bao nhiu phút. trắc nghiệm hay tự luận

bạn tham khảo 1 số đề dưới đây nha ,mình thấy khá hay và dễ  

~~chúc bạn làm bài tốt~~

Đề kiểm tra 1:

Bài 1. (2 điểm) Lấy 3 điểm không thẳng hàng M , N, P. Vẽ hai tia MN, MP sau đó vẽ tia Mx cắt đoạn thẳng NP tại Q nằm giữa N, P.

Bài 2. (3 điểm) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm C nằm giữa hai điểm A và M, điểm D nằm giữa hai điểm M và B.

a) Tia MC trùng với tia nào? Vì sao ?

b) Tia MD trùng với tia nào? Vì sao ?

c) Điểm M có nằm giữa hai điểm C và D không? Vì sao?

Bài 3. (1 điểm) Cho trước một số điểm. Cứ qua hai điểm vẽ một đoạn thẳng. Biết rằng có 55 đoạn thẳng. Hỏi có bao nhiêu điểm cho trước?

Bài 4. (4 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm M, N sao cho OM = 8 cm, ON = 4 cm. Gọi I là trung điểm MN.

a) Chứng tỏ rằng N là trung điểm của đoạn thẳng OM.

b) Tính IM

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Vì C nằm giữa A, M nên hai tia MA , MC trùng nhau.

b) Vì D nằm giữa M, B nên hai tia MD , MB trùng nhau.

c) Vì M nằm giữa A, B nên hai tia MA , MB đối nhau. Mà hai tia MC, MA trùng nhau, hai tia MD, MB trùng nhau. Do vậy hai tia MC, MD đối nhau

Suy ra điểm M nằm giữa C và D.

Bài 3.

Gọi số điểm cho trước là n (n ∈ N*)

Vẽ từ 1 điểm bất kì với n – 1 điểm còn lại, ta được n – 1 đoạn thẳng.

Với n điểm, nên có n(n – 1) (đoạn thẳng). Nhưng mỗi đoạn thẳng đã được tính 2 lần. Do đó số đoạn thẳng thực sự có là: n(n – 1) : 2 (đoạn thẳng)

Theo đề bài ta có:

n(n – 1) : 2 = 55

n(n – 1) = 55 . 2

n(n – 1) = 110

n(n – 1) = 11 . 10

n = 11

Vậy có 11 điểm cho trước

Bài 4.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có M, N và ON < OM (vì 4 cm < 8 cm ), nên N nằm giữa O và M

Do đó ON + MN = OM

4 + MN = 8

MN = 8 – 4 = 4 (cm)

Vì N nằm giữa O và M và ON = MN ( =4cm ) nên N là trung điểm của đoạn thẳng OM.

b) I là trung điểm của đoạn thẳng MN nên

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Đề kiểm tra 2 :

Bài 1. (2 điểm) Vẽ hình theo trình tự sau:

Cho ba điểm M, N,P không thẳng hàng

- Vẽ tia MP, đoạn thẳng NP và đường thẳng MN

- Vẽ tia MQ là tia đối của tia MP

- Vẽ tia Mx cắt đoạn thẳng NP tại K

Bài 2. (3 điểm) Cho 3 điểm A, B, C biết: AB = 4cm, BC = 3 cm, AC = 6 cm. Chứng tỏ rằng:

a) Trong 3 điểm A, B, C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại

b) Ba điểm A, B, C không thẳng hàng

Bài 3. (5 điểm)

Trên tia Ax lấy các điểm B, C sao cho AB = 4 cm, AC = 8cm

a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b) Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn thẳng AC

c) Gọi D là trung điểm đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng DC.

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Ta có: AB + BC = 4 +3 = 7 (cm), AC = 6 cm.

Nên AB + BC ≠ AC. Vậy điểm B không nằm giữa A, C.

Ta có: AB + AC = 4 + 6 = 10 (cm), BC = 3 cm.

Nên AB + AC ≠ BC. Vậy điểm A không nằm giữa B, C.

Ta có: AC + BC = 6 + 3 = 9 (cm), AB = 4 cm.

Nên AC + BC ≠ AB. Vậy điểm C không nằm giữa A, B.

b) Trong ba điểm A, B, C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Vậy ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

Bài 3.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ax có B, C và AB < AC (vì 4 cm < 8 cm ), nên B nằm giữa A và C.

b) B nằm giữa A và C nên : AB + BC = AC

4 + BC = 8

BC = 8 – 4 = 4 (cm)

Ta có B nằm giữa A và C và AB = BC = 4 cm nên B là trung điểm của đoạn thẳng AC

c) D là trung điểm của đoạn thẳng AB nên:

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

D là trung điểm của AB; B nằm giữa A và C nên D nằm giữa A và C

Do đó: AD + DC = AC

2 + DC = 8

DC = 8 – 2 = 6 (cm)

Đề kiểm tra 3:

Bài 1. (4 điểm) Cho 3 điểm A, B , C không thẳng hàng. Hãy vẽ đoạn thẳng BC, tia AB và đường thẳng CA.

Bài 2. (6 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm, OB = 7 cm

a) Tính AB

b) Gọi C là trung điểm AB. Tính AC

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có A, B và OA < OB (vì 3 cm < 7 cm ), nên A nằm giữa O và B

Do đó OA + AB = OB

3 + AB = 7

AB = 7 – 3 = 4 (cm)

b) C là trung điểm của đoạn thẳng AB

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Đề kiểm tra 4:

Bài 1. (2 điểm) Trên đường thẳng d lấy ba điểm E, Q, S theo thứ tự đó.

a) Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả, hãy kể tên các đoạn thẳng đó

b) Viết tên hai tia đối nhau gốc Q.

Bài 2. (2 điểm) Cho trước 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Tìm điểm E sao cho A, E, B thẳng hàng và C, E, D thẳng hàng.

Bài 3. (3 điểm) Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng, điểm M không nằm giữa hai điểm N và P. Biết: MN = 6 cm, MP = 2 cm. Tính PN.

Bài 4. (3 điểm) Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm, OB = 6 cm.

a) So sánh OA và AB.

b) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao ?

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Có 3 đoạn thẳng đó là: RQ, QS, RS

b) Hai tia đối nhau gốc Q là: tia QR và tia QS

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Vẽ hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại E

Điểm E là điểm cần tìm

Trường hợp AB và CD không cắt nhau thì không tìm được điểm E

Bài 3.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Nếu điểm N nằm giữa hai điểm M, P thì:

MN + NP = MP

6 + NP = 2 (vô lí)

Do vậy N không nằm giữa M, P. Theo đề bài thì M không nằm giữa N và P và M, N, P thẳng hàng. Vậy P nằm giữa M và N.

⇒ MP + PN = MN

⇒ PN = MN – MP = 6 – 2 = 4 (cm)

Bài 4.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có A, B và OA < OB (vì 3 cm < 6 cm ), nên A nằm giữa O và B

Do đó OA + AB = OB

3 + AB = 6

AB = 6 – 3 = 3 (cm)

Vậy: OA = AB = 3 (cm)

b) Điểm A nằm giữa O, B và OA = AB. Vậy A là trung điểm của đoạn thẳng OB

24 tháng 12 2016

mình bảo bạn gõ kiểu này thì chẳng ơi trả lời câu hỏi của ban dau

28 tháng 7 2020

1. Các bài tập học sinh giỏi Toán 3

Bài 1: Không tính kết quả cụ thể, hãy so sánh:

A = abc + mn + 352

B = 3bc + 5n + am2

a) A = a x (b + 1)

B = b x (a + 1) (với a > b)

b) A = 28 x 5 x 30

B = 29 x 5 x 29

Bài 2: Không tính giá trị của biểu thức hãy điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ trống:

a) (156 + 78) x 6 .............156 x 6 + 79 x 6

b) (1923 - 172) x 8.............1923 x 8 - 173 x 8

c) (236 - 54) x 7................237 x 7 - 54 x 7

Bài 3: Tính nhanh các giá trị biểu thức dưới đây:

a) 576 + 678 + 780 – 475 - 577 - 679

b) (126 + 32) x (18 - 16 - 2)

c) 36 x 17 x 12 x 34 + 6 x 30

Bài 4: Tìm X:

a) X x 6 = 3048 : 2

b) 56 : X = 1326 – 1318

Bài 5: Với 8 chữ số 8, hãy lập các sao cho tổng các số đó bằng 1000.

Bài 6: Tìm 1 số có 4 chữ số, biết rằng rằng chữ số hàng trăm gấp 3 lần chữ số hàng chục và gấp đôi chữ số hàng nghìn, đồng thời số đó là số lẻ chia hết cho 5.

Bài 7: Tìm số có 2 chữ số, biết rằng nếu viết các chữ số theo thứ tự ngược lại ta sẽ có số mới mà tổng của số phải tìm và số mới bằng 77.

Bài 8: Từ 3 chữ số 2, 3, 8 ta lập được 1 số có 3 chữ số là A. Từ 2 chữ số 2,8 ta lập được 1 số có 2 chữ số khau nhau là B. Tìm số A và B biết hiệu giữa A và B bằng 750.

Bài 9: Từ 3 chữ số 3, 4, 5 viết tất cả các số có ba chữ số (mỗi chữ số không được lặp lại)

Bài 10: Viết số gồm:

a) 5 chục và 5 đơn vị

6 chục và 0 đơn vị

3 nghìn và 3 đơn vị

b) 5 trăm 5 chục và 5 đơn vị

6 trăm 1 chục và 3 đơn vị

60 nghìn 6 trăm và 6 đơn vị

a trăm b chục c đơn vị (a; b; c là chữ số, a khác 0)

Bài 11: Số 540 thay đổi như thế nào nếu:

a) Xoá bỏ chữ số 0

b) Xoá bỏ chữ số 5

c) Thay chữ số 4 bởi chữ số 8

d) Đổi chữ số 4 và chữ số 0 cho nhau

Bài 12:

a) Trường hợp nào tổng của hai số bằng 1 trong hai số hạng của nó?

b) Hai số nào có tổng bằng số bé nhất khác 0?

c) Hai số khác 0 nào có tổng bé nhất?

Bài 13: Hãy viết thêm vào các dãy số sau đây sao cho mỗi dãy có đủ 10 số hạng.

a) 1, 3, 5, 7,...

b) 1, 3, 9, 27,...

c) 1, 4, 5, 9, 14,...

Bài 14: Cho dãy số 1, 4, 7, 10,... Có tất cả 25 số hạng. Em hãy tính xem số hạng cuối cùng là số nào?

Bài 15: Dãy số sau đây có bao số hạng:

1, 6, 11, 16, 21,........................101.

Bài 16: Có 5 hộp bi trong giống nhau nhưng có 1 hộp bi thứ phẩm và 1 viên bi thứ phẩm nhẹ hơn 1 viên bi chính phẩm là 4g. Hỏi làm thế nào chỉ qua 1 lần cân là có thể biết được hộp bi thứ phẩm. (cho biết trước khối lượng của 1 viên bi chính phẩm)

Bài 17: Có 2 kệ sách, kệ thứ nhất nhiều hơn kệ thứ hai 15 quyển, người ta chuyển 6 quyển từ kệ thứ nhất sang kệ thứ hai. Hỏi kệ thứ nhất còn nhiều hơn kệ thứ hai bao nhiêu quyển sách?

Bài 18: Tuổi Hoa bằng 1/4 tuổi mẹ và bằng 1/7 tuổi ông. Ông hơn mẹ 27 tuổi. Hỏi Hoa bao nhiêu tuổi?

Bài 19: Tuổi của bố Mai, mẹ Mai và tuổi của Mai cộng lại là 70 tuổi. Mẹ và Mai có tất cả 35 tuổi. Bố hơn Mai 30 tuổi. Hỏi tuổi của mỗi người là bao nhiêu?

Bài 20: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 120 kg gạo, ngày thứ nhất nếu bán được 5 kg gạo nữa thì sẽ gấp 4 lần ngày thứ hai. Hỏi ngày thứ nhất bán được bao nhiêu kg gạo?

Bài 21: Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và có diện tịch bằng 48cm2. Tính chu vi của hình chữ nhật đó.

1. Đề thi học sinh giỏi Toán 3 - Đề 1

Bài 1: Tìm x

a/ x - 452 = 77 + 48

b/ x + 58 = 64 + 58

c/ x - 1 – 2 – 3 – 4 = 0

Bài 2: Thứ năm tuần này là ngày 25 tháng 3. Hỏi thứ năm tuần sau là ngày nào?

Bài 3: Khối lớp 3 có 169 bạn được chia vào các lớp 3A, 3B, 3C, 3D, 3E sao cho mỗi lớp có nhiều hơn 32 bạn. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu bạn, biết rằng lớp 3A có ít bạn hơn mỗi lớp còn lại.

Bài 4: Một quãng đường AB dài 102 km. ở A có cột mốc ghi số 0 km là cột mốc thứ nhất và cứ sau 1 km lại có một cột mốc lần lượt ghi 1km, 2km … đến B có cột mốc ghi số 102 km. Hỏi có bao nhiêu cột mốc trên quãng đường AB? Cột mốc chính giữa quãng đường AB là cột mốc thứ mấy và ghi số nào?

Bài 5: Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều rộng 30m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta muốn làm một hàng rào xung quanh thửa ruộng đó (có để 2 cửa ra vào, mỗi cửa rộng 3 m). Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu m?

Bài 6: An, Bình, Hoà được cô giáo cho một số nhãn vở. Nếu An cho Bình 6 nhãn vở, Bình lại cho Hoà 4 nhãn vở thì số nhãn vở của mỗi bạn đều bằng 12 cái. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy nhãn vở?

2. Đề thi học sinh giỏi Toán 3 - Đề 2

Bài 1: Viết biểu sau thành tích 2 thừa số rồi tính giá trị của biểu thức đó:

a) 5 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5

b) (24 + 6 x 5 + 6 ) – (12 + 6 x 3)

c) 23 + 39 + 37 + 21 + 34 + 26

Bài 2: Bạn An viết dãy số : 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1…(Bắt đầu là số 1, tiếp đến 2 số 0 rồi lại đến số 1, …) Hỏi:

a. Số hạng thứ 31 là số 1 hay số 0?

b. Khi viết đến số hạng thứ 100 thì ta viết bao nhiêu số 1, bao nhiêu số không?

Bài 3: Tích của hai số là 75. Bạn A viết thêm chữ số 0 vào bên phải thừa số thứ nhất và giữ nguyên thừa số thứ hai rồi nhân hai số với nhau. Hỏi tích mới là bao nhiêu?

Bài 4: Người ta cần xe ô tô có 40 chỗ ngồi để chở 195 người đi dự hội nghị. Hỏi ít nhất phải điều mấy xe ô tô cùng loại để chở hết số người đi dự hội nghị?

Bài 5: Một hình chữ nhật có chiều rộng 12 cm. Biết chu vi gấp 6 lần chiều rộng, tính chiều dài hình chữ nhật đó.

Bài 6: Anh đi từ nhà đến trường hết 1/6 giờ. Em đi từ nhà đến trường hết 1/3 giờ. Hỏi ai đi nhanh hơn? Nếu em đi học mà đi trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp em không? Nếu có, thì đuổi kịp chỗ nào trên quãng đường đó?

3. Đề thi học sinh giỏi Toán 3 - Đề 3

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức :

2 + 4 + 6 + 8 + … + 34 + 36 + 38 + 40

1 + 3 + 5 + 7 + … + 35 + 37 + 39

Bài 2: Hiện tại en học lớp 1, còn anh học lớp 6. Hỏi sau 5 năm nữa anh học hơn em mấy lớp, Biết rằng mỗi năm mỗi người đều được lên lớp?

Bài 3: Gia đình bạn Bình có 3 người thì bình quân mỗi người thu nhập được 250 nghìn đồng một tháng. Nếu gia đình bạn Bình thêm 3 người nữa mà tổng thu nhập không thay đổi thì bình quân mỗi người thu nhập được bao nhiêu nghìn đồng một tháng?

Bài 4: Một hình chữ nhật có 2 lần chiều rộng thì hơn chiều dài 5m. Nhưng 2 lần chiều dài lại hơn 2 lần chiều rộng 10m.

Tính chu vi hình chữ nhật đó.

Bài 5: Lúc đầu nhà trường thuê 3 xe ô tô để chở vừa đủ 120 học sinh khối lớp 3 đi tham quan. Sau đó có thêm 80 học sinh khối lớp 4 đi cùng. Hỏi phải thuê tất cả bao nhiêu ô tô cùng loại để chở học sinh khối lớp 3 và khối lớp 4 đi tham quan.

Bài 6: Biết 1/3 tấm vải đỏ dài bằng 1/4 tấm vải xanh, cả hai tấm vải dài 84m. Hỏi mỗi tấm vải dài bao nhiêu m?

4. Đề thi học sinh giỏi Toán 3 - Đề 4

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:

Đề thi học sinh giỏi Toán 3 - Đề 4

Bài 2: Hiệu hai số bằng 76. Nếu thêm vào số bị trừ 12 và giữ nguyên số trừ thì hiệu hai số thay đổi như thế nào? Tính hiệu đó.

Bài 3: Hãy nêu “qui luật” viết các số trong dãy số sau rồi viết tiếp 3 số nữa:

a) 1, 4, 7, 10, …

b) 45, 40, 35, 30, …

c) 1, 2, 4, 8, 16, …

Bài 4: Cô giáo có 5 gói kẹo, mỗi gói có 24 chiếc. Cô chia đều cho các cháu ở lớp mẫu giáo, mỗi cháu được 5 cái kẹo. Hỏi lớp đó có bao nhiêu cháu?

Bài 5: Tìm thương của hai số biết thương đó gấp 2 lần số bé nhưng chỉ bằng nửa số lớn.

Bài 6: Một hình chữ nhật có chu vi 72cm. Nếu giảm chiều rộng đi 6cm và giữ nguyên chiều dài thì diện tích giảm đi 120cm2.

Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó.

5. Đề thi học sinh giỏi Toán 3 - Đề 5

Bài 1: Tìm x:

x + 175 = 1482 – 1225

x – 850 = 1000 – 850

999 – x = 999 - 921

Bài 2: Bạn An đem số bi của mình chia cho một số em thì mỗi em được 3 hòn bi. Bạn Bình đem chia số bi của mình có chia cho cùng một số em đó thì mỗi em được 6 hòn bi. Hỏi số bi của Bình gấp mấy lần số bi của An?

Bài 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 12m, biết rằng 3 lần chiều rộng thì bằng 2 lần chiều dài. Tính chu vi mảnh đất đó.

Bài 4: Trong vườn có 35 cây gồm vải, nhãn, hồng xiêm. Số cây hồng xiêm bằng 1/7 số cây trong vườn. Số cây nhãn bằng 1/2 số cây vải. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu cây?

Bài 5: Mẹ có 32 viên kẹo, mẹ cho Hồng 1/4 số kẹo, cho Huệ 1/3 số kẹo còn lại sau khi cho Hồng. Hỏi cuối cùng mẹ còn bao nhiêu viên kẹo?

Bài 6: Có 2 thùng dầu, thùng thứ nhất lúc đầu có 24 lít sau đó người ta thêm vào thùng thứ nhất 14 lít dầu nên số dầu của thùng thứ hai bằng 1/2 số dầu của thùng thứ nhất. Hỏi thùng thứ 2 có bao nhiêu lít dầu?

HOKTOT!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

28 tháng 7 2020

Bài 1: Tìm 1 số có 4 chữ số, biết rằng rằng chữ số hàng trăm gấp 3 lần chữ số hàng chục và gấp đôi chữ số hàng nghìn, đồng thời số đó là số lẻ chia hết cho 5.

Bài 2: Có 2 kệ sách, kệ thứ nhất nhiều hơn kệ thứ hai 15 quyển, người ta chuyển 6 quyển từ kệ thứ nhất sang kệ thứ hai. Hỏi kệ thứ nhất còn nhiều hơn kệ thứ hai bao nhiêu quyển sách?

Bài 3: Một quãng đường AB dài 102 km. ở A có cột mốc ghi số 0 km là cột mốc thứ nhất và cứ sau 1 km lại có một cột mốc lần lượt ghi 1km, 2km … đến B có cột mốc ghi số 102 km. Hỏi có bao nhiêu cột mốc trên quãng đường AB? Cột mốc chính giữa quãng đường AB là cột mốc thứ mấy và ghi số nào?

Bài 4: Anh đi từ nhà đến trường hết 1/6 giờ. Em đi từ nhà đến trường hết 1/3 giờ. Hỏi ai đi nhanh hơn? Nếu em đi học mà đi trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp em không? Nếu có, thì đuổi kịp chỗ nào trên quãng đường đó?

CHÚC BẠN HOK TỐT

NHỚ LINK CHO MK NHA!!

29 tháng 3 2022

Số h/s đạt điểm 9 chiếm số phần trăm là :

25% - 5% = 20% 

Số h/s đạt điểm 10 và 9 chiếm số phần trăm là :

25% + 20% = 45% 

Cả lớp có số h/s là :

18 : 45 x 100 = 40 ( h/s )

 

29 tháng 3 2022

Cảm ơn bạn nhiều nha ☺☺☺

18 tháng 1 2018

muốn bài khó cứ vào đây, link:

 http://123doc.org/document/1150931-tuyen-tap-60-de-thi-hoc-sinh-gioi-toan-lop-6-co-dap-an-day-du.htm?page=4

25 tháng 12 2017

Tổng của số bị chia và số chia là: 969 – (6 + 51) = 912Ta có sơ đồ:Số chia: Số bị chia: 51 912Suy ra: 6 + 1 = 7 lần số chia là 912 – 51 = 861 Số chia là: 861 : 7 = 123 Số bị chia là: 123 x 6 + 51 = 789 Đáp số: Số bị chia 789; Số chia là 123
 

25 tháng 12 2017

Trước đây, vào lúc anh bằng tuổi em hiện nay thì anh gấp đôi tuổi em. Biết rằng số tuổi của cả hai anh em là 40 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.

Khi thực hiện phép chia thì được 6 dư 51, tổng của số bị chia, số chia, thương và số dư là 969. Hãy tìm số bị chia và số chia trong phép tính chia này