K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2021

* Cơ hội 

+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

+  Nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu, tiếp thụ và vận dụng cho chiến lược phát triển

+ Vị thế của Việt Nam sẽ được nâng cao trong các mối quan hệ quốc tế

+  Cải thiện mức sống người dân

+ Chính phủ có thể xem xét những chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh

* Thách thức 

+ Cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài

+ Phải thực hiện hàng loạt những cam kết, những thỏa thuận đã ký từ những hiệp định thương mại song phương, đa phương, đồng thời tuân thủ triệt để quy chế WTO.

Tham khảo:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước.

 

5 tháng 4 2018

* Cơ hội

   - Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn. (0,5 điểm)

   - Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ... (0,5 điểm)

   - Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN. (0,5 điểm)

   * Thách thức

   - Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn. (0,5 điểm)

   - Nguy cơ mai một nền văn hóa. (0,5 điểm)

3 tháng 2 2016

Về những cơ hội, Thủ tướng nêu năm vấn đề chính:
Một là: khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử.
Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện.
Ba là: Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.
Bốn là: Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm Đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại.

Về những thách thức, Thủ tướng nhấn mạnh bốn vấn đề lớn.
Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển". 

Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ. 

Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

Thủ tướng nêu rõ: Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải "nhất thành bất biến" mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết định nhất. 

Thủ tướng cũng bảy tỏ tin tưởng: "Với thành tựu to lớn sau 20 năm Đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước đã gia nhập WTO, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có thể có một số doanh nghiệp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta"./.
 

12 tháng 3 2022

Tham khảo

 

- Cơ hội:

+  Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu

+ Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...

+ Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.

- Thách thức:

+ Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt thể chế chính trị.

+ Cạnh tranh lẫn nhau.

+ Vấn đề giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

 

12 tháng 3 2022

tham khảo ạ

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

*Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập ASEAN 

-Cơ hội:

 +  Thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia trong khu vực. Góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Chất lượng cuộc sống được nâng cao

 +  Được sự giúp đỡ,tháo gỡ khó khăn của các nước trong khu vực 

+Có cơ hội mở rộng thị trường chung tay phát triển kinh tế 

+ Được các nước ủng hộ bảo về trc vấn đề biển đông

+Chính trị,an ninh khu vực đc đảm bảo 

+Học hỏi được những điều tốt đẹp  từ nước bạn 

-Thách thức:

Cạnh tranh với các nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi đất nước phải nổ lực. Bản thân luôn luôn cải tiến và đổi mới. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém.

Năng suất và chất lượng lao động của Việt Nam thấp, thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Do đó, khó để cạnh tranh với các nước lớn mạnh hơn

Dễ mất đi bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, nếu không giữ vững sẽ dễ bị “lai căng”, biến chất 

1.Nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch và béo phì,xuật hiện đường trong nước tiểu,..

2.Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất béo qua khẩu phần ăn hằng ngày sẽ gây nên tình trạng thiếu chất béo. Thiếu chất béo có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm như bệnh tim mạch,thiếu hụt các vitamin,suy giảm khả năng sinh dục ở nam giới,tăng nguy cơ mắc ung thư,...

ღℌỌÇ ŦỐŦღ

2 tháng 5 2020

Trả lời :

Bn kia làm đúng rồi đó.

- Hok tốt !

^_^

-Cơ hội:  Việc thực hiện các cam kết trong ASEAN đã và đang tạo nền tảng để Việt Nam tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, hội nhập ASEAN cho đến nay vẫn được coi là “điểm tựa” quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 

 

-Thách thức: Tất nhiên, bên cạnh cơ hội là những thách thức chúng ta cũng sẽ phải đối mặt và vượt qua. Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với 06 nước thành viên ban đầu của ASEAN (ASEAN-6). Tuy nhiên, trong thời gian 26 năm qua, khoảng cách giữa chúng ta với nhóm 6 nước ASEAN đã được thu hẹp một cách đáng kể.

(Có ý bạn tham khảo#)

12 tháng 3 2022

buff?

30 tháng 1 2022

 

+ Thời gian gia nhâp:

-Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines,

+ mục tiêu hợp tác theo từng thời gian:

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.

- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

+ Nguyên tắc của Hiệp hội:

i) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

ii) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

iii) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

iv) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

v) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

vi) Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

vii) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

viii) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

ix) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

x) Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

xi) Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

xii) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

xiii) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

xiv) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

+ Vai trò, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean

- cơ hội: đẩy mạnh kinh tế, văn hóa và giáo dục,..

+ thách thức:

Dễ bị tụt hậu,..(mình chưa nghĩ ra:))

 

30 tháng 1 2022

Thời gian gia nhập: 7 /1995 ( VN tham gia) 1997 (Lào,Mi-an-ma tham gia) 4/1999 (Campuchia kết nạp)

Mục tiêu:Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì và ổn định

Nguyên tắc: - tôn trọng các quyền dân tộc: độc lập , chính quyền , thống nhất toàn vẹn lãnh thổ

                    - không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

                    -giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

                    -hợp tác cùng phát triển

ĐỌC VĂN BẢN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BÊN DƯỚI.  Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức sẽ cản trở sự phát triển...
Đọc tiếp

ĐỌC VĂN BẢN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BÊN DƯỚI.

 

 Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”, “ bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lắp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới -  nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngày nay từ những việc nhỏ nhất.

( Vũ Khoan, Chuẩn hành trang bước vào thế kỉ mới)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2:  Anh/ chị hiểu hai từ “hành trang” trong đoạn văn trên như thế nào?

Câu 3: Tìm thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn. Tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung?

Câu 4: Theo tác giả nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập?

Câu 5: Theo anh/chị bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ cần chuẩn bị  hành trang cho mình như thế nào? (trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5-10 dòng)

0