K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7 2018

giúp mk với mai mk đi học rồi

16 tháng 7 2018
Bạn nào trả lời đúng nhanh bây giờ mình tích cho mỗi ngày
16 tháng 7 2018

Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả cả đấy

+Ở đoạn 1: Nhà thơ nói:

Ngọn tre cong gọng vó

Kéo mặt trời lên cao.

Các sự vật: ngọn tre-gọng vó-mặt trời vốn dĩ không liên quan tới nhau. Nhưng qua liên tưởng, tưởng tượng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ trên, các sự vật này dường như có sự liên hệ với nhau: ngọn tre cong cong như cái gọng vó, cái gọng vó lại đang kéo mặt trời lên cao. Cảnh vật như hoà quyện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.

Đó chính là hình ảnh nhân hóa

Hình tượng ngọn tre,gọng vó kéo mặt trời lên cao của NCD thật độc nhất vô nhị!
Đoạn thơ chân thật mà lãng mạn… hình tượng tre xanh ngàn đời đã song hành bao thế hệ con người được NCD khắc họa thật có ý nghĩa…

+Đoạn thơ 2 lại là ngược lại:Cây tre đâu chịu mọc cog

– Hình ảnh (măng tre) nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam!).

– Hình ảnh (cây tre) lưng trần phơi nắng phơi sương có ý nói lên sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống…

– Hình ảnh có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hi sinh tất cả mà người mẹ dành cho con; thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động.

16 tháng 7 2018

-Bằng hình ảnh so sánh:tre nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh,hiên ngang bất khuất của loài tre.Dẫu mới mọc mà tre đã nhọn như chông chứ không chịu mọc cong.Từ "đâu chịu"khẳng định điều đó.và đó cũng là phẩm chất,ý chí của dân tộc Việt Nam.

-"Lưng trần phơi nắng phơi sương" đây là hình ảnh nhân hoad ẩn dụ đẹp diễn tả sự giãi dầu chịu đưng khó khăn thử thách trong gian nan vất vả...nhưng tre vẫn che chở ,hi sinh tất cả vì con :"có manh áo cộc tre nhường cho con'' lòng thơ thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động đó phải chăng là đức tính cao đẹp của người mẹ Việt Nam.

-Với hai cặp thơ lục bát,lới thơ nhẹ nhàng Nguyễn Duy đã giúp chúng ta hiểu thêm và cảm phục đức tính tốt đẹp của cây tre và cũng là những phẩm chất đáng quý của con người,dân tộc Việt Nam.Đọc thơ Nguyễn Duy ta càng hiểu tài năng và tình cảm của nhà thơ.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
25 tháng 2 2019

Đoạn thơ trên cho thấy vẻ đẹp của cây tre nói riêng và vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của người Việt Nam nói chung. Tre cần cù, không ngại sống ở nơi đất cằn cỗi, vẫn cần mẫn hút nhựa sống từ đất để vươn lên. Trong câu thơ "Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh" vừa cho thấy đặc điểm chung của cây tre, đó là: tre là loài cây hướng sáng, vừa cho thấy phẩm chất của tre: sống tự tin, tự trọng và tự chủ. Những phẩm chất này cũng tương ứng với phẩm chất của người Việt Nam. Người nông dân trải qua 4000 dựng nước và giữ nước, lúc nào cũng phải chủ động chống ngoại xâm nhưng những người dân vẫn kiên cường, đoàn kết, tự trọng, yêu nước nồng nàn. Như vậy, khổ thơ vừa nêu lên vẻ đẹp của tre, đồng thời cũng là những phẩm chất chung của người Việt Nam.

9 tháng 3 2019

hay nhỉ

6 tháng 6 2023

Em thích hình ảnh: "ngọn tre cong gọng vó, kéo mặt trời lên cao"

Vì từ hình ảnh đó cho em hình dung ra hình dáng cây tre sinh động được nhân hóa, đồng thời em thấy được hành động từ sự "cong" của cây tre trong gió rì rào mà làm cho người ta nhìn bầu trời thêm cao hơn qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ "kéo" của tác giả. Tất cả như hiện ra một bức tranh đẹp, sâu sắc trước mắt em khi em mường tượng.

26 tháng 11 2023

助けてください、助けが必要です

dịch ra tiếng nhật nhé!🧡❤🧡💚💙💓💞💔💟💝💘💌💤💦💨💫🕳

26 tháng 11 2023

Em thích hình ảnh lũy tre xanh rì rào.

Vì em cảm nhận sự bình yên, thanh thản, gắn bó với đồng quê từ hình ảnh này. Đồng thời, "lũy tre" còn gần gũi "rì rào" như đang trò chuyện với em.

 

15 tháng 8 2018

Đoạn thơ trên thật hay trích trong bài " Tre Việt Nam " của tác giả Nguyễn Duy miêu tả vẻ đẹp của cây tre. Qua các từ ngữ : đâu chịu , phơi nắng phơi sương , nhường,...và bằng việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã vẽ lên trước mắt ta hình hảnh cây tre cần cù, bất khuất , nhường nhịn giống như những con người Việt Nam . Hình ảnh cây tre khiến ta liên tưởng tới người mẹ tần tảo sớm hôm sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ , hi sinh tất cả vì con. Qua đó tác giả ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre , thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả với cây tre Việt Nam.

chúc bn hok tốt!

15 tháng 11 2021

là từ thức tỉnh 

 

15 tháng 11 2021

j zạy chời, đầy đủ chứ ;-;

Mỗi sớm mai thức dậy
Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao
( Lũy tre - Nguyễn Công Dương )

Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh: “Ngọn tre cong gọng vó / Kéo mặt trời lên cao”.

Qua sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo của nhà thơ, các sự vật “ngọn tre”, “gọng vó”, “mặt trời” vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng trở lên gần gũi, thân thiết, và gắn bó chặt chẽ với nhau. Cảnh vật như hoà quện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.

và nhà thơ Nguyễn Duy lại viết :
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre tre nhường cho con
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy )
Tre ở đây cũng được nhân hóa giống như con người vậy, nó cũng có tay,có tình cảm như chúng ta vậy. Những cây tre ôm lấy nhau vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời thể hiện sự đùm bọc đoàn kết lẫn nhau,tre không chịu đứng một mình mà hình thành theo từng khóm chụm lại. Người ta bảo tre già măng mọc là vậy,khi chúng gãy đi thì vẫn còn cái gốc cho măng mọc, để tiếp tục sinh tồn và phát triển. Hình ảnh tre được ẩn dụ thành manh áo cộc để nhường nhịn cho đàn con của mình. Cây tre giống như một người mẹ hiền hòa yêu thương đàn con vậy.

Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối tiếp của ông cha ta và duy trì nòi giống được nhân dân ta thể hiện rất rõ tong bài thơ này. Đồng thời qua hình ảnh về cây tre thì chúng ta còn thấy được dự đoàn kết,không hề tách biệt nhau. Chúng ta sống theo từng gia đình chứ không hề riêng lẻ.

bạn gì dó đã trả lời ơi, mình ko nhờ bạn chỉ và so sánh giữa 2 bài mà mk chỉ nhờ các bạn chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ thôi