K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6 2021

Currently, there are many entertaining activities a day, like playing sports, playing games, listening to music, reading book, singing, watching TV ,......Nowadays, technology develops, so many people are making friends with computers and phones. Not only in children but also in adults. They are always only interested in the phone. Youngvem is also playing video games more and more. Video games can entertain, relieve stress after school and work. But, the harmful part of it is more. When we play video games, we can become addicted, causing great harm to our families, our friends, and ourselves. Therefore, we must limit playing video games.

26 tháng 11 2023

Không được vì vi phạm bản quyền bên cạnh đó có thể bị nhiễm virus cho máy tính.

14 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.

Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.

Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.

Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.

Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.

14 tháng 5 2022
Huỳnh Kim Ngân Cảm ơn nhưng bài hơn dài tui cần bài ngắn thôi.
19 tháng 11 2021

Mỗi ngày đến trường, giờ ra chơi luôn là thời điểm mà các bạn học sinh mong chờ nhất. Sau hồi trống quen thuộc, từ các cánh cửa lớp, các bạn học sinh ùa ra sân trường đông như đàn cá con thấy mẹ đi kiếm mồi về. Sân trường thoáng chống trở nên chật chội. Dưới bóng mát của cây bàng, cây phượng, cây hoa sữa, các bạn nhỏ tụm năm, tụm bảy cùng nhau chơi các trò chơi ưa thích. Nào là đá cầu, rồi là nhảy dây, và cả đá bóng… Trò nào cũng diễn ra đầy sôi nổi và hào hứng. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng cổ vũ, tiếng vỗ tay náo nhiệt cả sân trường. Ở một số góc nhỏ trên sân, là nhóm các bọn nhỏ ngồi đọc sách, kể chuyện cho nhau nghe. Những cái đầu nhỏ chụm lại vào nhau, thích thú rung rinh. Trên vòm cây, mấy chú chim nhỏ như vui lây với các bạn nhỏ, mà cứ ríu rít không ngừng. Ông mặt trời trên cao thì hiền hòa chiếu xuống những tia nắng ấm áp. Các tia nắng nghịch ngợm, nhảy xuyên qua tầng mây, qua vòm lá, sà xuống sân trường vui chơi cùng các bạn nhỏ. Thật là vui thay!

30 tháng 4 2023

Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.

 

Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.

Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.

Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.

Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.

30 tháng 4 2023

chơi quan tâm j

 

2 tháng 1 2023

Bài tập 2, ý đúng là: c, đ, e

2 tháng 1 2023

Anh POP POP ơi cho em nhờ 1 chuyện được không ạ 

21 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Game online is a quite popular word to not only the students but also the parents. It is the game that is so attractive and interesting . Probably because of this reason, a lot of young people are easily addicted to this. But you know, the game is a double-edged sword. Besides the aim at entertainment, it contains many unpredictable disadvantages that no one expects. According to a CNYPA report, almost children have learned to play games online since they are in kindergarten. This is especially harmful for young children because games online makes a bad effects on their health. Regularly sitting in front of the computer screen and phone makes them easy to get some serious diseases such as high blood pressure, promote the ageing process, increase myopia, reduce the immune system. If they are sitting in the wrong posture, it also causes some symptoms such as back pain, curvature of the spine, disc herniation. Over time, they will turn into more serious disease when they grow up, even lead to death. To students, learning is always a top priority, but it seems to some students that the game takes too much their time. As the result, they tend to neglect study, make their parents extremely nervous and anxious. In addition, games also shorten the time they connect with friends, care about the people around, gradually they will lose communication skills, then isolate themselves from everyone. In conclusion, we can see that game online brings a lot of great harm. Playing games is not wrong, but each of us should have the suitable time for it and do not let it affect too much to our life.

Dịch

Game là cụm từ khá phổ biến đối với không chỉ giới học sinh mà cả các bậc làm cha làm mẹ. Nó là từ chỉ chung của các trò chơi online đầy hấp dẫn và cuốn hút. Có lẽ bởi lí do đó mà không ít các bạn trẻ thường dễ bị cuốn vào trò chơi. Song bạn biết đấy, game là một con dao hai lưỡi. Bên cạnh việc giải trí thì nó chứa đựng rất nhiều những tác hại khôn lường mà không ai mong muốn. Theo báo cáo của CNYPA, hầu như trẻ em đã biết chơi game từ khi học mẫu giáo. Điều này đặc biệt có hại cho trẻ nhỏ vì các game online ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Ngồi thường xuyên trước màn hình máy tính và điện thoại sẽ dễ bị mắc một số căn bệnh như cao huyết áp, thúc đẩy quá trình lão hóa, tăng cận thị, giảm hệ miễn dịch. Nếu ngồi không đúng tư thế còn gây một số triệu chứng như mỏi lưng, cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm. Lâu dần, chúng sẽ biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm hơn khi lớn lên, thậm chí dẫn đến tử vong. Đối với học sinh, việc học luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu, nhưng dường như với một số em, game chiếm quá nhiều. Kết quả là các em có xu hướng bỏ bê học hành, khiến cho phụ huynh vô cùng lo lắng và sốt ruột. Ngoài ra, chơi game nhiều cũng sẽ rút ngắn khoảng thời gian các em giao lưu kết bạn, quan tâm đến những người xung quanh, dần dần mà mất dần đi kĩ năng giao tiếp, ngày càng cô lập mình khỏi mọi người. Như vậy, ta có thể thấy game mang lại rất nhiều những tác hại to lớn. Chơi game không có gì sai nhưng mỗi chúng ta phải biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý và không để ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống xung quanh.

chúc bạn học tốt nha.

21 tháng 4 2022

Cảm ơn bn nhìu nha máy mk bị lỗi nên hog tick cho bn đc thông cảm nha

 

3 tháng 9 2019

 Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói 'Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?

        Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tất cả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thích tính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực. Xã hội ngày càng pháttriển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin củachính bản thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng takhông thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư giả. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ở các câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết baohình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?

       Còn rất nhiều sai lầm của người chơi điện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấy mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới cóthể rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa conngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!

      Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ở chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng,để bạn bè xa lánh.