K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2021

Câu 2: Công dụng của dấu gach ngang trong câu “ Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu” (Vũ Bằng)?

A.    Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật

B.    Nối các từ nằm trong một liên danh

C.    Đánh dấu phần chú thích, giải thích trong câu

D.    Dùng để nối các tiếng trong từ mượn

19 tháng 6 2021

C

Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì? “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.                 D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?A. Người đẹp vì...
Đọc tiếp

Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì? 

“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)

A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.

C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.

B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.                 

D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

C. Uống nước nhớ nguồn.

B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông.

D. Người ta là hoa đất.

Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...] (Thép Mới) 

A. Một trạng ngữ.

C. Ba trạng ngữ.

B. Hai trạng ngữ.

D. Bốn trạng ngữ.

Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?

A. Câu bị động.                           

 B. Câu chủ động.

 C. Câu rút gọn.                         

 D. Câu đặc biệt.

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?

A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt.

C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.

B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.                                          

D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.

Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:

        “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)

A. Điệp ngữ.                         

B. Nhân hoá.

C. Liệt kê.

D. Ẩn dụ.                              

Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt:  “Mệt quá!”

A. Xác định thời gian.

C. Gọi đáp.

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

D. Tường thuật.

Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

 A. Ở đâu.

C. Nơi đâu.

 B. Chỗ nào.

D. Khi nào.

7
24 tháng 3 2022

a

a

b

d

c

b

c

d

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng......Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

...Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.''

Câu 1: Giải thích nghĩa của từ "phong" trong câu : "đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong"

Câu 2: Nên nội dung của đoạn văn trên

36

TL:

Câu 1: Từ "phong" trong câu :"Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong" có nghĩa là bọc kín (gói, bọc)

Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội

Bạn ơi bạn có thể nêu rõ hơn về ND đc k ạ :(

Trong mỗi câu sau, dấu gạch ngang được dùng để làm gì?a) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu [...].(Vũ Bằng) b) Có người khẽ nói:- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!Ngài cau mặt, gắt rằng:- Mặc kệ!(Phạm Duy Tốn)c) Dấu chấm lửng được dùng để:- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;- Làm...
Đọc tiếp

Trong mỗi câu sau, dấu gạch ngang được dùng để làm gì?

a) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu [...].

(Vũ Bằng) 

b) Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

(Phạm Duy Tốn)

c) Dấu chấm lửng được dùng để:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội bất ngờ hay hài ước, châm biếm.

(Ngữ văn 7, tập hai)

d) Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.

(Nguyễn Ái Quốc)

1
1 tháng 4 2017

a, Dấu gạch ngang được dùng để chú thích

b, Dấu gạch ngang dùng trước trích dẫn lời nói của nhân vật

c, Dấu gạch ngang dùng để liệt kê

d, Dấu gạch ngang để nối các từ

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:   "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.   Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

   "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

   Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột."

Câu 1: Cho biết đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn

Câu 3: Tìm từ láy có trong đoạn văn

Câu 4: Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả với mùa xuân Hà Nội

1
11 tháng 1 2022

Câu 5: Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng

Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát chúc tình của cô gái đẹp như thơ mộng...[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau này rằm...
Đọc tiếp

Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát chúc tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau này rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh mướt như cuối đông; đầu giiêng nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. [...] (Ngữ văn 7 tập 1)

Đoạn văn “Mùa xuân của tôi” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A.Miêu tả.  B.Tự sự  C.Biểu cảm  D.Nghị luận.

2. Tác giả đoạn văn “Mùa xuân của tôi” là ai?

A. Vũ Bằng. B. Thạch Lam. C. Xuân Quỳnh. D. Nguyễn Tuân.

3. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?

A.Mùa xuân của tôi [...] là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh .....

B.Đẹp quá đi, mùa xuân ơi; mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

C.[...] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng....Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn.

4. Trong đoạn văn “Mùa xuân của tôi” tác giả đã dùng mấy đoạn láy?

A.Một   B.Hai  C.Ba   D.Bốn.

5. Trong câu văn “Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong [...]” từ “phong” có nghĩa là gì?

A.Đẹp đẽ    B.Cơn gió    C.Bịt kín  D.Oai phong.

6. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ “thương mến”?

A.Kính trọng   B.Yên mến   C.Gần gũi   D.Nhớ nhung.

2
27 tháng 9 2018

1) C. Biểu cảm

2) A. Vũ Bằng

3) B. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi; mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

4) D. Bốn (riêu riêu, lành lạnh, xa xa, man mác)

5) C. Bịt kín

6) Yêu mến

Chúc bạn học tốt!

30 tháng 9 2018

bà hok cao nhỉ[ tui viết đáp án luôn nhé]

C.Biểu cảm

A. Vũ Bằng

B.Đẹp quá đi, mùa xuân ơi ; Mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến..

D.Bốn

C. Bịt kín

B. Yêu mến

bài này tui làm rùi, k nha

B

a) Những tiếng gọi "mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) là:A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.B. Tiếng gọi ấy vang lên như một lời bày tỏ về nỗi niềm thương nhớ quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc.C. Tiếng gọi ấy vang lên thể hiện niềm hào hứng khi mùa xuân đã về. D. Đó là...
Đọc tiếp

a) Những tiếng gọi "mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) là:

A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.

B. Tiếng gọi ấy vang lên như một lời bày tỏ về nỗi niềm thương nhớ quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc.

C. Tiếng gọi ấy vang lên thể hiện niềm hào hứng khi mùa xuân đã về.

D. Đó là tiếng gọi của một con người đang mong đón Tết.

b) Hoàn thành câu văn sau bằng sự cảm nhận của em từ nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng):

"Cảnh sắc và ko khí của mùa xuân Hà Nội - đất Bắc hiện lên qua sự quan sát ..................... và một...................tha thiết , nồng nàn . Bên cạnh đó, viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng, nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín ....................."

c) Em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi? Hãy lí giải vì sao

 

3
22 tháng 12 2016

a) Những tiếng gọi "mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) là:

A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.

B. Tiếng gọi ấy vang lên như một lời bày tỏ về nỗi niềm thương nhớ quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc.

C. Tiếng gọi ấy vang lên thể hiện niềm hào hứng khi mùa xuân đã về.

D. Đó là tiếng gọi của một con người đang mong đón Tết.

b) Hoàn thành câu văn sau bằng sự cảm nhận của em từ nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng):

"Cảnh sắc và ko khí của mùa xuân Hà Nội - đất Bắc hiện lên qua sự quan sát ..tinh tế ,sâu sắc... và một...tình yêu...tha thiết , nồng nàn . Bên cạnh đó, viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng, nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín ...mong muốn đất nước được hòa bình , thống nhất...''

c) Em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi? Hãy lí giải vì sao

- Em thích nhất : '' Tôi yêu sông xanh... là vì thế ''

Vì thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả , nơi mà tácgiả sinh ra với bao kỉ niệm và lại có được một mùa xuân tuyệt vời đến thế nên nó làm em thích thú .

hoặc :

- Em thích đoạn : '' Nhan trầm , đèn nến ... mở hội liên hoan ''

Vì nó gợi lên nỗi nhớ quê của người xa sứ lại có sự ấm áp của bầu không khí gia đình , tràn ngập khí xuân , hơi xuân .

 

 

 

22 tháng 12 2016

a) Những tiếng gọi "mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) là:

A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.

b)"Cảnh sắc và ko khí của mùa xuân Hà Nội - đất Bắc hiện lên qua sự quan sát ...tinh tế....và một...tình yêu...tha thiết , nồng nàn . Bên cạnh đó, viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng, nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín .....mong muốn đất nước hòa bình thống nhất....."

c) Em thích đoạn : " Mùa xuân của tôi -> như thơ mộng " bởi vì Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.

 

 

a) Những tiếng gọi mùa xuân của tôi Mùa Xuân Bắc Việt Mùa Xuân Hà Nội Cái mùa xuân thần thánh của tôi trong mùa xuân của tôi Vũ Bằng là:A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.B. Tiếng gọi ấy vang lên như một lời bày tỏ về nỗi niềm thương nhớ quê hương yêu thiên nhiên sâu sắc.C. tiền gọi lại vang lên thể hiện niềm hào hứng khi mùa...
Đọc tiếp

a) Những tiếng gọi mùa xuân của tôi Mùa Xuân Bắc Việt Mùa Xuân Hà Nội Cái mùa xuân thần thánh của tôi trong mùa xuân của tôi Vũ Bằng là:

A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.

B. Tiếng gọi ấy vang lên như một lời bày tỏ về nỗi niềm thương nhớ quê hương yêu thiên nhiên sâu sắc.

C. tiền gọi lại vang lên thể hiện niềm hào hứng khi mùa xuân đã về.

D. đó là tiếng gọi của một con người đang mong đến Tết

b) hoàn thành câu văn sau Bằng sự cảm nhận của em từ nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi Vũ Bằng.

Cảnh sát giao thông khí của mùa Xuân Hà Nội đất Bắc hiện lên qua sự quan sát................ và một...................... tha thiết nồng nàn Bên cạnh đó viết về không khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng nhà văn có muốn chia sẻ một điều thầm kín..................

c) em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi?Hãy giải với bạn bè theo em thích.

6
21 tháng 12 2016

a) A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu , niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết .

b) 1. Tinh tế ; 2. Tình yêu , nỗi nhớ ; 3. Lòng mong muốn đất nước được hoà bình và thống nhất .

 

21 tháng 12 2016

a) A

b) (1) hình ảnh liên tưởng
(2) Tình yêu tha thiết
(3) lòng mong muốn đất nước được hòa bình và thống nhất

c) Đoạn cuối cùng (Đẹp quá đi... hết)
Vì cuối bài văn, tác giả cho thấy được những nét riêng của trời đất, thiên nhiên vào thời điểm ngay sau rằm tháng giêng Âm lịch

CBHT okthanghoavui