K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2018

Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948), miêu tả cảnh đêm trăng, và buổi họp bàn việc quân của Bác bí mật trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc, khởi đầu kế hoạch cho cuộc khángchiến chống thực dân Pháp lúc đó đang bước sang năm thứ ba. Bài thơ "Rằm tháng Giêng" còn là một bài thơ tả cảnh để tả tình- bài thơ của một bậc thi nhân- bài thơ của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc Nguyên tác của Bác viết:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Ông Xuân Thuỷ dịch bài thơ trên của Bác như sau:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ "Rằm tháng Giêng" là một bức tranh, sao vô cùng khoáng đạt:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Chỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng- Sông- Bầu trời. Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ "lồng lộng" và "lẫn" chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danhtiếng có tài pha màu, phác thảo cảnh vật... vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.Mùa xuân đến không chỉ trên những chồi non lá biếc, mà tất cả vầng trăng đến dòng sông, bầu trời trong thơ Bác lúc này đều đầy sức sống của mùa xuân: "Rằm xuân lồng lộng trăng soi".Rằm xuân cũng là ngày Rằm tháng Giêng- một đêm trăng rằm tuyệt đẹp- một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng.Trăng trở thành trung tâm kỳ vĩ của vũ trụ trong đêm rằm xuân- trăng trải rộng trên dòng sông- đem mùa xuân kỳ diệu đến cho dòng sông. Mùa xuân có chiều cao và chiều sâu tận cùng trong ánh trăng soi. Một mùa xuân bát ngát trong tầm mắt của Bác. Vượt ra khỏi khung cảnh Việt Bắc trở thành hình tượng đẹp đẽ của bầu trời tự do, của mùa xuân đất nước mà Bác cảm nhận thấy từ ánh trăng rằm trong những tháng ngàycòn gian khổ. Có nghĩ đến điều ấy, ta mới càng thấy được phong thái ung dung và lạc quan cao đẹp của Bác. ẩn sau cảnh 

trăng xuân đó là hình ảnh của ngày mai tươi sáng đang đến gần. Ngày mai đó được bắt đầu bằng những kế hoạch và công việc rất cụ thể, rất thực tế của Ðảng ta và của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Ðêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và thơ mộng bởi cósự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà thơ và người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang "bàn bạc việc quân". Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Ðêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn tuyệt đẹp- con thuyền như chở đầy ánh trăng. Ðó là hình ảnh của con thuyền cách mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầyniềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy hoàng.Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câuthơ bất ngờ và tuyệt đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.

Ðọc và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của Bác Hồ

HCM: Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948), miêu tả cảnh đêm trăng, và buổi họp bàn việc quân của Bác bí mật trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc, khởi đầu kế hoạch cho cuộc khángchiến chống thực dân Pháp lúc đó đang bước sang năm thứ ba. Bài thơ "Rằm tháng Giêng" còn là một bài thơ tả cảnh để tả tình- bài thơ của một bậc thi nhân- bài thơ của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc Nguyên tác của Bác viết:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Ông Xuân Thuỷ dịch bài thơ trên của Bác như sau:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ "Rằm tháng Giêng" là một bức tranh, sao vô cùng khoáng đạt:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Chỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng- Sông- Bầu trời. Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ "lồng lộng" và "lẫn" chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danhtiếng có tài pha màu, phác thảo cảnh vật... vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.Mùa xuân đến không chỉ trên những chồi non lá biếc, mà tất cả vầng trăng đến dòng sông, bầu trời trong thơ Bác lúc này đều đầy sức sống của mùa xuân: "Rằm xuân lồng lộng trăng soi".Rằm xuân cũng là ngày Rằm tháng Giêng- một đêm trăng rằm tuyệt đẹp- một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng.Trăng trở thành trung tâm kỳ vĩ của vũ trụ trong đêm rằm xuân- trăng trải rộng trên dòng sông- đem mùa xuân kỳ diệu đến cho dòng sông. Mùa xuân có chiều cao và chiều sâu tận cùng trong ánh trăng soi. Một mùa xuân bát ngát trong tầm mắt của Bác. Vượt ra khỏi khung cảnh Việt Bắc trở thành hình tượng đẹp đẽ của bầu trời tự do, của mùa xuân đất nước mà Bác cảm nhận thấy từ ánh trăng rằm trong những tháng ngàycòn gian khổ. Có nghĩ đến điều ấy, ta mới càng thấy được phong thái ung dung và lạc quan cao đẹp của Bác. ẩn sau cảnh trăng xuân đó là hình ảnh của ngày mai tươi sáng đang đến gần. Ngày mai đó được bắt đầu bằng những kế hoạch và công việc rất cụ thể, rất thực tế của Ðảng ta và của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Ðêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và thơ mộng bởi cósự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà thơ và người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang "bàn bạc việc quân". Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Ðêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn tuyệt đẹp- con thuyền như chở đầy ánh trăng. Ðó là hình ảnh của con thuyền cách mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầyniềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy hoàng.Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câuthơ bất ngờ và tuyệt đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.

8 tháng 12 2021

Tham khảo

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

 

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

8 tháng 12 2021

Tham khảo!

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

4 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay. Ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỉ, để mỗi người có thể chia sẻ buồn vui. Hoặc có lúc trăng như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. Bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút căng thẳng cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn thế nhưng khi đọc bài thơ cảnh khuya của Bác, ta vẫn thấy hiện lên mội bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Bài thơ cho ta hiểu rõ hơn về Bác – đó là một con người không chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cành khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Đọc hai câu thơ mở đầu, ta như cảm nhận được một không gian tĩnh lặng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Đây là vào một đêm khuya trong khu rừng ở chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy, Bác Hồ vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần bí của nó. Dưới ngòi bút tinh tế, tài ba của Bác, thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thần tiên cùa đất trời. Cảnh vật như tĩnh lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp khắp núi rừng. Âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sáng soi rọi khắp núi rừng tạo nên một bức tranh phong cảnh vô cùng hấp dẫn: trăng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cỏ thụ, trăng in bóng vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đên câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng…

Nếu bức tranh của thơ xưa là đượm buồn và không thể hiện được rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên thì bức tranh trong thơ Bác lại có sức sống hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe thấy tiếng suối chày như tiếng hát từ xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng như chợt tỉnh, ở đây, Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối đề gợi tả sự yên tĩnh, vẳng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu trăm năm về trước Nguyễn Trãi cũng từng nghe thấy:

Côn Sơn suối chày rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

(Côn Sơn ca)

Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chúng ta như thấy hiện ra một bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bóng cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu tỏa khắp cánh rừng tạo nên một khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm bốn câu vậy mà Bác đã dành một nửa để miêu tả vẻ thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên. Hơn nữa, ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạm quên đi những khó khăn vất vả của cuộc chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.

Nhưng nếu ở hai câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thì đến hai câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là mội tâm hồn đang trằn trọc chưa ngủ vì một lẽ rất cao cả là lo nỗi nước nhà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người cùa Bác: một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ. Đồng thời qua đây ta cũng có thể thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, làm giảm bớt đi sự vất vả mà hàng giờ, hàng phút Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên. Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như Bác luôn thường trực câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước. Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.

Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp, đất nước chúng ta đã thanh binh, tự do, hạnh phúc. Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung, thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng.

4 tháng 1 2022

Tham khảo

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

 

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

23 tháng 11 2016

Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

23 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nhé

Chiến thắng Việt Bắc, Thu — Đông 1947 đã ghi vào lịch sử bằng những nét vàng son chói lọi của quân và dân ta. Khi chiến dịch đang còn diễn ra vô cùng ác liệt, để thế hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu nước tha thiết, Người đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya để tả cảnh suối rừng Việt Bắc vào một đêm trăng đẹp và nỗi lòng thao thức của Người.

Đến với hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ như vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo nên thơ, nên họa, nên nhạc. Và hiện lên trên bức tranh đó là hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống hoà đồng giữa thiên nhiên chan hoà của chiến khu Việt Bắc.

Quả đúng như vậy, núi rừng Việt Bắc với tiếng suối chảy êm đềm như bản nhạc của con người từ xa vọng lại: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, tác giả so sánh tiếng suối với tiếng hát của con người. Đây là một nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu mang sức sống và hơi ấm của con người. Câu thơ thứ hai với chữ “lồng” thật ấn tượng, chữ “lồng” đã nhân hoá trăng, cổ thụ, hoa làm cho vần thơ dào dạt chất trữ tình. Chữ “lồng” giúp cho sự vật hiện lên sinh động và â'm áp lạ thường: “Trăng lồng cồ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ chỉ bằng ba nét vẽ: tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng cuối cùng là hoa, vần thơ đầy ánh sáng kết hợp với tiểu đối: “trăng lồng cổ thụ >< bóng lồng hoa” tạo nên bức tranh cân xứng, hài hoà với ngôn ngữ trang trọng vừa mang sắc thái cổ điển vừa mang sắc thái hiện đại.

Hai câu thơ cuối cùng “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”, đây chính là “nhãn tự “ của bài thơ vì nó diễn tả sâu sắc tâm tình của người thi sĩ - chiến sĩ. Câu thơ thứ ba mở ra như một cái bản lề vừa khái quát lại bức tranh tuyệt vời của Việt Bắc, vừa mở ra tâm trạng của người thi sĩ, của vị lãnh tụ. Không nhừng thế, câu thơ thứ tư còn lí giải với người đọc về tâm trạng “người chưa ngủ” không chỉ vì xúc động trước cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi lẽ: “chưa ngủ vì lo nổi nước nhà”. Điệp từ “chưa ngu” được nhắc lại hai lần tạo cho âm điệu bài thơ trở nên nhịp nhàng như dòng cảm xúc tâm tình của Người. Chữ “nỗi” đã nói tới những sự việc ngốn ngang chưa xong xuôi của đất nước đang xâm chiếm hết tâm hồn của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ, ở đó đã có sự kết hợp hài hoà giữa tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ; màu sắc cố điển hoà hợp với màu sắc hiện đại. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ với cảm hứng thiên nhiên chan hoà, với cảm hứng yêu nước. Do vậy, đọc thơ Người chúng ta càng thêm kính yêu và tự hào về Bác.

22 tháng 11 2019

là hay

Tham khảo:

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Là người tiên phong dẫn lối cho đất nước ta bước ra khỏi tấm màn đen của đêm trường nô lệ. Đó là những điều người người nói đến khi nhắc về Hồ Chủ tịch. Thế nhưng, bên cạnh đó, Người còn là một nhà thơ, một người nghệ sĩ đích thực với tâm hồn nhạy cảm và những tác phẩm giàu giá trị. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Rằm tháng giêng.

Đây là một tác phẩm thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật quen thuộc. Ngay cả cấu tứ bài thơ cũng không có gì quá mới khi hai câu thơ đầu dành để tả cảnh, hai câu thơ sau ngụ tình, tả người. Nhưng bằng tài năng, bằng trái tim nhạy cảm nhà thơ đã vẽ nên những câu thơ với hình ảnh hấp dẫn, sống động, và những ý thơ dạt dào tình cảm, ý nghĩa.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Đó là vào một đêm của mùa xuân, khi mặt trăng tròn đầy viên mãn ngự trị trên trời cao. Ấy là lúc khắp đất trời sung sướng mà vẫy vùng trong bể trăng đầy ăm ắp. Cái thứ ánh sáng trắng ngọc trắng ngà ấy phủ lên những lớp vàng, bạc óng ánh. Khiến cho đất trời như đẹp hơn, tình tứ hơn. Bởi vậy, mà sắc xuân, hương xuân cũng thấm đẫm hơn trên cảnh vật. Dòng sông, con nước, bầu trời không còn là nó của ngày hôm qua nữa. Mà khoác lên mình tấm áo mới, trở thành sông xuân, trời xuân. Hình ảnh thơ khiến người đọc lâng lâng trong cảm giác khi xuân chín nục, tỏa ngát thơm hương. Bầu trời, dòng sông được mùa xuân thấm đượm, lồng vào nhau, dây dưa khó phân. Mà có lẽ cũng chẳng cần phân tách, nên chúng cứ thế mà đan vào nhau, tuy hai mà một. Cả bức tranh thiên nhiên trở nên rộng lớn và thoáng đãng khi cả đất trời ngự về trên dòng thơ. Và từng hơi thở cũng vì thế mà nhẹ nhàng, mê say hơn, khi sắc xuân đương nồng thắm, sinh động mà luân chuyển, mà chảy âm ỉ trong lòng thơ.

Trong khung cảnh mê say ngây ngất ấy, hình ảnh con người hiện lên ẩn sau hình ảnh chiếc thuyền trôi giữa con sông. Điều đặc biệt là, những con người ấy đến nơi đây không phải để thưởng nguyệt hay đọc thơ mà là để làm việc:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Những con người trong chiếc thuyền đấy là những người chiến sĩ đang tập trung để bàn bạc việc quân sự, để bảo vệ tổ quốc. Tinh thần ấy, không chút nào bị tác động, bị lay chuyển, dù là cảnh sắc tươi đẹp ở bên ngoài thuyền. Các chiến sĩ ấy bàn bạc việc quân miệt mài đến tận đêm khuya vẫn chẳng dừng lại. Đến tận quá nửa đêm, khi ánh trăng đã tắm đẫm cả con thuyền vẫn còn miệt mài suy nghĩ.

Hình ảnh ánh trăng trải đầy thuyền là một hình ảnh vô cùng thơ mộng. Ánh trăng như một người bạn, một người đồng chí luôn ở bên quan tâm, đồng hành cùng các chiến sĩ. Hình ảnh trăng - người chiến sĩ là cặp hình ảnh song hành quen thuộc trong các tác phẩm thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, luôn ở bên, sát cánh cùng nhau. Ngoài ra, bức tranh sáng rọi của ánh trăng, còn thể hiện một niềm tin vững chắc về tương lai tươi sáng ở phía trước của đất nước ta. Đó là một tương lai hạnh phúc, độc lập, bình yên, như khuôn trăng tròn đầy ở trên kia.

Bài thơ Rằm tháng giêng đã xây dựng nên một đêm trăng mùa xuân tươi đẹp, hấp dẫn. Cả bài thơ khắc họa nên bầu không gian rộng lớn, thoáng đãng, trong đó xuất hiện hình ảnh con người tuy nhỏ bé, nhưng khó để bỏ qua được. Từ đó, thể hiện được tài năng, tâm thế của tác giả. Đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc. Thật không sai khi gọi Hồ Chí Minh là “nhà thơ chiến sĩ”.

25 tháng 12 2021

Tham khảo ạ :

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Là người tiên phong dẫn lối cho đất nước ta bước ra khỏi tấm màn đen của đêm trường nô lệ. Đó là những điều người người nói đến khi nhắc về Hồ Chủ tịch. Thế nhưng, bên cạnh đó, Người còn là một nhà thơ, một người nghệ sĩ đích thực với tâm hồn nhạy cảm và những tác phẩm giàu giá trị. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Rằm tháng giêng.

Đây là một tác phẩm thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật quen thuộc. Ngay cả cấu tứ bài thơ cũng không có gì quá mới khi hai câu thơ đầu dành để tả cảnh, hai câu thơ sau ngụ tình, tả người. Nhưng bằng tài năng, bằng trái tim nhạy cảm nhà thơ đã vẽ nên những câu thơ với hình ảnh hấp dẫn, sống động, và những ý thơ dạt dào tình cảm, ý nghĩa.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Đó là vào một đêm của mùa xuân, khi mặt trăng tròn đầy viên mãn ngự trị trên trời cao. Ấy là lúc khắp đất trời sung sướng mà vẫy vùng trong bể trăng đầy ăm ắp. Cái thứ ánh sáng trắng ngọc trắng ngà ấy phủ lên những lớp vàng, bạc óng ánh. Khiến cho đất trời như đẹp hơn, tình tứ hơn. Bởi vậy, mà sắc xuân, hương xuân cũng thấm đẫm hơn trên cảnh vật. Dòng sông, con nước, bầu trời không còn là nó của ngày hôm qua nữa. Mà khoác lên mình tấm áo mới, trở thành sông xuân, trời xuân. Hình ảnh thơ khiến người đọc lâng lâng trong cảm giác khi xuân chín nục, tỏa ngát thơm hương. Bầu trời, dòng sông được mùa xuân thấm đượm, lồng vào nhau, dây dưa khó phân. Mà có lẽ cũng chẳng cần phân tách, nên chúng cứ thế mà đan vào nhau, tuy hai mà một. Cả bức tranh thiên nhiên trở nên rộng lớn và thoáng đãng khi cả đất trời ngự về trên dòng thơ. Và từng hơi thở cũng vì thế mà nhẹ nhàng, mê say hơn, khi sắc xuân đương nồng thắm, sinh động mà luân chuyển, mà chảy âm ỉ trong lòng thơ.

Trong khung cảnh mê say ngây ngất ấy, hình ảnh con người hiện lên ẩn sau hình ảnh chiếc thuyền trôi giữa con sông. Điều đặc biệt là, những con người ấy đến nơi đây không phải để thưởng nguyệt hay đọc thơ mà là để làm việc:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Những con người trong chiếc thuyền đấy là những người chiến sĩ đang tập trung để bàn bạc việc quân sự, để bảo vệ tổ quốc. Tinh thần ấy, không chút nào bị tác động, bị lay chuyển, dù là cảnh sắc tươi đẹp ở bên ngoài thuyền. Các chiến sĩ ấy bàn bạc việc quân miệt mài đến tận đêm khuya vẫn chẳng dừng lại. Đến tận quá nửa đêm, khi ánh trăng đã tắm đẫm cả con thuyền vẫn còn miệt mài suy nghĩ.

Hình ảnh ánh trăng trải đầy thuyền là một hình ảnh vô cùng thơ mộng. Ánh trăng như một người bạn, một người đồng chí luôn ở bên quan tâm, đồng hành cùng các chiến sĩ. Hình ảnh trăng - người chiến sĩ là cặp hình ảnh song hành quen thuộc trong các tác phẩm thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, luôn ở bên, sát cánh cùng nhau. Ngoài ra, bức tranh sáng rọi của ánh trăng, còn thể hiện một niềm tin vững chắc về tương lai tươi sáng ở phía trước của đất nước ta. Đó là một tương lai hạnh phúc, độc lập, bình yên, như khuôn trăng tròn đầy ở trên kia.

Bài thơ Rằm tháng giêng đã xây dựng nên một đêm trăng mùa xuân tươi đẹp, hấp dẫn. Cả bài thơ khắc họa nên bầu không gian rộng lớn, thoáng đãng, trong đó xuất hiện hình ảnh con người tuy nhỏ bé, nhưng khó để bỏ qua được. Từ đó, thể hiện được tài năng, tâm thế của tác giả. Đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc. Thật không sai khi gọi Hồ Chí Minh là “nhà thơ chiến sĩ”.

25 tháng 12 2021

124356

1 tháng 12 2016

Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu VIệt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngượng mộ. Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác. Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em vừa say mê, thích thúc với cảnh, vừa kính phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một đêm thức khuya, không ngủ của Người. Nhưng Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì “thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?

 Chúc bạn học tốt

 

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay. Ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỉ, để mỗi người có thể chia sẻ buồn vui. Hoặc có lúc trăng như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. Bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút căng thẳng cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn thế nhưng khi đọc bài thơ cảnh khuya của Bác, ta vẫn thấy hiện lên mội bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Bài thơ cho ta hiểu rõ hơn về Bác – đó là một con người không chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cành khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Đọc hai câu thơ mở đầu, ta như cảm nhận được một không gian tĩnh lặng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Đây là vào một đêm khuya trong khu rừng ở chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy, Bác Hồ vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần bí của nó. Dưới ngòi bút tinh tế, tài ba của Bác, thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thần tiên cùa đất trời. Cảnh vật như tĩnh lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp khắp núi rừng. Âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sáng soi rọi khắp núi rừng tạo nên một bức tranh phong cảnh vô cùng hấp dẫn: trăng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cỏ thụ, trăng in bóng vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đên câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng…

Nếu bức tranh của thơ xưa là đượm buồn và không thể hiện được rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên thì bức tranh trong thơ Bác lại có sức sống hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe thấy tiếng suối chày như tiếng hát từ xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng như chợt tỉnh, ở đây, Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối đề gợi tả sự yên tĩnh, vẳng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu trăm năm về trước Nguyễn Trãi cũng từng nghe thấy:

Côn Sơn suối chày rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

(Côn Sơn ca)

Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chúng ta như thấy hiện ra một bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bóng cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu tỏa khắp cánh rừng tạo nên một khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm bốn câu vậy mà Bác đã dành một nửa để miêu tả vẻ thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên. Hơn nữa, ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạm quên đi những khó khăn vất vả của cuộc chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.

Nhưng nếu ở hai câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thì đến hai câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là mội tâm hồn đang trằn trọc chưa ngủ vì một lẽ rất cao cả là lo nỗi nước nhà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người cùa Bác: một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ. Đồng thời qua đây ta cũng có thể thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, làm giảm bớt đi sự vất vả mà hàng giờ, hàng phút Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên. Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như Bác luôn thường trực câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước. Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.

Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp, đất nước chúng ta đã thanh binh, tự do, hạnh phúc. Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung, thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng.

 

 
16 tháng 11 2016
Nhắc đến thiên nhiên trong thơ Bác, không chỉ người đọc là đến các nhà nghiên cứu văn học, các nhà thơ cũng phải trầm trồ thán phục. Chỉ có những người có tài và có tình với thiên nhiên sâu sắc mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên. Trong thơ Bác mỗi chiếc lá, mỗi ngọn cây, dòng sông, ngọn núi đều hiện lên với vẻ đẹp huyền ảo, trong đó có cảnh trăng trong Rằm tháng giêng cũng làm mê hoặc lòng người.

Đối với Bác con người và vạn vật trên trái đất đều rất đáng quý trọng, đáng yêu. Trăng cũng là cảnh khiến Bác say đắm lòng mình. Bác rất yêu trăng và có những bài thơ tuyệt bút về trăng, trong đó có bài thơ “Rằm tháng Giêng”. Bài thơ chẳng những truyền vào tâm hồn người đọc một tấm lòng yêu thiên nhiên vô bờ mà còn gợi niềm cảm phục, trân trọng tấm lòng hết mình vì dân vì nước của Bác Hồ.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Bài thơ được ra đời vào mùa xuân năm 1947, đang trong thời kỳ nước sôi lửa bỏng của cuộc chiến tranh, được viết bằng chữ Hán có tên là “Nguyên Tiêu”, trên đây là bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy. Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng Giêng la một không gian rộng lớn của trời mây sông nước:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi”.

Hai từ “lồng lộng” được đảo lên trước để nhận mạnh cái rộng lớn, trong lành của ánh sáng đêm rằm. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thơ thứ hai, trong nguyên văn chữ Hán Bác viết:

“Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”.

Câu thơ khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.

Câu thơ thứ ba vô tình nói đến hoàn cảnh ngắm trăng và vị trí ngắm trăng của Bác:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân”.

Vậy ra, Bác đang chơi vơi giữa dòng sông để bàn việc quân cơ mật. Nhắc đến đây, ta lại trào lên niềm cảm phục về tấm lòng luôn đau đáu vì dân vì nước của Bác. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Câu thơ cuối bài lại gợi thêm một hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng về đêm trăng:

“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Câu thơ như một lời gợi ý sâu sắc về tương lai sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Con thuyền giữ dòng sông kia giống như con thuyền cách mạng và đã trở thành con thuyền chở trăng, con thuyền chở ánh sáng. Và như thế cũng có nghĩa con thuyền ấy đang đi về miền sáng, miền của thành công, con thuyền sẽ mang những điều tốt đẹp đến cho dân cho nước.

Câu thơ thể hiện một cảm quan cách mạng tươi sáng và lạc quan vô cùng. Câu thơ thứ tư cũng gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.

“Rằm tháng Giêng” được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Thế nhưng, ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hòa cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước con người của nhà thơ, vừa thể hiện tư thế lạc quan yêu đời trong điều kiện khắc nghiệt của cuộc chiến tranh và nó trở thành một món ăn tinh thần tạo nên sức mạnh vô biên cho toàn thể nhân dân đứng lên đấu tranh chiến thắng kẻ thù một cách hào hùng.

 

16 tháng 11 2016

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã sáng tạo ra rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị cho tới tận bây giờ. Từ những tác phẩm thơ văn bằng tiếng Hán, Nôm hay chữ Quốc ngữ. những tác phẩm của Bác để lại đều là những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc và có tầm ảnh hưởng tới sự nhân thức của những người thưởng thức. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân có khả năng làm ra những tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất. Và trong những tác phẩm để lại của Người, em thích nhất là bài thơ “ Nguyên Tiêu” ( Rằm tháng giêng) được Người sáng tác một cách ngẫu hứng khi đang bàn việc quân và đã trở thành một trong những bài thơ rất nổi tiếng của người.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đầy ngẫu hứng của tác giả khi Người đang bất chợt nhìn về phía xa xa. Và thật bất ngờ, hình ảnh trước mắt Người à hình ảnh của cả một bầu trời sông nước Ánh trăng đẹp nhất chính là ánh trăng của ngày rằm, là lại là ngày rằm tháng giêng, ánh trăng lộng lẫy như chiếu sáng cả không gian, như soi vào lòng người những xúc cảm mà ngày thường mọi người ít ai có thể cảm nhận được. Một điều đáng chú ý là bài thơ được sáng tác vào năm 1975- lúc đó đang là thời kì cam go, và đầy những khó khăn thế nhưng Bác giữa cảnh thiên nhiên choáng ngợp như thế tâm hồn người nghệ sĩ yêu thơ văn của Bác đã không thể kìm chế lại giữa cảnh trời như vậy. Từ “ lồng lộng” là một từ láy tượng hình đã thể hiện được cảm giác thiên nhiên hiện lên như bao la, như sống trong lòng người những tình cảm hạnh phúc. Cả bầu trời và mặt nước, dòng sông như được nối liền trở thành một bầu trời mây sông nước. . hững dòng thơ chữ Hán như trong nguyên văn Bác viết:

“xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” câu thơ như có sắc xuân và khí xuân bao trùm lên toàn cảnh vật.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Hình ảnh tất cả mọi thứ cùng nhau được hòa quyện tạo nên những giá trị sâu sắc. . vào khoảnh khắc kì diệu, màu xuân như tưới đẫm lên vạn vật, tạo cho mọi thứ một không gian tươi mới, đầy thi vị mà không phải lúc nào giữa cuộc sống này chúng ta cũng có cơ hội để chiêm ngưỡng và cảm nhận

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Thì ra Bác đang bàn bạc việc quân cơ mật. tới đây chúng ta lại tự hỏi bản thân mình là tại sao giữa lúc việc quân đang nước sôi lửa bỏng như vậy mà Bác lại có cả tâm hồn nhà thơ. Đúng vậy chỉ có trong những tình huống nhau thế này, chúng ta mới thấy được phong thái ung dung và tự tại của Bác, không ngại những khó khăn và gian khổ. Điều này đã thể hiện nhân cách cao đẹp của Bác, đó xứng đáng là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Câu thơ như một lời gợi ý và cũng là một lời tự hứa của Bác về sự nghiệp của dân tộc. Con thuyên ở đây về nghĩa bóng chính là nơi mà Bác và những cán bộ chủ chốt của Đảng đang họp bàn về những quyết định cho chiến dịch mùa xuân 1975 nếu xét về khoảng thời gian đó. Thế nhưng nó cũng có nghĩa bóng chính là chỉ con thuyền cách mạng, của sụ nghiệp dân tộc sẽ trở thành con thuyền chở lí tưởng, chở ánh sáng cho những người con của dân tộc, đưa dân tộc đi tới những thành công và thắng lợi. “ trăng ngân đầy thuyền”. . Câu thơ cũng đã thể hiện một cách lạc quan và tươi sáng về tình hình của đất nước trong tương lai gần. và người khách cảu những kế hoạch và những dự kiến về chiến dịch của Bác chính là ánh trăng của nhân dân, ánh trăng đã đưa những con người gần nhau hơn.

“rằm tháng giêng” tuy được Bác Hồ viết trong thời kì kháng chiến chông pháp, cụ thể hơn là khi mà cuộc chiến của nhân dan ta đang diễn ra trong thời kì cam go quyết liệt. Thế những ở trong thơ, ta vẫn gặp chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, dù đang làm việc nhưng Bác vẫn luôn sống một cách chan hòa với ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không chỉ vì sự bận rộn việc quân mà Người hờ hững với thiên nhiên tươi đẹp, từ chối những điều mà tạo hóa đã ban cho. Điều này đã nói lên được phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện được tâm hồn yêu thiên nhiên, của đất nước và con người trong nhà thơ, dù cho đó là điều kiện rất khắc nghiệt của cuộc sống bởi chiến tranh và những cuộc xung đột những khó khăn chồng chất. Điều đó đã tạo nên những sức mạnh vô biên cho nhan dan đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù một cách hào hùng.

25 tháng 11 2018

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tắc bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.
Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tụ đêm nguyên tiêu lịch sử.
Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.
“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.
Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.
Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:
“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).
“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:
“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?
Trăng nước như xưa chín với mười”.
(Triệu Hỗ – Đường thi)
“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”
(Bạch Cư Dị)
“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”
(Nguyễn Trãi)
.v.v….
Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.
“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.
Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.
“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận …

 

24 tháng 11 2021

Khi nhắc đến dân tộc Việt Nam độc lập tự do hôm nay , không mấy ai quên được công lao của người. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại, là một danh nhân văn hoá thế giới và còn là một nhà thơ lớn nhà thi sĩ yêu trăng. Bác đã để lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm trong đó có bài ” Rầm tháng giêng ”.

      Năm 1948 trên chiếc thuyền nhỏ neo giữa dòng sông ở chiến khu Vịêt Bắc oanh liệt. Bác đã cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về tình hình quân sự kháng chiến chống Pháp ( 1947 – 19448 ). Khi cuộc họp kết thúc thì đêm đã khuya. Trăng rầm toả sáng khắp mặt đất lan toả trên dòng sông bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên hùng vĩ và thơ mộng. Trước cảnh đẹp của thiên nhiên và của đêm trăng thơ mộng. Trước những cảnh đẹp tuyệt vời ấy Bác đã ứng khẩu thành thơ :

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Yên ba thâm sứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

      Về sau nhà thơ Xuân Thuỷ dịch bài thơ ra tiếng Việt thể lục bát với tên là ” Rầm Tháng Giêng ”. Bản dịch diễn tả gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung biểu hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và lòng yêu nước của Bác.
Ở bài ” Cảnh Khuya ” Bác tả đêm trăng rừng Việt Bắc thì bài này cảnh trăng được Bác tả trên sông nước hùng vĩ :

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lần màu trời thêm xuân

      Vầng trăng tròn toả sáng bát ngát khắp nơi bầu trời mặt đất đều trong lọng ánh trăng. Khung cảnh mênh mông tưởng dường như sông nước tiếp liền với bầu trời ” sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”. Vạn vật đều mang sắc xuân , sông xuân , nước xuân , trời xuân giao hoà với nhau tạo nên một khung cảnh tràn đầy sức sống làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân lập lại nhiều lần tạo nên không khí vui tươi của cảnh trăng rằm :

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

      Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng. Bác cùng các vị lãnh đạo Trung ương Đảng bàn việc quân, việc nước. buổi đầu cuộc kháng chiến đầy gian khổ biết bao? Tuy vậy Bác vẫn ung dung, thư thả. Buổi họp kết thúc vào lúc nữa đêm. Trăng tròn treo giữa trời ( nguyệt chính viên ) ánh trăng đang loà sáng khắp mọi nơi. Cảnh sông nước trong đêm càng trơ nên thơ mộng. Dòng sông nước biển trở thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng tuyệt đẹp tâm hồn Bác lâng lâng bạn tri âm muôn đời. Hình ảnh con thuyền nhỏ chở đầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạng và sâu sắc. Chắc có lẽ Bác đã có một phong thái ung dung, tự tại, lạc quan mãnh liệt nên Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biệt.
      Bài ” Rằm tháng giêng" với âm sắc sâu lắng , cười vui đem lại cho người đọc cảm hứng thanh cao, trong sáng. Bài thơ là một dẫn chứng cho thấy Bác là vị lãnh tụ cách mạng tài ba , vừa là một thi sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm. Qua bài thơ cho chúng tôi học được tinh thần lạc quan và phong thái ung dung bình tĩnh ở Bác.