K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2018

BÀI LÀM

Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.

Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.

Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.

Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.

Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.

29 tháng 4 2018

Có nhà thơ đã viết:

                         Thân gầy guộc, lá mong manh

                       Mà sao nên lưỹ nên thành, tre ơi!

Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.

Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.

Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.

Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.

13 tháng 4 2018

Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo.
Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đónhư muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát , thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

13 tháng 4 2018

Vào những ngày đẹp trời, cứ mỗi buổi tối, ông trăng tròn lại xuất hiện trên bầu trời, trên những ngôi nhà cao tầng. Ông trăng bay lơ lửng, toả cái nhìn trìu mến xuống thành phố Hà Nội thân yêu.

   Buổi tối ngày hôm ấy mới đẹp làm sao. Tôi ra ngoài ban công nhìn ánh trăng toả. Trăng tròn vằng vặc từ từ bay lên theo gió. Ánh trăng sáng đến nơi nào, nơi đó lại cất lên tiếng hát, tiếng cười vui vẻ. Trăng đêm nay soi sáng xuống đất Việt Nam. Trăng sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của mọi người. Trăng soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. Cũng từ vầng trăng này, làn gió nhè nhẹ, mát rượi toả ra làm tuôn chảy những ánh vàng tràn lên phố phường, trải dài trên khắp thành phố. Tôi nhìn trăng, nhìn mãi, nhìn mãi và nghĩ tới sự tích chú Cuội ngồi trên cung trăng. Kể ra chú Cuội cũng tài thật, ngồi mãi bên gốc đa của mình mà không đi đâu cả. Nghĩ đến chị Hằng mỗi năm chỉ xuống chơi với các em thiếu nhi một lần vào Trung thu, tôi lại nhớ, nhớ chị lắm! Tôi ước mong chú Cuội sẽ lại trở về sống với con người, chị Hằng sẽ xuống chơi với các em vào những ngày mười lăm hàng tháng. Nhưng cái ước mong đó chỉ là ảo ảnh, hi vọng mỏng manh. Trăng dấp dới giữa muôn vạn vì sao. Ánh trăng lọt vào đáy giếng, chấp chới vẫy gọi những chiết gầu múc nước, mặt giếng lung linh, toát hơi nước mát rượi tạo ra một luồng không khí trong lành. Ánh trăng óng ánh toả trên khắp cành cây, hoa lá để rồi chúng toát ra một màu vàng tươi đẹp. Trăng chiếu xuống dưới đường làm những khuôn mặt thanh niên tươi trẻ hơn. Trăng cũng có một tình yêu vĩnh cửu như con đối với mẹ. Trăng yêu trái đất của mình, yêu quí hành tinh của mình, yêu quý những con người thông minh cần cù sáng tạo, yêu lao động của mình. Hình như trăng đặc biệt yêu quý những em nhỏ đang vui chơi, học hành dưới mái trường mà trăng đã ôm ấp tận trong tim. Trăng còn toả ánh sáng của mình vào những chậu cây cảnh để cây có nhiều sự sống hơn. Trăng cứ hiện lên trước mắt tôi, không bao giờ dứt ra được trong đêm nay. Tôi mơ mộng, tưởng tượng như trăng đang đến sát bên mình và khẽ nói với tỏi:

      -   Bạn làm gì đấy?

      Tôi trả lời:

      -  Tôi đang mơ mộng đấy!

   Đến khi giật mình trở lại, tôi mới biết đó không phải là trăng, chỉ là tôi tưởng tượng ra mà thôi. Trăng còn phải đi đây, đi đó xem đất nước của mình chứ. Sao hôm nay tôi kì lạ vậy, cứ mơ mộng, tưởng tượng suốt? Vì ánh trăng đêm nay đấy các bạn ạ! Các bạn có thấy trăng đẹp không? Tôi thầm cảm ơn trái đất đã tạo nên vầng trăng đẹp như thê này để tôi yêu đời hơn, mơ mộng hơn, học giỏi hơn. Tôi rất sợ, sợ lắm khi trăng bị làm sao đó. Tôi ngồi ngắm trăng cho tới lúc trăng tan dần. Sao trăng lại tan? Tôi tự hỏi tôi. Một đám mây không biết từ đâu bay đến, chen vào vầng trăng, che lấp vầng trăng và vầng trăng cũng tan dần. Thế là buổi tối ngày mai, tôi mới gặp lại được vầng trăng. Một ngày dài quá, dài quá, tôi không biết có chịu đựng được không. Tôi đang nhìn theo bóng dáng trăng thì mẹ tôi gọi tôi vào ngủ. Tôi không muốn ngủ chút nào nhưng vẫn phải vào. Vào trong chăn, tôi vẫn còn nghĩ đến trăng và thiếp đi lúc nào không biết, vầng trăng đã đi tận vào trong giấc ngủ, vào tận trong giấc mộng của tôi.



 

29 tháng 4 2018

Đang say sưa trong giấc ngủ, em bị đánh thức bởi tiếng chim líu lo ngoài ban công. Chà! Một ngày mới lại bắt đầu.

Em bước ngay ra khỏi giường, chạy tới mở cửa ban công cho không khí buổi sớm mai ùa vào phòng. Chao ôi! Thật là sảng khoái! Trời đã bắt đầu hửng sáng. Khung cảnh thật êm đềm biết bao. Những giò phong lan sau một đêm tắm sương như tươi tắn hơn, căng tràn nhựa sống. Trong vườn, những cành cây khẽ đu đưa nhẹ nhàng, như lời chào buổi sớm. Mấy chú chim chuyền cành, hót véo von khúc ca bình minh. Những giai điệu rộn rang, réo rắt ấy như truyền cho con người nguồn cảm hứng khởi dồi dào của ngày mới. Dưới sân, chú chó nhỏ chạy quanh, nô đùa một mình.

Đường phố lức này còn khá vắng vẻ, thỉnh thoảng mới có một vài chiếc xe chạy qua. Những chiếc đèn cao áp đã tắt, ánh sáng xanh dịu nhẹ bao trùm khôn gian, gợi một cảm giác mát lành. Không khí thanh vắng. Thỉnh thoảng, vang động tiếng rao của những người bán hàng rong. Tiếng rao của họ vang động khắp không gian. Những tiếng rao này là đặc trưng riêng chỉ có ở buổi sớm nơi thành thị. Trên vỉa hè, các ông, các bà, các cô chú mặc quần áo thể thao đang đi bộ tập thể dục trông thật khỏe khoắn.

Mặt trời lấp ló sau những bụi cây phía đông. Những tia nắng vàng nhẹ nhàng xuyên qua các kẽ lá, khẽ đánh thức vạn vận khỏi giấc ngủ say. Cây lá rì rào thức dậy chào bình minh. Những giọt sương long lanh phản chiếu ánh mặt trời, như hạt ngọc sánh lấp lánh. Những chú chim nhỏ hót líu lo trong những tán cây hai bên đường. Các nhà đã tắt đèn, vội vã chuẩn bị cho một ngày mới với bộn bề công việc. Những hàng ăn sáng bắt đầu nhộn nhịp đón khách. Ánh nắng vàng, êm dịu trải dài, bao phủ khắp nơi. Đường phố sáng bừng, báo hiệu một ngày mới tốt đẹp. Từ các nhà, các ngõ, xe cộ đổ ra đường, tấp nập. Ai cũng vội vã, hối hả. Tiếng còi xe inh ỏi, màu áo trắng đồng phục học sinh chen lẫn màu khăn quàng đỏ, làm cho đường phố buổi mai càng thêm rực rỡ sắc màu.

Buổi sáng ở thành phố thật đẹp. Đó là một trong những thời khắc yên bình hiếm hoi của một ngày nơi đây. Nó như một sự lắng lại để chuẩn bị cho một ngày mới nhộn nhịp, sôi động. Em yêu thành phố, đặc biệt là vào buổi sơm mai trong lành.  

29 tháng 4 2018

Một năm học đã kết thúc, em hân hoan khi được mẹ đưa về thăm quê ngoại. Em đã thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và tràn trề sức sống của buổi sáng tinh khôi.

Trời hãy còn sớm mà em đã thức dậy, chạy ùa ra sân. Khí trời còn se lạnh. Làn gió thổi nhè nhẹ khẽ lay động những giọt sương mai còn e ấp trong chiếc lá non mơn mởn. Cả xóm làng như bồng bềnh trong biển sương và làn khói trắng cả hai đang quyện vào nhau để tạo nên nhứng dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rồi lan toả nhanh khắp cả cánh đồng. Mới sáng mà những cây lúa đang thì con gái đã ngả đầu vào nhau thủ thỉ trò chuyện. Đồng lúa trông như một tấm thảm nhung mượt mà đang nhấp nhô theo làn gió. Ở tận chân trời phía đông, những tia nắng yếu ớt đang cố gắng xuyên qua hàng bạch đàn thẳng tắp ven đường , ánh sáng rực rỡ muôn vàn màu sắc. Những giọt sương bắt đầu tan dần trong những tia sáng dịu dàng của buổi bình minh. Ánh nắng chan hoà, đồng lúa trông như một bức tranh tuyệt mỹ. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở bầu không khí trong lành và thấy tim mình đập rộn lên một niềm vui phơi phới.

Ông mặt trời đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng xoá xoè rộng ánh sáng xuống vạn vật. Cả xóm làng như bừng lên dưới ánh bình minh. Cánh đồng vang rộn âm thanh thánh thót của những chú chim vùa thức dậy đã rủ nhau bay liệng và hát ca. Thấp thoáng ở đằng xa là bóng những chiếc áo của bà con nông dân đang làm cỏ. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở đồ hoà lẫn với tiếng lội nước bì bõm của các cô chú làm không khí của cánh đồng thêm nhộn nhịp.

Rảo bước trên bờ kênh nhỏ em cảm thấy khoan khoái vô cùng. Dòng nước lấp lánh ánh nắng trời như một tấm gương. Thỉnh thoảng một vài chú đòng đong nhảy lên rồi vội vàng lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn cứ lan rộng ra. Đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên con đưòng ven làng phá tan không khí yên lặng. Em chạy vội vào khu vườn nhà tràn ngập nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh rờn, mái đầu bạc của ngoại đang lúi húi bắt sâu. Những buổi bình minh thật đẹp nơi thôn dã ấy là những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời em. Em vẫn luôn muốn được về quê ngoại để có dịp thưởng thức những buổi sáng như vậy!

21 tháng 3 2018

Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.

21 tháng 4 2018

Không biết từ lúc nào, đến trường sớm đã trở thành một thói quen của em. Đi trên đường, em có thể thư thả lắng nghe những âm thanh đầu tiên của ngày mới, lặng ngắm thiên nhiên vừa mới vươn mình thức giấc. Hơn thế nữa, đi học sớm, em còn được ngắm nhìn và quan sát khung cảnh ngôi trường yêu dấu trước buổi học.

Nhìn từ xa, em đã thấy hình ảnh ngôi trường hiện ra thấp thoáng sau những rặng cây cao vút, đẹp như một bức tranh. Cổng trường như đang dang tay chào đón học sinh. Ngôi trường với ba dãy nhà hình chữ U được sơn màu vàng của em đây rồi. Không khí hôm nay mới trong lành, mát mẻ làm sao. Bầu trời cao và trong xanh vời vợi, vài áng mây trắng đang lững lờ trôi. Ông mặt trời đang chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên của ngày mới xuống mặt đất, những tia nắng tinh nghịch đang nhảy múa trên cành cây, kẽ lá. Cái nắng ấy làm cho ta cảm thấy dễ chịu chứ không chói chang, gay gắt như nắng của buổi trưa. Vài giọt sương còn cố bám dai trên những chiếc lá lung linh như những hạt ngọc, phải chăng sương chính là ngọc của đất trời? Những cây bàng, cây phượng dường như cũng trẻ trung hơn khi được thấm đẫm những gì tinh túy nhất của đất trời. Những chú chim vừa chuyền cành vừa ríu rít hót lên bài ca chào mừng một ngày mới tốt lành. Từng cơn gió mát thổi khắp sân trường, làm cho lá quốc kì màu đỏ tươi tung bay trong nắng sớm. Những cánh cửa màu xanh đã được mở toang để đón chúng em vào lớp.

Các bạn học sinh đến trường ngày càng đông. Ngoài cổng trường, một số bạn được đưa đi học chào bố mẹ xong là vui vẻ chạy vào sân trường. Cũng có vài bạn đến từ sớm để làm công việc trực nhật, tiếng chổi của các bạn sột soạt nghe thật vui tai. Những bạn khác không trực nhật thì ngồi trên ghế đá trò chuyện vui vẻ, ôn lại bài cũ hoặc chuẩn bị bài cho thật tốt. Có nhóm đang bắt đầu những trò chơi quen thuộc như: bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, nhảy dây... Chẳng mấy chốc, sân trường tràn ngập tiếng nói cười của học sinh. Thầy cô giáo sải bước trên sân trường, gặp học sinh của mình thì mỉm cười đầy trìu mến. Tà áo dài của các cô bay bay trong gió. Trên tay thầy cô nào cũng là quyển giáo án, bước về phía lớp học để chuẩn bị bài giảng cho ngày hôm nay.

Ngắm nhìn quang cảnh trường trước buổi học, em cảm thấy yêu mái trường của mình hơn. Nơi đây đã dìu dắt em nên người, chắp cánh cho những ước mơ của em, thầy cô là những người lái đò thầm lặng đưa em đến chân trời của tri thức, bạn bè như những người anh em thân thiết chia sẻ với em mọi buồn vui trong cuộc sống. chuc bn hoc tot nha!

21 tháng 4 2018

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

19 tháng 4 2018

khó quá

8 tháng 8 2022

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết.Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.

 Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân.

15 tháng 12 2017

Trong cuộc doi toi, neu co ai hoi toi la yeu ai nhat thi chac chan toi se tra loi la toi yeu me toi nhat. Vi sao? Vi me la nguoi nuoi nang toi cho den tan bay gio.

   Nguoi xua co cau:

                                      Cong cha nhu nui Thai Son 

                             Nghia me nhu nuoc trong nguon chay ra.

   Doi voi toi,me vua la cha, vua la me cua toi vi bo toi đi lam ben nuoc ngoai tu khi toi moi 4 tuoi. O nha, me cham soc va nuoi nang toi len nguoi. Me nam nay da ngoai 30 tuoi, co nhieu nep nhan nhung trong me van rat tre trung, xinh xan. Me co 1 mai toc bam hoi nau,xoa ngang vai nhin rat hop voi khuon mat trai xoan cua me. Lan da nau sam cung voi nhung nep nhan trên doi go ma the hien nhung noi vat va trong cuoc doi. Doi mat me long lanh luc nào cung anh len ve hien diu. Giong noi diu dang, triu men lúc nao cung an ui toi luc toi buon.

    Me luon lo lang cho toi. Moi buổi toi, me thuong ngoi ben toi, giang lai cho toi nhung bai tap kho. Toi van nho khi toi van con hoc lop 1, cu moi buổi toi me ngoi ben toi, cam tay toi nan not viet tung chu. Co nhung lúc toi hu me danh don rat dau, toi rat han me nhung roi nghi lai toi cam thay rat hoi han. Toi tu hoi minh: "Làm sao ma minh lai lam cho me dau buồn đuợc chu! Minh thật hu". Xong toi chay den ben canh va om cham lay me roi xin loi. Me lúc nào cung tha thu cho toi het do.

     Nho lai nhung lan do, toi da rút kinh nghiem la se khong lam me buồn nua. Toi mong minh se đuợc mai mai ben me. Toi rat yeu me va muốn noi mot cau thật to cho ca the gioi đều biết rằng : " Me oi, con yeu me nhieu lam!"

Chấm

15 tháng 12 2017

do cho ta nhu the meo thang no lam duoc

15 tháng 5 2018

Chùa Phật Tích nằm trên một địa bàn diễn ra sự gặp gỡ, giao thoa, hội nhập giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ từ đầu Công nguyên. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước, trung tâm Dâu – Luy Lâu.

1

Chùa Phật Tích

Đến thời Lý, Phật giáo đã phát triển đến đỉnh cao trong lịch sử Phật giáo ở nước ta. Bắc Ninh và Phật Tích nói riêng, đều nằm trên quê hương nhà Lý, được vua Lý cho xây dựng nhiều chùa, tháp, phần nhiều là các đại danh lam. Phật Tích do đó cũng được xây dựng với quy mô to lớn.

Khác với một số chùa được xây dựng cùng thời, chùa Phật Tích được sự quan tâm đặc biệt của vương triều Lý và triều đại nhà Trần cũng như các triều đại sau này.

Theo văn bia “Vạn Phúc đại thiền tự bi” dựng năm 1686 thì: Vua thứ ba nhà Lý (tức vua Lý Thánh Tông) năm Long Thuỵ Thái Bình thứ IV (1057) cất lên cây tháp quý cao ngàn trượng, lại tạo pho tượng mình vàng cao 6 thước, cấp hơn trăm thửa ruộng, xây chùa hẳn trăm gian. Trên đỉnh núi mở ra một toà nhà đá, bên trong điện tự nhiên sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng, lại to, sáng sủa và lớn. Trên bậc thềm đằng trước có bây 10 con thú, phía sau có ao rồng, góc cao vẽ chim phượng và sao Đẩu lấp lánh, lầu rộng và cao, tay rồng với tận trời cao,..

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” năm Tân Hợi niên hiệu Thần Võ năm thứ III (1071) Lý Thánh Tông về thăm chùa Phật Tích và đã viết tặng nhà chùa chữ “Phật” dài 6 thước (khoảng 2,4m) rồi cho thợ khắc vào đá để ở núi Tiên Du. Ngày nay chữ “Phật” ngàn vàng không còn nữa.

Đến thế kỷ XIV dưới triều đại nhà Trần, Phật Tích vẫn là một ngôi chùa lớn, một đại danh lam thắng cảnh. Thời kỳ này Nho học đã được quan tâm do vậy các vua Trần đã cho xây dựng chùa Vạn Phúc, một thư viện lớn do danh nhân Trần Nhân Tông làm viện trưởng. Thư viện này còn gọi là cung Bảo Hoà, theo sử cũ năm Quý Hợi niên hiệu Xương Phù thứ XVIII (1383), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đến thăm cung Bảo Hoà và hỏi han bầy tôi vể lịch sử, về thơ văn, về danh nhân, lương tướng…rồi cho chép thành sách, đặt tên la “Báo Hoà dư bút” gồm 8 quyển; Năm sau, năm Giáp tý (1384), ông tổ chức cuộc thi thái học sinh (tức thi tiên sĩ) trên quy mô toàn quốc ở chùa Phật Tích.

Đến đời Lê – Trịnh (1623–1657) Đệ nhất cung tần của Thanh Đô vương Trịnh Tráng là Trần Thi Ngọc Am đã cho tu sửa lại chùa với quy mô kiến trúc điêu khắc đẹp đẽ, nằm hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.

Chùa được xây dựng ở sườn núi phía nam, toạ lạc trên khu đất cao, bao gồm ba bậc nền thềm có kè bằng đá tảng dựng đứng như bức tường dài 58m, cao từ 3–5m, ở khoảng giữa tường là lối đi bằng đá rộng 5m có 80 bậc. Trước khi lên bậc cấp dẫn đến tầng nền thứ nhất ta bắt gặp một cái giếng đá tròn, nước rất trong. Tương truyền dưới đáy giếng có đầu rồng đá phun nước, giếng được che mát bởi cây đa cổ thụ. Hai đầu của con đường nhỏ dẫn lên chùa là hai ao hình chữ nhật.

Qua 30 bậc đá ta sẽ tới gác chuông (tam quan) dài 13m, rộng 11m dẫn khách lên chùa. Tới tầng nền thứ hai ta thấy chiều dài 30m của tầng này được kè đá tảng, chiều rộng của tầng nền thứ hai khoảng 70m và cách so với tầng nền thứ nhất là 5m. Đứng tại tầng nền thứ hai ta quan sát được hai phần, một phần là chùa, một phần là vườn chùa – nơi trước kia trồng hoa mẫu đơn để đầu xuân mở hội xem hoa, cũng ở nơi đây đã lưu truyền mối tình duyên trong truyền kỳ “Từ Thức gặp tiên”, ở giữa tầng nền là dấu tích của những toà nhà gồm 11 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, 5 gian thượng điện, 9 gian hậu cung, hai bên là hai dãy hành lang, mỗi bên 7 gian. Tất cả toà nhà này được bố trí theo kiểu “nội Công, ngoại Quốc”

Bên phải những toà nhà này là miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am. Miếu Tiên chúa còn để lại dấu vết trên móng kiểu chữ “Đinh”, lớp trước 4 gian ngang, lớp sau 4 gian dọc. Phía trước miếu có dựng một ngọn tháp Linh Quang xây năm Chính Hoà XX (1699).

hình

Miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am

Bên trái có dấu vết của nhà phương trường 5 gian và đằng trước là nhà tổ đệ nhất với 5 gian trước và 3 gian điện phía sau. Cũng tại tầng nền thứ 2 này người ta còn thấy tấm bia “Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi” dựng năm Chính Hoà VII (1686) đã bị gãy đôi, nay vẫn còn một nửa tấm bia lưu giữ ở chùa. Trong gian thương điện có thờ một pho tượng A Di Đà nổi trên toà sen. Các cột của thương điện được đặt trên các chân tảng bằng đá hình hộp vuông mỗi cạnh rộng 0,83m.

Tầng nền thứ ba được kè đá phẳng phiu như hai tầng dưới, lối đi lên giữa tầng nền hai và tầng nền ba bằng hai cửa nhỏ hai bên. Tại nền thứ ba này có một ao nhỏ hình chữ nhật có chiều dài 7m, rộng 5m, sâu 2,2m gọi là ao Rồng (Long Trì), bốn bờ ao được kè đá tảng, thẳng đứng với đáy ao. Đáy có thềm đá hình bán nguyệt đường kính 3,8m, chỗ nhô cao nhất là 1,9m ở môi bên nửa trên đá có chạm nổi một con rồng khá lớn, trên cạnh giữa chạm nổi hình sóng nước nhô cao (thuỷ ba) cho biết đây là ao thời Lý. Đường xuống ao Rồng có cầu thang bằng đá rộng 2m với 13 bậc. Phía trên cầu thang là toà nhà đá này còn dấu vết của nền nhà bằng đá hình chữ nhật dài 4,25m, rộng 3m.

Cũng tại nền thứ ba này là một vườn tháp được dựng bằng đá xanh và đất nung, cả vườn tháp có tới 32 ngọn tháp lớn nhỏ nằm chen vào núi đá nhấp nhô, một số tháp có ghi năm dựng và tên tháp như “Tháp Phổ Quang”, dựng năm cảnh trị thứ II (1664) Tháp cao 4 tầng và cấu trúc tròn, khắc hình bát quái, ba mặt tháp chạm bảy tượng Phật ngồi trên toà sen, “Tháp Viên Dung” dựng năm kỷ Mùi (1679) cao 4 tầng, mặt trước của tầng thứ hai chạm nổi hình tròn, trên có hình vuông để biểu thị trời tròn, đất vuông. “Tháp Hiển Quang” dựng năm Vĩnh Trị thứ V (1680). “Tháp Viên Quang” dựng nam Chính Hoà thứ V (1684) đều cao hai tầng.

hình 5

Tháp Phổ Quang

“Tháp Bảo Nghiêm” dựng năm Chính Hoà thứ XIII (1692) với 4 tầng, mặt tháp có chạm tượng Phật ngồi trên toà sen và nhà sư đã ngồi nhập định, còn mọt số tháp như Viên Minh, Tông ý Bồ Đề đều không rõ năm dựng. Sườn núi bên Phật Tích còn một số hàng gạch nhỏ, mỗi cây tháp đều giữ xá lị của một vị hoà thượng đắc đạo. Với số lượng tháp ở Phật Tích đã chứng tỏ chùa Phật Tích là nơi có nhiều nhà tu hành về đây tu luyện.

Ngoài quy mô về không gian của chùa Phật Tích, du khách còn tìm thấy ở đây các công trình điêu khắc cổ đặc sắc về nghệ thuật tạo hình của dân tộc Việt, đó là tượng Phật A Di Đà bằng đá, chân tảng đá, tượng 10 con vật bằng đá có niên đại thời Lý. Có thể khẳng định những tác phẩm tượng thú có quy mô lớn và lâu đời nhất của nước ta chính là hàng tượng thú trước sân chùa Phật Tích.

Ngoài các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật bằng đá thời Lý nói trên, chùa Phật Tích còn được biết đến qua một pho tượng không kém phần đặc sắc bởi hình thức thể hiện của pho tượng này, đó chính là pho tượng Chuyết Chuyết công sư tổ được bó cốt (xương) còn gọi là “Nhục thân Bồ tát”. Đó chính là “Chân dung kết tủa của Thiền sư Lý Thiên Tộ pháp danh Hải Trừng” hiệu Viên Văn, sinh năm 1590 ở quận Thanh Chương tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), ông là học trò của vua Minh Thế Tông phong chi là Khuông Quốc Đại sư.

Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiên Tộ thuộc thế hệ 34 dòng Lâm Tế, mất vào rằm tháng bảy năm Giáp Thân (1644) thọ 55 tuổi tại chùa Phật Tích được vua Lê Chân Tông phong hiệu Minh Việt phổ giác quảng tế đại đức Thiền sư. Sau khi Thiền sư viên tịch, các tín đồ đã dùng dây để dựng khung xương theo thế ngồi thiền rồi tạo tượng phủ ngoài xương bằng chất bôi mà chủ yếu là sơn ta, vải, mạt cưa. Do thời gian và sự bảo quản không tốt nên pho tương bị hư hại. Sau này pho tượng được phục hồi nguyên trạng với chiều cao 67,3em, nặng 10kg (từ ngày 12/01/1993 đến 01/05/1993).

Có thể nói, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiền Tổ là một trong ba pho tượng táng quý hiếm trên đất nước ta về nghệ thuật ướp xác, bó cốt, điêu khắc chân dung nhân vật lịch sử của người Việt.

Chùa Phật Tích tồn tại, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian. Đến năm 1948 chùa bị phá hoại hoàn toàn, chỉ còn lại những công trình kiên trúc điêu khắc đá và một số các di tích khác như tượng người, chim, vườn tháp, ao rồng, bia Vạn Phúc đại thiền từ bi, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết.

245

Chùa Phật Tích tồn tại, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian

Năm 1958, để bảo vệ các di vật quý giá này, Bộ Văn hoá cho làm lại ba gian chùa nhỏ. Tuy để lại những di sản không nhiều nhưng rất độc đáo, những hiện vật vô cùng quý giá ấy đã chứng minh cho sự xuất hiện sớm và phát triển nhanh, mạnh mẽ, liên tục của một trong những trung tâm Phật giáo của nước ta. Đồng thời qua những hiện vật, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về trình độ văn minh, trình độ khoa học kỹ thuật của ông cha ta thưở trước và công sức tài nghệ của những người thợ chạm khắc đá, kiến trúc xây dựng chùa. Chính những di sản văn hoá quý báu đó là tài liệu sống động, đầy sức thuyêt phục trong hành trình về cội nguồn dân tộc nói chung và mỹ thuật chùa chiền nói riêng.

‘”Vạn Phúc Tự” nằm trong chốn bồng lai tiên cảnh gắn liền với những truyện dân gian “Từ Thức gặp Tiên”, “Man Nương Tố Nữ”, “Tiều Phu Vương Chất”… đầy tính huyền thoại và lãng mạn càng tăng thêm tâm lý sùng kính của khách thập phương về văn cảnh chùa và lễ Phật. Với những giá trị tiêu biểu đó, ngày 28/04/1962. Nhà nước đã công nhận Phật Tích là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Từ đó đến nay chùa đã từng bước được tu sửa lại vườn tháp, ao Rồng, bậc lên xuống chùa, xây mới 5 gian phía tây để làm nơi tiếp khách, dựng 4 toà nhà gồm: tam bảo, tiền đường, 2 nhà tố, sửa 3 gian hậu đường… Tổng cộng, tới nay chùa có 22 gian. Đường dẫn tới chùa được trải nhựa, đường lên chùa là các đá tảng gồm 50 bậc, Chùa Phật Tích cũng đã mở lại hội “Khán hoa” (xem hoa) được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng. Tất cả sự cố gắng trên nhằm bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hoá dân tộc, cũng là tạo sự thuận lợi cho khách thập phương tới lễ Phật, văn cảnh chùa.

  •  
15 tháng 5 2018

Dài quá nên mik cho bn link nha!

https://123doc.org//document/3464684-bai-gioi-thieu-chua-phat-h-bac-ninh.htm

nhớ k mik!

Tham khảo

   Mỗi loại cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre. Dáng tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.

16 tháng 3 2022

Cảm ơn bạn nhiều nhavui

Cảm nghĩ của em về người thân :

Nhạc sĩ người Anh John Lennon đã từng nói: “Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa”. Có thể nói để tìm kiếm một người bạn không khó nhưng để gây dựng được một tình bạn chân thành là rất khó, em đã có một người bạn thân và trải qua thời gian tình bạn đó càng thân thiết hơn. 

Bước lên cấp hai, em phải chuyển trường lên thị trấn học, một ngôi trường mới xa nhà, xa bạn bè chẳng ai thân quen. Rất may khi đó em đã gặp được Quỳnh, một cô bạn rất xinh xắn và tốt bụng, đó là người bạn đầu tiên đã mở lời làm quen và trò chuyện, giúp đỡ em. Nhà Quỳnh ở thị trấn gần với trường, hàng ngày cậu ấy thường đi bộ tới trường, chẳng khi nào cậu ấy đi học muộn. Lần đầu gặp Quỳnh khi ngồi cùng bàn trong lớp, lúc đó cậu ấy có vẻ trầm tính, khó gần và ít nói, ngại giao tiếp. Thế nhưng sau khi chào hỏi một vài câu cậu ấy đã bộc lộ sự cởi mở, thân thiện và vui vẻ hoà đồng, em rất bất ngờ. Quỳnh có những nét hồn nhiên ngây ngô, đôi khi khiến người khác phải bật cười, sự quá vô tư khiến cho em cũng đôi lúc phải khó xử. Rất nhiều lần Quỳnh cứ rủ em về ở cùng nhà với bạn ấy, thậm chí còn đem xe đạp cho em mượn để đi học vì bạn ấy không dùng đến. Quỳnh học rất giỏi, học đều ở tất cả các môn, thế nhưng bạn ấy không bao giờ tự mãn về điều đó, ngược lại rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn học yếu hơn, em rất thích học nhóm cùng Quỳnh vì lúc đó em học hỏi được rất nhiều điều từ bạn. Người bạn thân của em luôn chuẩn bị quà sinh nhật cho em và luôn hiểu ý muốn, suy nghĩ và sở thích của em, bất cứ trong hoàn cảnh nào tâm trạng nào người bạn ấy cũng kề vai sát cánh cùng em san sẻ. 

Em mong sao những năm tháng sau này tình bạn của chúng em vẫn mãi thân thiết như vậy, ngày càng sâu sắc và bền chặt hơn.

17 tháng 9 2021

ko chép mạng nha bạn:((