K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2018

Hinh anh so sanh: Mua 

                            U u nhu xay lua

Tac dung:Tang suc goi hinh , giup mieu ta su vat duoc cu the , sinh dong;bieu thi tam tu tinh cam cua nguoi doc

k cho to di!!!

thong cam nhe !!! chu ko dau

3 tháng 4 2018

Bài làm

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm.

Từ lúc còn là học sinh tiểu học, lúc đó tác giả mới chín tuổi đang là cây bút thiếu nhi nổi tiếng. Góc sân và khoảng trời, tập thơ đầu tay của tác giả được in 1968. Bài Mưa được rút ra từ tập thơ đó. Người đọc đã cảm nhận một cơn mưa rào ở một làng quê qua những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

Cái thú vị của bài thơ là tác giả không chỉ trực tiếp tả cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa... mà chủ yếu là tập trung miêu tả hoạt động và trạng thái của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa. Chính cách miêu tả này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng cụ thể và sinh động của cơn mưa.

Nét nghệ thuật đặc sắc thứ nhất là nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sáng tạo, độc đáo và có giá trị phát hiện rất mới lạ nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác:

Cỏ gà rung tai

 Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Và còn nhiều những hình ảnh khác nữa xuất hiện liên tiếp trong bài thơ gợi lên sự thích thú cho người đọc. Không phải ai cũng hình dung được như vậy mà đó là sự liên tưởng rất phong phú của tâm hồn trẻ thơ mới có được hình ảnh ngộ nghĩnh đến như vậy!

Nét đặc sắc thứ hai được nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác:

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân đầy đường

Những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương Ông trời - mặc áo giáp đen là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp cúa một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc quay cuồng trong cơn gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương.

Phép nhân hoá ở đây- được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh nhạy cùng với sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ. Tài tình hơn là hình ảnh nhân hoá được “liệt kê” nối tiếp nhau nhưng không nhàm chán mà càng làm cho bức tranh Mưa hiện lên sống động như thật. Người đọc có thể thấy và cảm nhận được ngay.

Nét đặc sắc thứ ba là nghệ thuật miêu tả người của tác giả trong bức tranh Mưa. Hình ảnh người cha đi cày được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Dưới cái nhìn của Trần Đăng Khoa, người lao động đã hiện lên với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, đầy chớp của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng.

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

Một tư thế thật hào hùng, dũng mãnh. Đúng như ca dao xưa đã ca ngợi:

Trời mưa thì mặc trời mưa

 Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi.

Câu thơ của Trần Đăng Khoa hôm nay còn tự tin và mạnh mẽ, hồn nhiên. Nó dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang và sức mạnh to lớn, con người không bị thiên nhiên vũ trụ che lấp, trái lại, nó trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Hình ảnh đối lập giữa thiên nhiên và con người đã làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động bình thường (đi cày) trước cái dữ dội của cơn mưa rào. Đúng hơn, tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền để tôn cao tư thế con người. Có phải thiên nhiên là cái nền đã tôn cao vẻ đẹp của con người lên? Hay còn vì cách nhìn sáng tạo, độc dáo và thái độ trân trọng trong cách tả cảnh và tả người tinh tế của tác giả. Chính vì thế mà cả bài thơ có 63 dòng, 59 dòng tả cảnh thiên nhiên, tác giả chỉ dành 4 dòng cuối để tả con người, nhưng con người hiện lên vẫn rất đẹp.

Bài thơ tả cảnh mưa thành công bởi thể thơ và nhịp điệu thơ. Với thể thơ tự do, những câu thơ ngắn, từ một đến năm tiếng, số câu ngắn chiếm rất nhiều. Trong bài chỉ có hai câu thơ năm tiếng: câu 48 và câu 60, phần lớn là câu hai tiếng, và đặc biệt có tới 10 dòng thơ một tiếng. Các câu thơ ngắn, không đều nhau đã tạo ra nhịp nhanh, mạnh, dồn dập, diễn tả sinh động từng đợt dồn dập, dữ dội của cơn mưa rào mùa hè.

Mưa của Trần Đăng Khoa là sự kết tinh của những nét nghệ thuật đặc sắc, thể hiện qua tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng phong phú của tác giả. Cách cảm nhận thiên nhiên ở bài thơ vừa hồn nhiên vừa sâu sắc. Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh tượng cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật, con người trước và trong cơn mưa.



 

25 tháng 4 2020

Trả lời : 

Câu đặc biệt : " Bố em đi cày về 

                            Đội sấm 

                            Đội chớp 

                            Đội cả trời mưa ... "

Tác dụng : Ca ngợi ng bố và cx làm cho chúng ta hiểu ng bố vất vả như thế nào .

~ Chúc bn hok tốt nha ~

14 tháng 8 2023

a.

BPTT: nhân hóa "ông" và "mặc áo giáp đen ra trận".

Tác dụng: làm hình ảnh sự vật mặt trời trở nên gần gũi, sinh động, có hồn hơn đồng thời việc gợi tả hành động nắng lên thêm đặc sắc, độc đáo. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình, gợi cảm, khí thế, thơ có hồn hơn hấp dẫn đọc giả hơn nhờ hiệu quả của sự nhân hóa.

b.

BPTT: nhân hóa "vắt nửa mình sang thu"

Tác dụng: giúp gợi tả hình ảnh mong manh của đám mây thay đổi dáng hình khi đón trời thu, thể hiện nên ý tác giả muốn diễn đạt rằng đám mây ấy vẫn còn day dứt không nỡ chia xa mùa hạ đã gắn bó ba tháng trời nhưng buộc phải chia vì đó là quy luật tự nhiên. Từ đó làm sự vật mây trở nên có hồn hơn, câu thơ thêm sâu sắc ý nghĩa giàu giá trị gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

Bài thơ Trần Đăng Khoa, trích “Góc sân và khoảng trời“a. Xác định thể loại của văn bản trên. b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.c. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào?d. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.e. Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.f. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Lông hồng...
Đọc tiếp

Bài thơ Trần Đăng Khoa, trích “Góc sân và khoảng trời

a. Xác định thể loại của văn bản trên.

b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

c. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào?

d. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

e. Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

f. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Lông hồng như đốm lửa”?

g. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: “Cây đa gọi gió đến/ Cây đa vẫy chim về”?

h. Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

                                                                                   _giúp mình với_

0
23 tháng 4 2020

nhân hoá

24 tháng 4 2020

Nhân hóa, câu đặc biệt, điệp từ

15 tháng 3 2022

no cop 
Thuyền so sánh với con tuấn mã 
-> gợi ra vẻ đẹp hùng tráng , khỏe khoắn  của con thuyền
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng  
-> cánh buồm mang ý nghĩa thiêng liêng là sức mạnh là sự sống là linh hồn của làng chài 

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam (Ngữ văn 6, tập hai).3.Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác dụng nhân hoá?Cây dừa xanh toả nhiều tàuDang tay đón gió gật...
Đọc tiếp

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.

b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.

2.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam (Ngữ văn 6, tập hai).

3.Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác dụng nhân hoá?

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

4.Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng

Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).

0
Bài tập các biện pháp tu từ:Bài 1: cho các câu saua. Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất                  (Tô Hoài)b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ     Lớn lên cùng trời xanh           (Đồng Xuân Lan)c. Cây dừa      Sải tay            Bơi       Hạt mùng tơi        Nhảy múa     (Trần Đăng Khoa)d.Bác Giun đào đất suốt ngày   Hôm qua chết dưới gốc cây sau nhà.     (Trần Đăng Khoa)- Chỉ ra các phép so sánh,...
Đọc tiếp

Bài tập các biện pháp tu từ:

Bài 1: cho các câu sau

a. Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất 

                 (Tô Hoài)

b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ 

    Lớn lên cùng trời xanh

           (Đồng Xuân Lan)

c. Cây dừa

      Sải tay

            Bơi

       Hạt mùng tơi

        Nhảy múa

     (Trần Đăng Khoa)

d.Bác Giun đào đất suốt ngày

   Hôm qua chết dưới gốc cây sau nhà.

     (Trần Đăng Khoa)

- Chỉ ra các phép so sánh, nhân hóa trong các câu trên ? Xác định các kiểu so sánh , nhân hóa đc sử dụng trong các câu đã cho?

-Nêu tác dụng của phép so sánh, nhân hóa đc sử dụng?

Bài 2:Xácđịnh phép ẩn dụ , hoán dụ và chỉ ra tác dụng của chúng trong các câu sau:

a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

   Thấy 1 mặt trên lăng rất đỏ

b.Cha lại dắt con đi trên cát mịn

   Ánh nắng chảy đầy vai

c.Vì sao? trái đất nặng ân tình

   Hát mãi tên người Hồ Chí Minh

- GIÚP MK VỚI AI TRẢ LỜI THÌ MK TICK CHO NHA

1
17 tháng 4 2016

1a so sánh 1b so sánh 1c nhân hóa  1d nhân hóa 2a ẩn dụ 
Mình chỉ biết nhiêu đó th mấy cái tác dụng với còn lại mình xin lỗi TwT