K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2018

Hinh anh so sanh: Mua 

                            U u nhu xay lua

Tac dung:Tang suc goi hinh , giup mieu ta su vat duoc cu the , sinh dong;bieu thi tam tu tinh cam cua nguoi doc

k cho to di!!!

thong cam nhe !!! chu ko dau

3 tháng 4 2018

Bài làm

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm.

Từ lúc còn là học sinh tiểu học, lúc đó tác giả mới chín tuổi đang là cây bút thiếu nhi nổi tiếng. Góc sân và khoảng trời, tập thơ đầu tay của tác giả được in 1968. Bài Mưa được rút ra từ tập thơ đó. Người đọc đã cảm nhận một cơn mưa rào ở một làng quê qua những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

Cái thú vị của bài thơ là tác giả không chỉ trực tiếp tả cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa... mà chủ yếu là tập trung miêu tả hoạt động và trạng thái của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa. Chính cách miêu tả này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng cụ thể và sinh động của cơn mưa.

Nét nghệ thuật đặc sắc thứ nhất là nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sáng tạo, độc đáo và có giá trị phát hiện rất mới lạ nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác:

Cỏ gà rung tai

 Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Và còn nhiều những hình ảnh khác nữa xuất hiện liên tiếp trong bài thơ gợi lên sự thích thú cho người đọc. Không phải ai cũng hình dung được như vậy mà đó là sự liên tưởng rất phong phú của tâm hồn trẻ thơ mới có được hình ảnh ngộ nghĩnh đến như vậy!

Nét đặc sắc thứ hai được nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác:

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân đầy đường

Những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương Ông trời - mặc áo giáp đen là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp cúa một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc quay cuồng trong cơn gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương.

Phép nhân hoá ở đây- được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh nhạy cùng với sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ. Tài tình hơn là hình ảnh nhân hoá được “liệt kê” nối tiếp nhau nhưng không nhàm chán mà càng làm cho bức tranh Mưa hiện lên sống động như thật. Người đọc có thể thấy và cảm nhận được ngay.

Nét đặc sắc thứ ba là nghệ thuật miêu tả người của tác giả trong bức tranh Mưa. Hình ảnh người cha đi cày được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Dưới cái nhìn của Trần Đăng Khoa, người lao động đã hiện lên với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, đầy chớp của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng.

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

Một tư thế thật hào hùng, dũng mãnh. Đúng như ca dao xưa đã ca ngợi:

Trời mưa thì mặc trời mưa

 Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi.

Câu thơ của Trần Đăng Khoa hôm nay còn tự tin và mạnh mẽ, hồn nhiên. Nó dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang và sức mạnh to lớn, con người không bị thiên nhiên vũ trụ che lấp, trái lại, nó trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Hình ảnh đối lập giữa thiên nhiên và con người đã làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động bình thường (đi cày) trước cái dữ dội của cơn mưa rào. Đúng hơn, tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền để tôn cao tư thế con người. Có phải thiên nhiên là cái nền đã tôn cao vẻ đẹp của con người lên? Hay còn vì cách nhìn sáng tạo, độc dáo và thái độ trân trọng trong cách tả cảnh và tả người tinh tế của tác giả. Chính vì thế mà cả bài thơ có 63 dòng, 59 dòng tả cảnh thiên nhiên, tác giả chỉ dành 4 dòng cuối để tả con người, nhưng con người hiện lên vẫn rất đẹp.

Bài thơ tả cảnh mưa thành công bởi thể thơ và nhịp điệu thơ. Với thể thơ tự do, những câu thơ ngắn, từ một đến năm tiếng, số câu ngắn chiếm rất nhiều. Trong bài chỉ có hai câu thơ năm tiếng: câu 48 và câu 60, phần lớn là câu hai tiếng, và đặc biệt có tới 10 dòng thơ một tiếng. Các câu thơ ngắn, không đều nhau đã tạo ra nhịp nhanh, mạnh, dồn dập, diễn tả sinh động từng đợt dồn dập, dữ dội của cơn mưa rào mùa hè.

Mưa của Trần Đăng Khoa là sự kết tinh của những nét nghệ thuật đặc sắc, thể hiện qua tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng phong phú của tác giả. Cách cảm nhận thiên nhiên ở bài thơ vừa hồn nhiên vừa sâu sắc. Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh tượng cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật, con người trước và trong cơn mưa.



 

Bài thơ Trần Đăng Khoa, trích “Góc sân và khoảng trời“a. Xác định thể loại của văn bản trên. b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.c. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào?d. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.e. Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.f. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Lông hồng...
Đọc tiếp

Bài thơ Trần Đăng Khoa, trích “Góc sân và khoảng trời

a. Xác định thể loại của văn bản trên.

b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

c. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào?

d. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

e. Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

f. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Lông hồng như đốm lửa”?

g. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: “Cây đa gọi gió đến/ Cây đa vẫy chim về”?

h. Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

                                                                                   _giúp mình với_

0
23 tháng 4 2020

nhân hoá

24 tháng 4 2020

Nhân hóa, câu đặc biệt, điệp từ

Bài tập các biện pháp tu từ:Bài 1: cho các câu saua. Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất                  (Tô Hoài)b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ     Lớn lên cùng trời xanh           (Đồng Xuân Lan)c. Cây dừa      Sải tay            Bơi       Hạt mùng tơi        Nhảy múa     (Trần Đăng Khoa)d.Bác Giun đào đất suốt ngày   Hôm qua chết dưới gốc cây sau nhà.     (Trần Đăng Khoa)- Chỉ ra các phép so sánh,...
Đọc tiếp

Bài tập các biện pháp tu từ:

Bài 1: cho các câu sau

a. Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất 

                 (Tô Hoài)

b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ 

    Lớn lên cùng trời xanh

           (Đồng Xuân Lan)

c. Cây dừa

      Sải tay

            Bơi

       Hạt mùng tơi

        Nhảy múa

     (Trần Đăng Khoa)

d.Bác Giun đào đất suốt ngày

   Hôm qua chết dưới gốc cây sau nhà.

     (Trần Đăng Khoa)

- Chỉ ra các phép so sánh, nhân hóa trong các câu trên ? Xác định các kiểu so sánh , nhân hóa đc sử dụng trong các câu đã cho?

-Nêu tác dụng của phép so sánh, nhân hóa đc sử dụng?

Bài 2:Xácđịnh phép ẩn dụ , hoán dụ và chỉ ra tác dụng của chúng trong các câu sau:

a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

   Thấy 1 mặt trên lăng rất đỏ

b.Cha lại dắt con đi trên cát mịn

   Ánh nắng chảy đầy vai

c.Vì sao? trái đất nặng ân tình

   Hát mãi tên người Hồ Chí Minh

- GIÚP MK VỚI AI TRẢ LỜI THÌ MK TICK CHO NHA

1
17 tháng 4 2016

1a so sánh 1b so sánh 1c nhân hóa  1d nhân hóa 2a ẩn dụ 
Mình chỉ biết nhiêu đó th mấy cái tác dụng với còn lại mình xin lỗi TwT

3 tháng 7 2021

a, So sánh: bao nhiêu-bấy nhiêu

Tác dụng: Cho thấy nỗi buồn nhiều được so sánh với nhịp cầu

b, So sánh: bao nhiêu - bấy nhiêu

Tác dụng: Niềm thương bản thân mình nhiều được ví như mái ngói đình

3 tháng 7 2021

Cả 2 câu đều sử dụng phép so sánh ngang bằng qua cặp đại từ Bao nhiêu- bấy nhiêu

Từ đó khắc họa sâu sắc rõ nét tình yêu lứa đôi mặn nồng, da diết, thủy chung.

2 tháng 4 2022

- gọi là kên Bọ Mắt...đen như hạt vừng... như những đám mây nhỏ

- cá nước bơi hàng đàn đen trũi...đầu sóng trắng

- rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

- Tác dụng: biện pháp so sánh khiến cảnh hiện lên cụ thể, sinh động, làm nổi bật vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên sông nước của vùng đất cà Mau. Thiên nhiên phong phú, đa dạngnên thơ, trù phú, gắn bó với cuộc sống của con người. 

a)  Làm cho câu văn thêm sinh động và giàu hình ảnh hơn. Nhân hóa " chị gà mái " bằng cách gọi từ

              chỉ người : " chị " làm cho đàn gà thêm gần gũi với con người

b)

 + So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.

+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.

+ Trong câu văn trên, tác giả đã so sách mưa ù ù như máy xay lúa để chỉ rõ được rằng mưa rất to và nó nghe như một chiếc máy xay lúa.

26 tháng 5 2018

Bài làm

a) Nhân hóa gà mái cùng với đàn gà con đang ra vườn bới rác: Làm cho hình ảnh con gà mái, đàn con trở nên gần gũi, thân thuộc

b) So sánh tiếng mưa rơi với cối xay lúa: Diễn tả tiếng mưa rất to, mạnh

31 tháng 5 2021

Tham khảo:

Biện pháp tu từ : So sánh

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+ Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông…

Tác dụng:  Làm cho đoạn văn giàu giá trị biểu đạt, tăng tính gợi hình, gợi cảm. Khiến cho chúng ta dễ dàng hình dung được vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên Cô Tô lúc bình minh lên.


 

31 tháng 3 2020

Trong bối cảnh người dân trên toàn thế giới đang thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do vi-rút Corona, việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp tục học tập trong một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ là rất quan trọng.

Dưới đây là một số gợi ý về cách hướng dẫn cho học sinh ở các lứa tuổi khác nhau (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở and trung học phổ thông) về cách phòng, chống lây lan COVID-19 hay các loại vi-rút khác. Bất kì trao đổi hay hoạt động nào đều cần cân nhắc nhu cầu cụ thể của trẻ em, dựa trên hướng dẫn của nhà trường, chính quyền cấp trung ương/địa phương cũng như nguồn tin đáng tin cậy như UNICEF và Tổ chức Y tế thế giới (WHO)..

    Mầm non

    • Tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như dùng khuỷu tay che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thường xuyên. Tìm hiểu thêm về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
    • Một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ em trước vi-rút Corona và các bệnh khác chính là khuyến khích trẻ em rửa tay thường xuyên, tối thiểu 20 giây/lần. Để dạy trẻ thói quen rửa tay, thay vì dọa dẫm, giáo viên có thể cho trẻ hát theo ban nhạc The Wiggles hoặc nhảy theo điệu nhảy này để vừa học vừa vui. Xem thêm về rửa tay tại đây.
    • Xây dựng một công cụ để theo dõi hành vi rửa tay ở học sinh và thưởng cho trẻ nào rửa tay thường xuyên/kịp thời. 
    • Sử dụng con rối hoặc búp bê để minh họa cho trẻ các triệu chứng bệnh (hắt hơi, ho, sốt), những điều cần làm khi bị ốm (đau đầu, đau bụng hoặc sốt và mệt mỏi) và cách an ủi một bạn bị ốm (nuôi dưỡng lòng thấu cảm và hành vi bày tỏ sự quan tâm một cách an toàn).
    • Khi ngồi theo vòng tròn, để tạo khoảng cách an toàn giữa các trẻ, cho trẻ tập giãn cách nhau một sải tay hoặc tập bắt chước chim vẫy cánh để trẻ biết cách duy trì khoảng cách an toàn với người khác và không chạm vào người bạn.
    • Mầm non

    • Tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như dùng khuỷu tay che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thường xuyên. Tìm hiểu thêm về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
    • Một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ em trước vi-rút Corona và các bệnh khác chính là khuyến khích trẻ em rửa tay thường xuyên, tối thiểu 20 giây/lần. Để dạy trẻ thói quen rửa tay, thay vì dọa dẫm, giáo viên có thể cho trẻ hát theo ban nhạc The Wiggles hoặc nhảy theo điệu nhảy này để vừa học vừa vui. Xem thêm về rửa tay tại đây.
    • Xây dựng một công cụ để theo dõi hành vi rửa tay ở học sinh và thưởng cho trẻ nào rửa tay thường xuyên/kịp thời. 
    • Sử dụng con rối hoặc búp bê để minh họa cho trẻ các triệu chứng bệnh (hắt hơi, ho, sốt), những điều cần làm khi bị ốm (đau đầu, đau bụng hoặc sốt và mệt mỏi) và cách an ủi một bạn bị ốm (nuôi dưỡng lòng thấu cảm và hành vi bày tỏ sự quan tâm một cách an toàn).
    • Khi ngồi theo vòng tròn, để tạo khoảng cách an toàn giữa các trẻ, cho trẻ tập giãn cách nhau một sải tay hoặc tập bắt chước chim vẫy cánh để trẻ biết cách duy trì khoảng cách an toàn với người khác và không chạm vào người bạn.
    •  
    31 tháng 3 2020

    cảm ơn bn