K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 6 2021

Phương thức biểu đạt của bài đức tính giản dị của bác hồ là : Nghị Luận - chứng minh

10 tháng 6 2021

Phương thức biểu đạt của bài đức tính giản dị của bác hồ là : Nghị Luận- chứng minh

2 tháng 8 2021

 Đức tính giản dị của Bác Hồ 

- Thể loại: Nghị luận xã hội

- Phương thức biểu đạt: nghị luận chứng minh 

Sống chết mặc bay:

- Thể loại: truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

ca Huế trên sông Hương

- Thể loại: bút ký 

- Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh

* Sống chết mặc bay:

- Thể loại: truyện ngắn hiện đại

- PTBĐ: Tự sự, Miêu tả, biểu cảm

*Ca Huế trên sông Hương

PTBĐ: Nghị luận, kết hợp miêu tả

Thể loại: Tùy bút

*Đức tính giản dị của Bác Hồ

Thể loại: Văn nghị luận

PTBĐ: tự sự

PTBĐ Ca Huế trên sông Hương: Thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm.

PTBĐ Ý nghĩa văn chương: Nghị luận.

PTBĐ Đức tính giản dị của Bác Hồ: Nghị luận ( kết hợp giải thích và bình luận).

Câu 23: Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?Câu 24: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?Câu 25: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào?Câu 26: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở...
Đọc tiếp

Câu 23: Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?

Câu 24: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?

Câu 25: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào?

Câu 26: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?

Câu 27: Tính chất nào phù hợp với bài viết Đức tình giản dị của Bác Hồ?

Câu 28: Thế nào là câu chủ động?

Câu 29: Thế nào là câu bị động?

Câu 30: xác định câu nào là câu chủ động? câu bị động?

Câu 31: Câu chủ động sau có thể chuyển thành câu bị động nào?

Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII

Câu 32: Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị đông?

Câu 33: Câu bị động có từ “được” hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào?

0
1 tháng 8 2021

Các văn bản: Đức tính giản dị của bác hồ, tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sự giàu đẹp của tiếng việt, ý nghĩa văn chương có điểm chung  về phương thức biểu đạt nghị luận

1 tháng 8 2021

phương thức biểu đạt là nghị luận

 

9 tháng 4 2017

Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu là:

- Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

- Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.

- Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.

- Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.

- Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

24 tháng 2 2019

Hai đoạn văn đầu, tác giả khẳng định “sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác hồ: “đời hoạt dộng chính trị lay trời chuyển đất  với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Tiếp theo, ông ca ngợi Bác Hổ suốt đời “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng”. Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý: “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn”. Đạo đức của Người “trong sáng, thanh hạch, tuyệt đẹp”. Phần đầu bài văn cho thấy một giọng văn sôi nổi lôi cuốn, trang trọng, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảm: “Điều rất quan trọng”, “đời hoạt động chính trị lay trời, chuyển đất”, “vô cùng giản dị và khiêm tốn”, “rất lạ lùng, rất kỳ diệu”, “một cuộc đời sóng gió”, “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý”, “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh hạch, tuyệt đẹp”.
 
Đoạn văn thứ ba, Phạm Văn Đồng đã chứng minh một cách sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ trên 3 phương diện: cách ăn, cách ở, cách làm việc.
 
Cách ăn của Bác rất giản dị: “bữa có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất”. Tác giả nêu lên 4 chi tiết rất cụ thể để chúng minh cách ăn giản dị của Bác. Phạm Văn Đồng đã từng sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức (1925), đã từng bí mật sang Vân Nam gặp Bác (1940). Và từ những ngày ở chiến khu đến Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm dài kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã từng sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, nên mới có thể nói một cách tỉ mỉ, cụ thể về cách ăn của Bác như vậy. Đây là một câu văn bình luận rất hay, từ cách ăn, tác giả ca ngợi đạo đức của Bác: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
 
Cách ở của Bác cũng rất giản dị. Tác giả lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác; tâm hồn thì “lộng gió thời đại” mà nhà ở của Bác chỉ là nhà sàn “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”. Nơi ở “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn” do tự tay Bác trồng và chăm bón. Tác giả đã bình và ca ngợi cách ở giản dị của Bác “thanh bạch và tao nhã biết bao”.
 
Cách làm việc của Bác càng giản dị: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân tới việc rất nhỏ”. Phong cách làm việc của Bác thể hiện một tinh thần xả thân, bền bỉ, cần mẫn, chu đáo vì rất giản dị, tác giả nêu lên bốn việc rất nhỏ Bác thường làm để ca ngợi cách làm việc giản dị, chu đáo của Bác như: “trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn”.
 
Là Chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị trong sinh hoạt: việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp. Số người giúp việc và phục vụ Hồ Chủ tịch có thể đếm trên đầu ngón tay, mỗi người được Bác đặt cho một cái tên mới “gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi”.
 
Đoạn văn thứ tư, Phạm Văn Đồng bình luận về đời sống của Hồ Chủ tịch, cách sống giản dị của Bác không phải là “sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh bạch theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, bởi vì Người đã “sống sôi nổi, phong phú với đời, và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”. Hòa hợp giữa “ đời sống vật chất giản dị” với  “đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.
 
Hai mặt đối lập mà thống nhất ấy “là đời sống thực sự văn minh”, “một gương sáng” mà Bác Hồ đã nêu lên trong thế giới ngày nay. Qua đó, ta lấy cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, lời bình luận rất sắc sảo.
 
Đoạn văn thứ 5, giải thích và bình luận về cách nói và cách viết giản dị của Bác Hồ. Người nói giản dị, viết giản dị vì Người “muốn quần chúng nhân tìm hiểu được, nhớ được, làm được”. Những chân lí lớn mà giản dị, là khát vọng về độc lập, tự do, thống nhất, về ấm no hạnh phúc của nhân dân ta nên Bác đã nói lên một cách rất giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một,  sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”. Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó là “sức mạnh vô địch” là “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” khi nó đã thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người. Qua đó, tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy tư tưởng của Hồ Chủ tịch rất sâu sắc, cách nói cách viết của Người lại rất giản dị, thấm thía.
 
Văn bản này là một bài văn nghị luận hỗn hợp, tác giả đã kết hợp một cách chặt chẽ giữa ba thao tác giải thích, chứng minh, bình luận về “đức tính giản dị của Bác Hồ” trong đời sống sôi nổi, phong phú và cách nói cách viết rất giản dị về những chân lí lớn, những tư tưởng vĩ đại.
 
Văn bản nghị luận này thể hiện một lối viết đặc sắc, mẫu mực. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng cụ thể, chọn lọc, rất tiêu biểu, lời bình luận sâu sắc, đầy thuyết phục, cách sắp xếp, trình bày lí lẽ, dẫn chứng khúc chiếu, sáng tỏ. Giọng văn sôi nổi, tâm huyết, trang trọng, tự hào.
 
Qua văn bản này, tác giả đã nâng cao lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ trong tâm hồn mỗi chúng ta. Hơn bao giờ hết, bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” là một bài học quý báu đối với tuổi thơ chúng ta cả về tư tưởng, cả về văn chương.

24 tháng 2 2019

Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?

Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.

Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.

Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.

Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.


Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.

Hok tốt !

15 tháng 2 2019

Đáp án: D