K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2018
  • Cà Mau hãy đến mà coi,

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lềnh tựa bánh canh.

  • Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

  • Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

  • Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

  • Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

  • Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

  • Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

5 tháng 4 2018

- Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.

- Nào ai quyết chí tu hành,

Có về Yên Tử mới đành lòng tu.

- Xa đưa văng vẳng tiếng chuông,

Kìa chùa Phả Lại chập chùng bên sông.

- Thanh Trì có bánh cuốn ngon,

Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng.

Thanh Trì cảnh đẹp người đông,

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

- Đường lên Xứ Lạng bao xa,

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng mà lại trông,

Kìa núi Thành Lạng kìa sông Tam Cờ.

- Hồ Tịnh Tâm nhiều sen Bách Hợp,

Đất Hương Cần ngọt quýt thơm cam.

- Ai đi trẩy hội chùa Hương

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm

Mớ rau sắng, quả mơ non

Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

31 tháng 3 2019
  •      Tháp mười đẹp nhất bông sen 

Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ.

  • Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm

Rượu hồng đào chưa nhấm đã say.

Ca dao tục ngữ hay về quê hương đất nước, con người

1.

Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây


Thăng Long là trọng địa của nước ta được hưng khởi vào thời Lý Thái Tổ năm 1010, xưa gọi là kinh đô, cố đô...Ngày nay được gọi là Thủ đô Hà Nội, nơi phát triển đất nước, đưa đất nước vươn tầm với thế giới. Vạn vật là truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử, công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.

2.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?


Câu ca dao nói về những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội như là Kiếm Hồ, Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút

3.

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ


Bài thơ cho thấy được phong cảnh Hồ Tây giữa lòng Hà Nội rất nên thơ, ẩn chứa biết bao lịch sử như một bức tranh sinh động


4.

Trên Chùa đã động tiếng chuông
Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu


Câu ca dao lột tả được hình ảnh thắng cảnh nên thơ, hữu tình, diệu kỳ đối với con người

5.

Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng


Ca dao nói về hình ảnh những con sông nổi tiếng uốn lượn quanh xóm làng Sông Tô Lịchlà một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đôHà Nội.


6.

Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa
Giữa chợ lại có đền thờ
Dưới sông nước chảy đò đưa dập dìu


Đây là nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện thuần phong mỹ tục của dân Việt Nam, phục hiện lại nếp sinh hoạt truyền thống.


7.

Quê em có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.


Bài thơ bài về quê hương của cô gái 4 mùa đều có gió, có trăng, chó chùa thể hiện sự thanh bình, bình yên nơi làng quê.


8.

Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.


Các Tỉnh miền Bắc đều thừa hưởng di sản thiên nhiên ban tặng, những con sông, suối, hồ, đã lột tả hết sự phong phú đa dạng của thiên nhiên ở Bắc Cạn.


9.

Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?


Chùa Hương – Động Hương Tích, phong cảnh thiên nhiên đẹp sắc sảo được chúa Trịnh Sâm khắc 5 chữ:“Nam thiên đệ nhất động”. Hành trình vào Động Hương Tích, từ Bến Đục sang Bến Trong, chùa Thiên Trù chập chùng giữa rừng núi bao la. Không chỉ là một thiên động đệ nhất, mà còn có lễ hội, những sản vật địa phương nổi tiếng như rau sắng, quả mơ, hồng trà, củ mài...


10.

Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.


Đây là những hình ảnh về các địa danh nổi tiểng ở vùng đất, nơi tậng cùng miền biên giới Lạng Sơn.


11.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.



12.

Đường lên Xứ Lạng bao xa,
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng mà lại trông,
Kìa núi Thành Lạng kìa sông Tam Cờ.



13.

Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn
Quảng Nam là đất quê mình
Núi, đồng, sông, biển rành rành từ đâu
Bắc Thừa Thiên giáp Hải Vân
Nam thì Quảng Ngãi, giáp gần núi Phong.
Tây thì giáp đến sông Buông,
Rừng cao rừng thấp mấy tầng mây xanh.
Đông thì biển rộng thênh thang,
Đất đai trăm dặm rành rành như ghi.


14.

Hồ Tịnh Tâm nhiều sen Bách Hợp,
Đất Hương Cần ngọt quýt thơm cam.



15.

Đi mô cũng nhớ quê mình,
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.



16.

Bình Định có núi Vọng Phu.
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
Em về Bình Định cùng anh.
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa


Hình ảnh núi Vọng Phụ như nói lên tình cảm sắc son thủy chung của người phụ nữ Việt Nam, luôn chịu thương, chịu khó vì mái ấm gia đình.


17.

Ai về Gia Định thì về,
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.



18.

Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.



19.

Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn.



20.

Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời.



21.

Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng.
Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang,
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?



22.

Bến Tre dừa ngọt sông dài,
Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh.
Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo,
Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan.
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng,
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?
 


23.

Ai về tới thẳng Năm Căn
Ghé ăn bánh gỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu
Mắm nêm, chuối chát, khế, rau,
Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên!



24.

Rạch Miễu văng nối hai đầu
Bến Tre một nửa, nửa cầu Tiền Giang
Ai về sông nước Hậu Giang
Ghé thăm xứ sở bạt ngàn sản nông
 


25.

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.


26.

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.


Hai câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.

 

27.

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.


Câu ca dao muốn mượn cái hình thức đơn giản “ao ta” để gửi gắm tình yêu quê hương sâu nặng và một triết lí sống tự do, tự chủ và tự tin vào chính bản thân mình. Tất cả những gì của mình cũng đều đáng quý, đáng trân trọng.

 
14 tháng 5 2021

Đất nước Việt Nam đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp, từ những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cho đến những cánh đồng lúa vàng óng trải dài tít tắp… Một trong số những cảnh đẹp đó không thể không nhắc đến vùng núi Sa Pa tuyệt đẹp.

Và cảnh đẹp Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ngắm nhìn Sa Pa em cảm nhận thấy được ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng với đó là những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Khi đặt chân đến đây thì du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Ngắm nhìn quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu và đây thực sự là một địa điểm du lịch hút khách. Không chỉ thể khí hậu nơi đây còn rất trong lành và mát.

Tả cảnh đẹp Sapa mẫu 2

Hè vừa qua, em được bố thưởng cho đi thăm Sa Pa. Sa Pa là thị trấn nghỉ mát cao nhất ở miền Bắc nước ta và nằm ở giữa sườn núi Hoàng Liên Sơn - nơi có đỉnh Phan-xi-pan cao nhất Việt Nam và Đông Dương. Qua cửa xe, em say sưa ngắm nhìn những tràn ruộng bậc thang trên sườn núi và những ngôi nhà nhỏ xinh xắn của đồng bào dân tộc.

Sau hai giờ ngồi xe, đoàn chúng em tới thị trấn Sa Pa. Đường phố Sa Pa nhà gạch san sát, khách sạn Sa Pa nằm cạnh chợ. Trên đồi thấy rải rác dấu vết di tích của những biệt thự xưa kia rất xinh xắn, xây dựng từ sau năm 1922 trở đi và đã bị tàn phá trong chiến tranh. Thay vào đó là những biệt thự, khách sạn mới được xây dựng từ sau ngày hoà bình chờ đón du khách khắp nơi đến thăm.

Tới Sa Pa, em được đi thăm thác Bạc, nước ở trên cao đổ xuống theo sườn núi tựa như một dải lụa trắng. Bố và em đi đúng vào mùa mưa. Sau một trận mưa lớn, trên đường từ Sa Pa tới đèo Ô Quy Hồ, em được chiêm ngưỡng vô số những thác bạc chảy nhất thời, đổ nước từ trên sườn núi cao xuông thấp. Đi qua một chút nữa là cầu Mây, một chiếc cầu treo bắc qua thũng lũng sông, cầu bắc chênh vênh, đi qua thấy đu đưa bồng bềnh khiến em không quen thấy sợ

Thị trấn Sa Pa vui nhất vào ngày phiên chợ cuối tuần. Chợ họp ngay giữa phố. Chợ bán nhiều sản vật địa phương, như rau, quả, măng, nấm tươi, mộc nhĩ, các vị thuốc...

Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát lí tưởng. Khí hậu mùa hạ mát mẻ, ngay giữa mùa mà cũng không thấy nóng bức. Còn tối đến lại rét. Lên nghỉ mát ở Sa Pa, bố cho em đi chơi suốt ngày vẫn không thấy mệt.

Em rất yêu quý thị trấn tươi đẹp này và hi vọng có thể quay lại đây vào một ngày gần nhất.

Tả cảnh đẹp Sapa mẫu 3

Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây là một khu nghỉ dưỡng vùng núi nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước bởi khí hậu mát mẻ và khung cảnh tuyệt đẹp. Đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ rùng mình với khí lạnh đột ngột khác hẳn với không khí mùa hè nóng bức nơi đồng bằng. Chính vì vậy mà Sa Pa trở thành một địa điểm để du khách tránh nóng khi mùa hè về. Ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Đặc biệt ở đây, du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu, đó cũng là một đặc điểm thu hút khách du lịch. Đến Sa Pa vào thời điểm nào cũng đẹp. Mùa thu ở nơi đây, buổi sáng nắng nhẹ, buổi tối lại se se lạnh, thời tiết rất dễ chịu. Không chỉ vậy mà em còn được trải nghiệm cảm giác chinh phục đỉnh Phan-xi-păng hùng vĩ, được ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch nổi tiếng.

Em rất thích thị trấn Sa Pa xinh đẹp này. Dù chuyến du lịch đã kết thúc từ rất lâu nhưng những hình ảnh về Sa Pa vẫn mãi in đậm trong tâm trí em.

5 tháng 2 2022

Tham khảo:

bài 1 :chép lại 5 câu ca dao hay thành ngữ nói về quê hương đất nước tươi đẹp bài 2 : thêm các bộ phận phụ trạng ngữ , định ngữ bổ ngữ vào mỗi câu dưới đây đ

Refer

1.-"Gió đua cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"

2.- "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."

3.- " Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về"

4.-"Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị , Có chùa Tam Thanh"

5.- "Hải vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn "

17 tháng 3 2020

1.

Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây


2.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

3.

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

4.

Trên Chùa đã động tiếng chuông
Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu

5.

Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng

Hok tốt nha bạn!!!

16 tháng 1 2022

Câu 1: Chép lại 5 câu ca dao hay thành ngữ nói về quê hương đất nước tươi đẹp

-"Gió đua cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"

- "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."

- " Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về"

-"Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị , Có chùa Tam Thanh"

- "Hải vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàhiha

NG
30 tháng 9 2023

Một số bài thơ nói về cảnh đẹp đất nước:

+ Bài thơ: Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

+ Bài thơ: Quê hương (Tế Hanh) 

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” …

=> Các bài thơ trên đều viết về cảnh đẹp quê hương: Quê hương là những gì gần gũi, thân thuộc, thiêng liêng nhất với mỗi chúng ta. Những điều gần gũi ấy nhưng lại trở nên thật đẹp trong mắt những người con yêu quê. Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm ấm áp, sâu bền nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim ta và là hành trang quý giá giúp ta khôn lớn trưởng thành. 

D
datcoder
Giáo viên
26 tháng 10 2023

“Quê hương là chùm khế ngọt,
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học,
Con về rợp bướm vàng bay…”

2 tháng 10 2019

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...


 

2 tháng 10 2019

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.