K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2018

e k biết

29 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Mẹ là người yêu quý nhất của con, là Người con luôn mong được bình an. Con đã lớn, đã cao hơn mẹ nhưng tự thấy bóng gầy của mẹ vẫn sát bên con, lo lắng chăm sóc … Con vẫn chỉ là cậu bé nhỏ nhoi, là đứa con thơ dại mà mẹ thường âu yếm.

Con yêu nhất khoảnh khắc mẹ dùng bàn tay đã rám nắng đặt lên má con. Bàn tay mẹ không thon thon, không mịn màng như bàn tay các cô Tiên mà mẹ vẫn thường kể con nghe mỗi tối. Nhưng mẹ ơi! Con yêu bàn tay ấy, bàn tay đem đến cơn gió thoảng mát lành cho con khi mùa hè nóng nực đến, bàn tay ấy mang hơi ấm cho con mỗi đêm Gió mùa thôi dài. ÔI bàn tay ~ Bàn tay Người Mẹ.

Cũng với bàn tay ấy, mẹ vất vả sớm hôm cho con ấm no, bàn tay ấy vun vén cho hạnh phúc gia đình. Người Mẹ âm thầm nhưng Cao Thượng, Con yêu Bàn tay khắc khổ của mẹ như yêu con Người mẹ, bóng hình nhỏ bé của mẹ.

29 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bàn tay mẹ là nơi ôm ấp, vỗ về ta lúc còn nhỏ, mỗi khi ta khóc hay quấy quá. bàn tay mẹ là những đêm thức thật khuya đưa nôi cho ta ngủ, kéo lại cho ta tấm chăn khi ta vô tình làm rơi nó. bàn tay mẹ nấu cho ta những món ăn thật ngon, mang hương vị của chỉ riêng mẹ thôi nên đi đâu thật xa ta cũng chỉ muốn quay về ăn cơm nhà, và thấy không ai nấu ngon bằng mẹ. bàn tay mẹ khẽ lên tay ta, nhẹ thôi, khi ta phạm lỗi lúc còn nhỏ. bàn tay mẹ, những ngón gầy xương xương dẫn ta đi những bước chập chững đầu tiên. Bàn tay mẹ nắm thật chặt tay và nói rằng, con trai, ước mong lớn nhất trong đời mẹ là muốn thấy con học thật tốt và trở thành một người có ích cho xã hội sau này... bàn tay mẹ, là cả một thế giới nuôi dưỡng tình yêu thương. áp mặt vào bàn tay mẹ, cả một thời ấu thơ như trở về. thấy mình nhỏ lại...

28 tháng 6 2018

Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường thấy mẹ cầm roi. Tôi sợ nhất hình ảnh cái roi lăm le trên đôi tay của mẹ. Mỗi khi mắc sai lầm, đôi tay mẹ đã làm tôi đau.

Rồi cũng chính đôi tay ấy, mẹ đã tắm cho tôi hàng ngày. Tôi cảm nhận sự thô ráp trên đôi tay ấy và những đường gân xanh xao uốn lượn như những dòng sông, mà sau này tôi mới biết, đó là dòng đời đưa tôi ra biển lớn.

Cứ như thế, tôi quen dần với đôi bàn tay mẹ. Tôi vẫn thường lọt thỏm trong vòng tay ấy và thách thức tất cả bên ngoài. Một cảm giác an toàn tuyệt đối luôn thường trực mỗi khi được nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi chỉ nắm vừa ngón tay cái của mẹ, tôi thường chơi trò dúc giắc qua lại đủ bề để cho tay mẹ phát ra tiếng kêu. Những lần như thế, tôi tự hỏi: “Sao tay mẹ to và cứng thế?”.

Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường. Mẹ không thành công, cũng không nổi tiếng. Nhưng mẹ có nét đặc trưng riêng của một người phụ nữ truyền thống như sự chăm chỉ, sự thủy chung và đức hy sinh. Cuộc đời mẹ từ nhỏ đã phải bôn ba thăng trầm, theo ngoại đi đốn củi, lấy măng, làm tất cả mọi công việc đồng áng. Bởi thế, bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn in hằn trên đôi bàn tay của mẹ. Ngắm bàn tay mẹ, tôi hỏi: “Sao tay con mềm mà tay mẹ nhiều chai sần cứng thế?”. Mẹ chỉ trả lời: “Người có chai tay là người lương thiện”. Tôi mãi nhớ câu nói đó. Phải mất mấy năm sau tôi mới hiểu ra ý nghĩa của lời mẹ nói năm xưa.

Năm tháng qua đi, ở bên mẹ, tôi được chứng kiến những sự đổi thay diệu kỳ của cuộc sống chỉ bằng đôi bàn tay ấy. Đằng sau những bữa cơm thịnh soạn của gia đình, là dáng mẹ với đôi bàn tay thon gầy nhặt từng cọng rau, vo từng nồi gạo, nấu từng ấm nước chè, kho từng nồi cá khế… Đằng sau những trang giấy trắng tinh trong đời học sinh của chị em tôi, là bàn tay mẹ lặn lội lo toan kiếm đủ đồng tiền cho chúng tôi đến trường. Đằng sau giấc ngủ ngon của tôi là đôi bàn tay mẹ đã chăm ẵm, bế bồng, quạt mát. Đằng sau tổ ấm của gia đình tôi, đó là bàn tay mẹ chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết mỗi ngày.

Và tôi hiểu, bằng bàn tay ấy, mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ, tương lai và cả cuộc đời tôi… Từ “chữ o tròn như quả trứng gà” cho tới những thìa nước mắm mặn chát trong những bài học nấu ăn mẹ dạy… Từ những trận đòn roi năm xưa cho tới những sợi chỉ dài xuyên qua tà áo của cha khi bị rách… nhờ đôi tay mẹ, tôi thêu thùa, may vá. Trong từng giờ phút mẹ hiện diện trên cõi đời, tôi cảm nhận đôi bàn tay mẹ thắp sáng những vì sao tinh tú trong cuộc sống của mỗi chúng tôi.

Thời gian vụt trôi, bỏ lại tuổi thơ hồn nhiên chân đất, bỏ lại những tháng ngày rong ruổi chốn quê và những câu hỏi vu vơ của trẻ nhỏ, bây giờ tôi đã thành thiếu nữ tuổi đôi mươi. Tôi càng lớn lên, càng xinh đẹp thì mẹ tôi càng già thêm và gầy đi - như một quy luật tự nhiên mà nghiệt ngã của tạo hóa. Tóc mẹ nhuộm màu sương khói khi mới ở tuổi bốn mươi, da mẹ một màu rám nắng và đặc biệt, đôi bàn tay mẹ gân guốc, xanh xao.

Mẹ vẫn làm việc, vẫn cần mẫn, vẫn chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, ngoài xã hội, cũng như trong đời sống riêng tư. Đôi tay mẹ chỉ ngưng làm khi mắt mẹ đã khép lại, chào đón giấc ngủ sau một ngày dài vất vả... Đôi tay của mẹ, đôi tay không bao giờ biết gõ bàn phím hay bấm điện thoại như tôi vẫn thường làm mỗi ngày, nhưng sao vĩ đại quá trong cuộc sống này?

Tôi thèm được một lần thấy mẹ cầm roi, tôi thèm được một lần thấy mẹ bắt tôi phải tắm và kỳ cọ và thèm được ăn bữa cơm gia đình mẹ nấu khi tôi phải đi học xa. Và hơn hết, tôi thèm được nắm lấy đôi bàn tay của mẹ. Nhờ nó mà có tôi trên cõi đời này và đã trưởng thành như ngày hôm nay. Tôi yêu bàn tay của mẹ.

28 tháng 6 2018

Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường thấy mẹ cầm roi. Tôi sợ nhất hình ảnh cái roi lăm le trên đôi tay của mẹ. Mỗi khi mắc sai lầm, đôi tay mẹ đã làm tôi đau.

Rồi cũng chính đôi tay ấy, mẹ đã tắm cho tôi hàng ngày. Tôi cảm nhận sự thô ráp trên đôi tay ấy và những đường gân xanh xao uốn lượn như những dòng sông, mà sau này tôi mới biết, đó là dòng đời đưa tôi ra biển lớn.

Cứ như thế, tôi quen dần với đôi bàn tay mẹ. Tôi vẫn thường lọt thỏm trong vòng tay ấy và thách thức tất cả bên ngoài. Một cảm giác an toàn tuyệt đối luôn thường trực mỗi khi được nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi chỉ nắm vừa ngón tay cái của mẹ, tôi thường chơi trò dúc giắc qua lại đủ bề để cho tay mẹ phát ra tiếng kêu. Những lần như thế, tôi tự hỏi: “Sao tay mẹ to và cứng thế?”.

Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường. Mẹ không thành công, cũng không nổi tiếng. Nhưng mẹ có nét đặc trưng riêng của một người phụ nữ truyền thống như sự chăm chỉ, sự thủy chung và đức hy sinh. Cuộc đời mẹ từ nhỏ đã phải bôn ba thăng trầm, theo ngoại đi đốn củi, lấy măng, làm tất cả mọi công việc đồng áng. Bởi thế, bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn in hằn trên đôi bàn tay của mẹ. Ngắm bàn tay mẹ, tôi hỏi: “Sao tay con mềm mà tay mẹ nhiều chai sần cứng thế?”. Mẹ chỉ trả lời: “Người có chai tay là người lương thiện”. Tôi mãi nhớ câu nói đó. Phải mất mấy năm sau tôi mới hiểu ra ý nghĩa của lời mẹ nói năm xưa.

Năm tháng qua đi, ở bên mẹ, tôi được chứng kiến những sự đổi thay diệu kỳ của cuộc sống chỉ bằng đôi bàn tay ấy. Đằng sau những bữa cơm thịnh soạn của gia đình, là dáng mẹ với đôi bàn tay thon gầy nhặt từng cọng rau, vo từng nồi gạo, nấu từng ấm nước chè, kho từng nồi cá khế… Đằng sau những trang giấy trắng tinh trong đời học sinh của chị em tôi, là bàn tay mẹ lặn lội lo toan kiếm đủ đồng tiền cho chúng tôi đến trường. Đằng sau giấc ngủ ngon của tôi là đôi bàn tay mẹ đã chăm ẵm, bế bồng, quạt mát. Đằng sau tổ ấm của gia đình tôi, đó là bàn tay mẹ chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết mỗi ngày.

Và tôi hiểu, bằng bàn tay ấy, mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ, tương lai và cả cuộc đời tôi… Từ “chữ o tròn như quả trứng gà” cho tới những thìa nước mắm mặn chát trong những bài học nấu ăn mẹ dạy… Từ những trận đòn roi năm xưa cho tới những sợi chỉ dài xuyên qua tà áo của cha khi bị rách… nhờ đôi tay mẹ, tôi thêu thùa, may vá. Trong từng giờ phút mẹ hiện diện trên cõi đời, tôi cảm nhận đôi bàn tay mẹ thắp sáng những vì sao tinh tú trong cuộc sống của mỗi chúng tôi.

Thời gian vụt trôi, bỏ lại tuổi thơ hồn nhiên chân đất, bỏ lại những tháng ngày rong ruổi chốn quê và những câu hỏi vu vơ của trẻ nhỏ, bây giờ tôi đã thành thiếu nữ tuổi đôi mươi. Tôi càng lớn lên, càng xinh đẹp thì mẹ tôi càng già thêm và gầy đi - như một quy luật tự nhiên mà nghiệt ngã của tạo hóa. Tóc mẹ nhuộm màu sương khói khi mới ở tuổi bốn mươi, da mẹ một màu rám nắng và đặc biệt, đôi bàn tay mẹ gân guốc, xanh xao.

Mẹ vẫn làm việc, vẫn cần mẫn, vẫn chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, ngoài xã hội, cũng như trong đời sống riêng tư. Đôi tay mẹ chỉ ngưng làm khi mắt mẹ đã khép lại, chào đón giấc ngủ sau một ngày dài vất vả... Đôi tay của mẹ, đôi tay không bao giờ biết gõ bàn phím hay bấm điện thoại như tôi vẫn thường làm mỗi ngày, nhưng sao vĩ đại quá trong cuộc sống này?

Tôi thèm được một lần thấy mẹ cầm roi, tôi thèm được một lần thấy mẹ bắt tôi phải tắm và kỳ cọ và thèm được ăn bữa cơm gia đình mẹ nấu khi tôi phải đi học xa. Và hơn hết, tôi thèm được nắm lấy đôi bàn tay của mẹ. Nhờ nó mà có tôi trên cõi đời này và đã trưởng thành như ngày hôm nay. Tôi yêu bàn tay của mẹ.

9 tháng 12 2021

Tham Khảo:
Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”. Hình ảnh người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại được hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc quê nhà. Hình bóng người mẹ thấp thoáng đằng sau “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi” cho thấy sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ thôn quê gắn bó với đồng ruộng, công việc bếp núc. Chum tương mẹ phơi, nón mê mẹ đội, áo tơi mẹ mặc, rồi hình ảnh đàn gà mới nở được mẹ chăm sóc từng chút một chính là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống thôn quê dân dã, tần tảo của những người phụ nữ xưa, chúng giúp hình tượng người mẹ của tác giả trở nên tiêu biểu, đại diện cho những bà mẹ chắt chiu, dành dụm từng chút một để hi sinh cho con cái, đồng thời còn cho thấy sự chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. Sự yêu thương và hi sinh ấy còn thể hiện ở hình ảnh “trái na cuối vụ” được mẹ để dành, chăm chút đợi đứa con trở về. Tình cảm yêu thương của người mẹ được thể hiện ngay từ những chi tiết, sự quan tâm nhỏ nhặt nhưng chứa đựng biết bao tình yêu trìu mến của người mẹ hiền. Chẳng thế mà ở những dòng thơ cuối, tác giả “nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”, đôi khi tình yêu thương của cha mẹ không phải là những gì lớn lao như trời bể mà chỉ được thể hiện ra bằng những sự quan tâm nhỏ nhặt, thân thuộc bên ta mỗi ngày. Hình ảnh người mẹ của Đinh Nam Khương trong văn bản “Về thăm mẹ” chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ sớm hôm với tình yêu thương chắt chiu vô bờ dành cho những đứa con.

 

9 tháng 12 2021

cảm ơn bn nhiều nhé ^^

28 tháng 2 2018

Đôi bàn tay của Tnú mang nhiều ý nghĩa

- Đôi bàn tay kiên trung với cách mạng

- Đôi bàn tay chịu nhiều đau thương, ghi lại chứng tích, tội ác mà kẻ thù gây ra

- Đôi bàn tay của nghĩa tình, của trụ cột gia đình

- Chính đôi bàn tay đầy thương tích đã đứng lên cầm vũ khí chiến đấu chống kẻ thù, đôi bàn tay ấy thể hiện dũng khí, tinh thần kiên cường của cách mạng

→ Đôi bàn tay của Tnú tượng trưng cho sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh người anh hùng Tây Nguyên, đó là đôi bàn tay chứa ý chí, sức mạnh vượt qua kẻ thù

6 tháng 12 2017

Có thể nói đôi bàn tay ấy cũng có một cuộc đời, cuộc đời ấy giống như cuộc đời của Tnú vậy. Cũng có những lúc anh hùng nhưng cúng phải chịu nhiều đau thương mất mát. Thế nhưng đến cuối cùng bàn tay ấy cũng giết chết biết bao nhiêu kẻ thù để báo thù cho tất cả những đau thương mà nó cũng như chủ nhân nó phải chịu.Trước hết đó là một bàn tay lành lặn. Bàn tay ấy đã cùng với Mai học chữ trong rừng. Bàn tay ấy đã nhanh nhẹn cầm những thư liên lạc vượt qua mọi gian nan và những vòng vây của giặc để mang đến cho những người cán bộ trong rừng. Qua đây ta thấy hình ảnh đôi bàn tay của Tnú hiện lên thật sự rất đẹp, rất chắc chắn khi cầm thư và đồ tiếp tế. Một bàn tay nhỏ nhắn như vậy mà có thể cầm biết bao nhiêu đồ như vậy, quả thật rất đáng khen. Không những thế ta còn thấy được một người anh hùng Tnú tuy bé nhỏ nhưng đã mang sẵn bản chất anh hùng, bản chất sử thi. Bàn tay ấy không chỉ vậy mà còn gan góc cầm đá đập vào đầu của Tnú khi học không cho được cái chữ vào đầu. Theo như anh Quyết nói thì phải học cái chữ để có thể trở thành cán bộ được. Chính vì thế mà khi không học được, học chữ này thì quên mất chữ kia đôi bàn tay cầm lấy đá đập đầu khiến cho máu chảy ròng ròng. Chính hình ảnh bàn tay ấy làm nổi bật lên hình ảnh người anh hùng Tây nguyên ngay từ bé đã mang một tư tưởng lớn của cách mạng, phải trở thành cán bộ cách mạng để cứu dân làng, cứu nước. Và khi không học được chữ sợ rằng mình không thể giúp ích cho đất nước nên Tnú mới dùng chính bàn tay của mình để trừng trị mình.Và chính đôi bàn tay ấy anh đã giết chết bao nhiêu là kẻ thù.

15 tháng 5 2023

Đoạn thơ mô tả về tình cảm gia đình đầy ấm áp, đặc biệt là tình cảm của con đối với bố và mẹ. Bố với ánh mắt thân thiết và ấm áp rọi sáng tâm hồn bé, khiến con cảm thấy yêu thương và an tâm. Còn trong bầu sữa mẹ, đó là tình cảm chân thành và vô điều kiện của mẹ dành cho con, ngọt ngào và được tác giả miêu tả như một dòng hương tươi thắm của mùa xuân. Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương và bình yên mà tình cảm gia đình mang lại, đồng thời khơi gợi trong ta những kỷ niệm đầy ý nghĩa và cảm xúc sâu xa.