K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2018

-là một thứ cảm giác khó tả bao gồm cả vui , buồn , ...

- KN :là một trạng thái của con người khi mà giữa người và người đã qua thời gian tìm hiểu nhau và xuất hiện tình cảm 

8 tháng 8 2018

tóm tắt cũng đc nha ai nhanh mk tk

8 tháng 8 2018

 Cách 1: Nếu bài toán cho 2 góc kề nhau thì cạnh chung là tia nằm giữa 2 tia còn lại.  
vd: Cho biết góc AOB = 50° và góc BOC = 60° sao cho góc AOB và góc BOC kề nhau. Tính góc AOC.  
                                                                           Giải  
Vì góc AOB và góc BOC là 2 góc kề nhau nên tia OB nằm giữa 2 tia OA và OC, nên ta có:  
                                     AOC = AOB + BOC  
                                     AOC =   50° +  60°  
                                     AOC =        110°  
- Cách 2: Nếu bài toán không cho 2 góc kề nhau. Để chứng minh 1 tia nằm giữa 2 tia ta làm như sau:  
+ Bước 1: Chọn cạnh chung của 2 góc đó làm bờ thì 2 cạnh còn lại nằm về cùng 1 nửa mặt phẳng có bờ là cạnh chung.  
+ Bước 2: So sánh 2 góc tạo bởi 2 cạnh còn lại với cạnh chung. Góc nào lớn hơn thì cạnh còn lại của góc đó là tia nằm ngoài.
  
vd: Biết góc AOB = 120° và góc AOC = 50° sao cho góc AOB không kề với góc AOC. Tính góc BOC.  
                                                                  Giải  
Vì 2 tia OB và OC cùng thuộc 1 nửa mặt phẳng có bờ là OA mà góc AOB > AOC nên tia OC nằm giữa 2 tia OA và OB, nên ta có:  
                                            BOC + AOC = AOB  
                                            BOC +   50° =  120°  
                                            BOC = 120° - 50°  
                                            BOC =       70°  
- Cách 3: Nếu góc xOy + góc yOz = góc xOz thì tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz.  
* Nếu tổng số đo của 2 góc nhỏ bằng góc lớn thì cạnh chung của 2 góc nhỏ là tia nằm giữa 2 tia còn lại.

4 tháng 8 2019

Ko liên quan tới mấy câu hỏi môn học thì ra chỗ khác mà hỏi

4 tháng 8 2019

bây giờ cách duy nhất là bạn chấp nhận lời tỏ tình của cô ấy. xin lỗi cô ấy vì đã làm cho cô ấy buồn

 Chúc bạn thành công

  nha

13 tháng 11 2017

Truyện cổ tích : loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc :

- Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...)

- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ

- Nhân vật thông minh và nhân vật ngố nghếch

- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công

13 tháng 11 2017

Truyện cổ tích (tiếng Anh: Fairy Tales; Hán Việt: 童話; Đồng Thoại) là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.

Đặc trưng truyền thuyết:

- Đặc trưng về đề tài: đề tài, chủ đề, nội dung chính của các truyền thuyết thường bắt nguồn từ những sự kiện, câu chuyện có trong lịch sử và mang ý nghĩa to lớn, quan trọng.

- Đặc trưng về nghệ thuật: sử dụng nhiều các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu.

- Đặc trưng về nhân vật: các nhân vật trong truyền thuyết thường:

Được xây dựng rất đơn giản, không miêu tả quá cầu kỳ về tiểu sử hay ngoại hình. Được hòa trộn giữa những tính chất, đặc điểm của con người bình thường với những đặc điểm mang tính phi thường, thần thánh, kì ảo.

- Đặc trưng về cốt truyện: thường rất đơn giản, không có nhiều cao trào, biến động, các sự kiện, tình tiết khá ít ỏi.

1 tháng 8 2021

Trả lời :

Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

_ Hok tốt _

13 tháng 11 2017

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

13 tháng 11 2017

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

10 tháng 7 2021

Em sinh ra và lớn lên nơi có dòng sông Đuống hiền hòa, thơ mộng chảy ngang qua. Đối với em, dòng sông chính là cả tuổi thơ.

Mỗi sáng đi học em đều đi ngang qua dòng sông Đuống và không bao giờ em quên dành một chút thời gian để ngắm nhìn dòng sông quê hương mình. Dòng sông buổi sớm phẳng lặng và mềm mại như một dải lụa. Ẩn nấp trong sương mù ban sớm là những đoàn thuyền nối đuôi nhau chuẩn bị rời khỏi bến. Ở hai bên dòng sông, những bãi ngô, rặng tre xanh đang đung đưa nhẹ trong làn gió ban mai. Trong một vài nhà thuyền, ánh đèn sáng hắt ra hòa vào bóng nước lấp lánh. Bên bến đò, người dân đã tụ họp đông đúc. Tiếng cười, tiếng nói hòa lẫn với tiếng mái chèo khua nước tạo nên một thứ âm thanh đặc trưng quen thuộc. Trong thoáng chốc mặt trời đã lên cao. Những tia nắng mặt trời chiếu xuống làm cho dòng sông càng trở nên rực rỡ và đầy sức sống.

Đối với em khung cảnh của dòng sông Đuống quê hương cứ như một bức tranh của một người họa sĩ tài ba nào đó. Em đã gắn bó với dòng sông này từ khi sinh ra cho tới bây giờ. Dẫu cho mai sau có đi đâu em cũng sẽ không quên được hình ảnh dòng sông tuổi thơ.

10 tháng 7 2021

Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo xanh mướt của đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã gắn bó với tuổi thơ ấu của em, làm ấm lòng biết bao trái tim bé nhỏ. Ôi! Con sông thân thương!

Xa xa, dáng nằm của con sông Hồng vẫn muôn đời đỏ nặng phù sa, thế đứng hiên ngang như rồng cuộn hổ ngồi ngàn năm hiện lên ấm màu hoài niệm. Có lẽ mặt sông thường đỏ thắm như màu thẹn thùng của màu môi thiếu nữ. Ánh bình minh vàng chan hoà trên mặt sông ấm áp. Những đám cỏ non còn ướt đẫm sương đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào. Từng đoàn thuyền giong buồm ra khơi, thả lưới đánh cá. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên xáo động cả mặt sông. Trông kìa, các em bé té nước cho nhau cười như nắc nẻ. Chúng bơi lội, chúng lặn ngụp như những chú cá heo. Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ. Sông chảy giữa những bụi dâu, bãi mía xanh ngắt. Tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, như hát, như reo vui cùng chúng em. Hai bên bờ, các cô các bà đem chăn màn ra giặt ra phơi, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng gầy…

Ôi dòng sông! Sông đẹp dịu dàng trong những ngày nắng đẹp, sông trắng xoá trong những cơn mưa bụi mùa hè. Sông đỏ ngầu, ầm ầm, tức giận chảy xiết mỗi khi nước lũ tràn về. Sông muốn cho chúng em cuộc sống yên bình.

16 tháng 12 2016

Hiện tượng chuyển nghĩa:

-Trong từ nhiều nghĩa bao giờ cuzng có nghĩa gốc(như nhà ở trg hợp mk vừa nêu ra,nó còn gọi là nghĩa đen) và nghĩa chuyển(còn đk gọi là nghĩa gốc).Hiện tượng thay đổi nghĩa từ nghĩa gốc ban đầu của từ gọi là chuyển nghĩa.Từ nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển nghĩa.

-Trong câu thường từ chỉ có 1 nghĩa(tức là chỉ có 1 trong số các nghĩa của từ đk hiểu).Nhưng cuzng có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa,cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển,nhất là trong văn học văn bản nghệ thuật.

16 tháng 12 2016

-Từ nhiều nghĩa là từ có thể có 1 hay nhiều nghĩa

*Chú ý:Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm khá giống nhau nên cần phân biệt:

-Từ nhà:

Ngôi nhà đã được xây xong(công trình xây dựng dùng để ở,làm việc)

Dọn nhà đi nơi khác(chuyển đến nơi khác)

==>Trong đó các trường hợp nghĩa đều có mối liên hệ với nhau ở các trường hợp -Từ đồng âm: Gioosng nhau về cách phát âm nhưng nghĩa của chúng thì ko có mối liên hệ nào

+Từ đồng

ruộng đồng

đồng(kim loại)

đồng(đơn vị tiền của VN)

đồng lòng