K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2018

bạn em rất hâm.

em rất giỏi.

em rất nhanh nhẹn.

bạn en rất yếu.

sên bò rất chậm.

ga tàu đông nghịt người.

em thấy ko ai nghĩ mình ngu người.

t nha

1 tháng 2 2018

ko đăng câu hỏi linh tinh

1 tháng 6 2017

d, Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu

18 tháng 4 2018

- Cần chỉ ra đuợc các chi tiết kì ảo trong câu chuyện :

    + Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

    + Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương, được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.

    + Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến mất.

- ý nghĩa của các chi tiết huyền ảo:

    + Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự.

    + Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.

    + thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân.

    + Tăng thêm ý nghĩa tố cáo hiện thực của xã hội.

* Về hình thức:

- Câu trả lời ngắn gọn, giải thích làm rõ yêu cầu của đề bài.

- Các ý có sự liên kết chặt chẽ.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc.

Đề 5: Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện.

Trả lời:

1. Yêu cầu nội dung :

- Đề bài yêu cầu người viết làm rõ giá trị nghệ thuật chi tiết nghệ thuật trong câu chuyện.

- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.

   + Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :

Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.

Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.

Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ N-ương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.

   + Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện. Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.

- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.

2. Yêu cầu hình thức:

- Trình bày bằng văn bản ngắn.

- Dẫn dắt, chuyển ý hợp lí.

- Diễn đạt lưu loát.

4 tháng 1 2022

Ở một nơi xa xôi của châu Âu, nơi mùa đông giá rét, ngồi bên lò sưởi lửa cháy, hơi ấm của ngọn lửa phả vào mặt khiến tôi nhớ về bếp lửa nhỏ sớm mai và hình bóng bà tôi của tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa nhỏ chờn vờn trong sương sớm và người bà hết mực yêu thương khiến nỗi nhớ trong tôi khôn nguôi.

Tôi sinh ra trong thời điểm đói kém, khi mà nhân dân ta cùng chống thực dân Pháp xâm lược. Đất nước chìm trong chiến tranh và khủng hoảng. Cuộc sống khó khăn và ngột ngạt nhất là người nông dân. Năm tôi lên bốn, thiên tai, hạn hán khiến cho sản xuất nông nghiệp mất mùa, thất thu. Cái đói len lỏi và từng gia đình. Tiếng người chết, khóc thương khiến khung cảnh trở nên u ám.

 

Bố mẹ tôi làm quần quật mưu sinh để lo cho cuộc sống, còn bà ở nhà chăm nom tôi. Cả tuổi thơ của tôi chỉ ở bên bà. Mỗi khi nhóm lửa, ngồi bên bếp lửa ấm vô cùng. Khói bếp cay xè mắt, nước mắt, nước mũi chảy. Nhớ về những hình đó khiến tôi như cay cay trên sống mũi. Bố mẹ theo cách mạng kháng chiến chống lại kẻ thù. Tôi ở cùng bà vượt qua nhiều khó khăn và tôi dần khôn lớn trong vòng tay người bà thân yêu. Thời gian trôi qua chiến tranh ngày càng ác liệt. Bố mẹ không về được. Kẻ thù tấn công ngôi làng, chúng cướp sạch, đốt sạch. Chúng gieo rắc sự sợ hãi cho nhiều người dân vô tội.

Bà con bên cạnh giúp bà tôi dựng lại túp lều tranh, gây dựng lại từ đống đổ nát, trong tâm trí của mọi người cũng không biết ngày mai thế nào? Tuy khổ nhọc nhưng bà vẫn dặn dò tôi có viết thư cho bố thì chớ kể chuyện nhà. Bảo rằng bà vẫn mạnh khỏe. Dù thế nào đi chăng nữa bà vẫn một lòng nghĩ về cuộc chiến, mong bố mẹ tôi an tâm công tác. Bà nhóm ngọn lửa như cháy lên trong tôi ngọn lửa yêu nước, niềm tin và khát vọng gửi gắm đến tương lai.

Hòa bình trở lại với chúng tôi, bố mẹ tôi trở về quê hương đoàn tụ. Bà vui mừng đến nỗi khóe mắt cứ rưng rưng. Dù nắng hay mưa, mấy chục năm qua bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lên bếp lửa, ngọn lửa tuổi thơ trong tôi. Ôi ngọn lửa kỳ lạ và thiêng liêng, có tắt đi rồi lại cháy lên mãnh liệt. Ngọn lửa như nhắn nhủ tôi luôn nhớ về người bà yêu thương, hi sinh vì con cháu và cả quê hương đất nước.

Dù sau này có đi xa, hưởng cuộc sống sung túc, tôi vẫn không quên hình ảnh bếp lửa và người bà hiền hậu, đồng thời luôn nhắc nhở trách nhiệm của tôi với bà cũng như quê hương, đất nước.

 

20 tháng 12 2021

Tham khảo nè bà :33

Ở một nơi xa xôi của châu Âu, nơi mùa đông giá rét, ngồi bên lò sưởi lửa cháy, hơi ấm của ngọn lửa phả vào mặt khiến tôi nhớ về bếp lửa nhỏ sớm mai và hình bóng bà tôi của tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa nhỏ chờn vờn trong sương sớm và người bà hết mực yêu thương khiến nỗi nhớ trong tôi khôn nguôi.

Tôi sinh ra trong thời điểm đói kém, khi mà nhân dân ta cùng chống thực dân Pháp xâm lược. Đất nước chìm trong chiến tranh và khủng hoảng. Cuộc sống khó khăn và ngột ngạt nhất là người nông dân. Năm tôi lên bốn, thiên tai, hạn hán khiến cho sản xuất nông nghiệp mất mùa, thất thu. Cái đói len lỏi và từng gia đình. Tiếng người chết, khóc thương khiến khung cảnh trở nên u ám.

Bố mẹ tôi làm quần quật mưu sinh để lo cho cuộc sống, còn bà ở nhà chăm nom tôi. Cả tuổi thơ của tôi chỉ ở bên bà. Mỗi khi nhóm lửa, ngồi bên bếp lửa ấm vô cùng. Khói bếp cay xè mắt, nước mắt, nước mũi chảy. Nhớ về những hình đó khiến tôi như cay cay trên sống mũi. Bố mẹ theo cách mạng kháng chiến chống lại kẻ thù. Tôi ở cùng bà vượt qua nhiều khó khăn và tôi dần khôn lớn trong vòng tay người bà thân yêu. Thời gian trôi qua chiến tranh ngày càng ác liệt. Bố mẹ không về được. Kẻ thù tấn công ngôi làng, chúng cướp sạch, đốt sạch. Chúng gieo rắc sự sợ hãi cho nhiều người dân vô tội.

Bà con bên cạnh giúp bà tôi dựng lại túp lều tranh, gây dựng lại từ đống đổ nát, trong tâm trí của mọi người cũng không biết ngày mai thế nào? Tuy khổ nhọc nhưng bà vẫn dặn dò tôi có viết thư cho bố thì chớ kể chuyện nhà. Bảo rằng bà vẫn mạnh khỏe. Dù thế nào đi chăng nữa bà vẫn một lòng nghĩ về cuộc chiến, mong bố mẹ tôi an tâm công tác. Bà nhóm ngọn lửa như cháy lên trong tôi ngọn lửa yêu nước, niềm tin và khát vọng gửi gắm đến tương lai.

Hòa bình trở lại với chúng tôi, bố mẹ tôi trở về quê hương đoàn tụ. Bà vui mừng đến nỗi khóe mắt cứ rưng rưng. Dù nắng hay mưa, mấy chục năm qua bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lên bếp lửa, ngọn lửa tuổi thơ trong tôi. Ôi ngọn lửa kỳ lạ và thiêng liêng, có tắt đi rồi lại cháy lên mãnh liệt. Ngọn lửa như nhắn nhủ tôi luôn nhớ về người bà yêu thương, hi sinh vì con cháu và cả quê hương đất nước.

Dù sau này có đi xa, hưởng cuộc sống sung túc, tôi vẫn không quên hình ảnh bếp lửa và người bà hiền hậu, đồng thời luôn nhắc nhở trách nhiệm của tôi với bà cũng như quê hương, đất nước.