K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ai mà xem linh ka thì cx sẽ bị lây, khuyên mọi người đừng xem, trừ những anh em bà con nào muốn dọn nhà xuống ở với diêm vương !!!!ahjhj, nhớ và subscribe !!!!

4 tháng 11 2017

không đăng câu hỏi linh tinh

4 tháng 8 2023

Tham Khảo :

Ý kiến của em về câu nói "Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ" trong bức thư gửi hiệu trưởng của Tổng thống Abraha Linhcon là rất đáng suy ngẫm và đồng ý.

Sự đố kỵ là một tình trạng xấu, gây ra sự ganh tỵ và căm ghét giữa con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân mà còn có thể lan rộng và gây nên xung đột trong cộng đồng. Đố kỵ là một trở ngại lớn trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng.

Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là rất quan trọng và cần thiết. Bằng cách giáo dục trẻ em từ nhỏ về lòng biết ơn, sự chia sẻ và tôn trọng người khác, chúng ta có thể giúp trẻ em hiểu rõ về ý nghĩa của tình yêu thương và sự đoàn kết. Đồng thời, chúng ta cũng cần truyền đạt cho trẻ em những giá trị nhân văn, như sự công bằng, lòng khoan dung và sự đồng cảm, để họ có thể hiểu và chấp nhận sự khác biệt của người khác.

Bên cạnh đó, việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc không đố kỵ cũng rất quan trọng. Giáo viên và nhà trường cần tạo ra một không gian an toàn và thoải mái, nơi mọi người được tôn trọng và đánh giá dựa trên năng lực và đóng góp của mình. Điều này sẽ khuyến khích sự hợp tác và phát triển cá nhân của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Trong cuộc sống, sự đố kỵ có thể tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi điều đó bằng cách thay đổi suy nghĩ và hành động của chính mình. Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một bước quan trọng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người sống hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau.

Vì vậy, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Tổng thống Abraha Linhcon và tin rằng việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một nhiệm vụ quan trọng của chúng ta

 

3 tháng 3 2021

Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

3 tháng 3 2021

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường  bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.”

Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”, làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt". Đúng, tiếng nói của văn nghê, "lời gửi của văn nghệ là sự sống".

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống”. Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu " trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm

3. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng.

Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "nảy ra" từ trong cuộc sống, và "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động", rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng". Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được", nó níu giữ mãi trong lòng ta.

 

Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật "giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền, không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền " bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ " không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền” là như vậy.

 

6 tháng 11 2021

Tham khảo:

 

A thân mến !

Dạo này cậu có khỏe không? Tớ thì vẫn thế. À, ý tớ là tớ vẫn khỏe, vẫn yêu đời và dở hơi như thế ấy. Còn cậu không biết có còn ngây ngốc như thời chúng ta vẫn còn học cùng nhau nữa không nhỉ? Hè đến rồi đấy, cậu có dự định đi đâu chơi không? Hôm nay tớ về thăm lại trường cấp hai của bọn mình và tớ thấy nhớ cậu quá, phải viết thư ngay cho cậu đây.

 

Hôm nay là một ngày đầy nắng và gió, cải nắng choi chang đặc trưng của mùa hè ấy A ạ. Đưa lũ trẻ đến lớp xong tớ quay về trường. Hôm nay tự nhiên tớ lười biếng quá, chẳng muốn làm gì. Đi xe lòng vòng qua vài con phố, tớ đã dừng lại trước cấp hai của bọn mình. Trường mình thay đổi nhiều lắm A ơi. Cái cây phượng già trước cổng trường không còn nữa, nó đã bị chặt đi rồi, thay vào đó là con đường sạch sẽ, được lát gạch phẳng phiu. Cánh cổng trường rỉ sắt, cũ mèm mà mỗi lần bác bảo vệ mở cửa lại thấy tiếng kít kít bánh xe cọ vào đất đã được thay bằng một cánh cổng i-nox sáng loáng. Tớ thấy không quen lắm, vì trong trí nhớ của tớ, cánh cổng rỉ sắt, cũ mèm ấy mới là trường của tớ, của cậu, của chúng ta cơ. Dừng xe lại và bước vào trường, tớ nhận ra là không chỉ bên ngoài đâu, quang cảnh của trường cũng thay đổi nhiều lắm. Dãy phòng học với mái ngói đỏ tươi, rêu phủ quanh mái giờ chỉ còn là kí ức thôi A ạ. Bởi cũng ngay chỗ đó, một tòa nhà năm tầng khang trang, sạch sẽ đã được dựng lên. Tòa nhà đư ợc sơn màu vàng, chân tường được quét màu xanh. Trông cũng dịu dàng, ấm áp lắm. Dãy hàng lang dài được lát đá hoa, đơn giản thôi nhưng ngập ánh sáng, chứ không tối tối như ngày xưa của tụi mình đâu. Sân trường cũng được thiết kế lại, trồng nhiều cây xanh, hoa cỏ hơn. Bãi đất trống phía sau trường, cái bãi đất mà trước cỏ mọc cao ngang đầu tụi mình ấy, giờ được lát xi măng làm thành sân chơi cho bọn trẻ rồi. Đẹp lắm, nhưng tớ thấy lũ trẻ hơi thiệt thòi. Vì chúng sẽ không được trải qua những ngày tháng vô tư như bọn mình dạo ấy, suốt ngày chơi chọi gà, đào dế, đánh bi. Giờ mấy đứa chỉ suốt ngày cúi mặt vào cái điện thoại thôi A ạ, mấy đứa nhà tớ cũng thế. Nghĩ mà thấy lo lắng quá. À, còn cả cái nhà xe nữa chứ. Nhà xe bây giờ được lợp mái tôn, dựng cột sắt, kiên cố chắc chắn lắm, không phải lo mưa gió sẽ cuốn cả cái mái đi nữa.

 

Tớ lang thang trong trường một lúc lâu mà vẫn chưa tìm thấy được hình ảnh của trường trong trí nhớ của tớ A ạ. Đang miên man, tớ chợt nghe thấy tiếng bước chân từ phía hành lang tòa nhà. Tớ quay lại thì nhìn thấy một người, quen thuộc lắm. Cậu có đoạn được là ai không? Ừ, tớ nghĩ là cậu sẽ đoán ra ngay thôi, vì chỉ có con người ấy mới cần mẫn với nghề như vậy. Cô Thủy, cô giáo chủ nhiệm của bọn mình năm lớp 9. Cô nhìn thấy tớ, tớ đi nhanh về phía cô, không giấu nổi nụ cười trên môi. Cô hơi ngờ ngợ, nhưng tớ vừa mới nhắc, cô đã nhận ra tớ ngay. Cô già đi nhiều, mái tóc đã pha sương và nơi khóe mắt đã có nhiều nếp nhăn lắm rồi. Đúng là thời gian chẳng chừa một ai cả. Dấu hiệu của năm tháng đã in hằn lên đôi bàn tay, mái tóc, khóe mắt cô. Nhưng có một điều khiến tớ thấy vui và ấm áp lắm. Nụ cười hiền lành của cô vẫn như ngày nào. Cô với tớ trò chuyện rất lâu. Cô kể về những năm tháng dạy học, mỗi năm một lượt đò, cứ thế cần mẫn, vun vén, chăm sóc cho lũ học trò nghịch ngợm. Hôm nay mấy đứa đi thi chuyển cấp, cô sốt ruột quá nên không ngồi yên ở nhà được bèn đến trường ngồi. Tớ ngồi nghe cô nói, thỉnh thoảng cũng kể thêm những câu chuyện về cuộc sống của mình. Tớ thấy đôi mắt cô ánh lên sự hiền từ, dịu dàng mỗi khi nhắc tới lũ học sinh. Cô cũng nhắc đến cậu, nhắc đến cả lớp mình nữa. Vì cô bảo, chưa có lớp nào cô dạy mà sát ngày thi rồi, vẫn còn cố gắng tổ chức cho cô một bữa sinh nhật nhớ đời như thế. Tớ đã ngồi lặng đi một lúc lâu, để nhìn cô và nghe cô nói. Tớ thấy thời gian trôi qua nhanh quá A ạ. Chúng mình không còn ở bên cạnh nhau, cũng chẳng thể vô tư nói cười nữa vì có nhiều gánh nặng trên vai quá rồi. Nhưng tớ sẽ vẫn luôn yêu quý cô Thủy, như ngày trước chúng ta đã từng, đúng không A?

 

Thư cũng khá dài rồi đấy, tớ phải tranh thủ lúc bọn trẻ ngủ để viết vài dòng cho cậu. Tớ phải dừng bút ở đây thôi. Hôm nào cậu rảnh, tớ với cậu, rủ thêm cả mấy đứa lớp mình nữa, về thăm trường, thăm cô nhé!

 

Chúc cậu và gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc! Mong thư cậu!

 

 

18 tháng 10 2021
Tham khảo:

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt-  rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.

18 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt-  rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.

29 tháng 3 2021

tham khảo

Đối với những học sinh thì sao? Lòng dũng cảm được thể hiện trong sự vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, rồi biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Gần đây ở một số trường cao đẳng, đại học xảy ra tình trạng sinh viên dùng tiền để mua điểm, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp…làm xã hội rất bức xúc. Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó. Họ không một chút nghi ngại mà thẳng thắn trình bày trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch ngành Giáo dục. Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.

29 tháng 3 2021

Bài viết khá ổn. Tuy nhiên, nên chú ý một chút phần hình thức. Nếu như câu đầu tiên là câu chủ đề vậy thì không ổn. Bởi vì nó không nêu ra rõ ràng vấn đề cần bàn luận. Em nên thay thế câu này bằng định nghĩa về lòng dũng cảm hoặc nêu vấn đề như "Lòng dũng cảm là một truyền thống quý báu được lưu giữa và phát huy từ xưa cho đến nay."
Về diễn đạt, chú ý:

+ "rồi biết" sử dụng trong văn nói, không dùng trong văn viết.

+ "Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó." (nếu....thì....)

=> Sửa lại: Những người trong cuộc thường làm ngơ. Đó là bởi vì họ sợ rằng nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó thì sẽ bị soi mói, trả thù.

=> Câu tiếp theo, để nối tiếp thì phải là: Tuy nhiên, cũng có nhiều sinh viên không một chút nghi ngại, thẳng thắn trình bày vấn đề này trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch ngành Giáo dục.