K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

Đề bài: Kể lại một việc tốt mà em đã làm.

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm

Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

–    Có chuyện chi đó cháu?

–    Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

–    Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Đề bài: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt

Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:

– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi. Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:

Đề bài: Kể lại một việc tốt mà em hoặc bạn đã làm.

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.

– Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.

Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người

Đề bài: Kể lại một việc tốt mà em đã làm nhằm bảo vệ môi trường.

Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.

Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một con heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:

– Anh gì ơi?

Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:

– Gì thế nhóc?

Em đáp:

– Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi

trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,

Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:

– Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không

thì liệu hồn con ạ!

Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:

– Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và

làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.

Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.

Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể.

22 tháng 10 2017

Bài làm

Trời nắng như đổ lửa. Đường phố nườm nượp người qua lại. Tiếng máy xe ô tô, xe máy nổ giòn giã. Tiếng còi inh ỏi xin đường.

Em đi học về nắng mệt. Nhưng kìa bên lề đường có bà lão tay chống gậy, vai khoác cái túi vải nâu. Bà cụ hai ba lần bước xuống đường rồi lại bước trở lại, sợ xe cộ qua lại đụng phải.

Đứng ở lề đường bên này trông sang, em ái ngại, nhưng đang đói và mệt. Em cúi xuống nhìn vỉa hè rồi bước đi... vài bước chân... nhưng rồi phải nhìn lại... bà cụ cứ phân vân nhìn xuống đường. Em nghĩ bụng “chắc lần này bà cụ phải xuống đường đi”. Nhưng không, bà cụ thấy cái xe tải to ở xa chạy đến và lần này thì bà cụ phải trở lại vỉa hè vì sợ!

Không thể quay đi được nữa. Em đã được nghe câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, nên em phải dứt khoát quay trở lại, sang bên đường nơi bà cụ đang dứng. Đến nơi, em nói với bà:

-     Bà ơi, cháu dắt bà qua đường nhé!

Bà cụ ngẩng lên nhìn em, đôi mắt cảm động. Bà lấy tay áo chấm những giọt mồ hôi trên trán em rồi nói:

-     Phúc đức quá, bà phải qua bên kia đường, nhưng sợ xe cộ đì qua.

Thế là em đã dắt bà cụ qua đường. Khi chia tay bà cụ còn cám ơn rối rít và cứ hỏi: “Cháu là con nhà ai mà tốt thế”. Em chỉ nói vài lời và xin phép bà về trước. Trước khi đi, em không quên chỉ đường cho bà đến nơi con trai làm việc cách đó không xa...

Bữa cơm hôm ấy ngon lạ lùng. Một phần vì đói, nhưng cơm còn ngon hơn vì em cảm thấy mình đã làm được một việc tốt.

3 tháng 11 2019

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

3 tháng 11 2019

ĐÂY LÀ BÀI CHÉP

Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.

Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.

Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:

- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.

Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:

- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.

Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:

- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?

Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng no thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.

4 tháng 9 2018

Mở bài:

- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.

- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?

- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?

- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?

- Có người khác chứng kiến hay không?

- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

- Em có vui khi làm công việc đó?

- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

4 tháng 9 2018

          CÓ 2 CÁCH         

Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện.

Gợi ý: Đó là vào một buổi chiều mùa hè, thời tiết rất nóng nực. Khi đi học về, em được mẹ cho tiền ra phố ăn kem. Bỗng nhiên em nhìn thấy một cụ già ăn xin già yếu đang ngồi bên vệ đường, ông lão chìa bàn tay gầy gò, run rẩy về phía em để cầu xin sự giúp đỡ…

Thân bài

- Đó là một ông lão đã già và yếu, quần áo của ông lấm lem, nhìn ông còn rất mệt mỏi. Hành lí của ông là một cái bao nhỏ nhìn cũng đã cũ rách. Ông lão run rẩy chìa bàn tay yếu ớt và run rẩy của mình về phía trước để câu xin sự giúp đỡ của mọi người.

- Ban đầu em nghĩ tới món kem trái cây nhiều màu sắc, hương vị thơm ngon và cảm giác mát lạnh khi miếng kem tan chảy trong miệng thật sung sướng, em ngần ngừ bước qua ông lão.

- Nhưng rồi em chợt nghĩ tới ông nội mình ở nhà, ông em cũng đã già yếu nhưng luôn được mọi người trong gia đình em yêu thương và chăm sóc hết mực. Còn ông lão ăn xin ở đây chỉ có một mình, chắc hẳn ông đang mệt và đói lắm.

- Vừa nghĩ đến đây em quyết định sẽ không ăn kem nữa mà biếu ông lão ăn xin số tiền đó.

- Ông lão nhận số tiền và cảm ơn em bằng một giọng nói cũng run run.

c) Kết bài

- Bày tỏ cảm xúc của mình về câu chuyện.

1 tháng 11 2018

bn nghĩ mọi người ranh đến mức làm hết 5 đề trong 1 tiếng rưỡi à

1 tháng 11 2018

Bn nên lm theo điều này:

         "CÁI J K BT THÌ TRA GU-GỒ"

11 tháng 12 2017

Kể về việc tốt em đã làm

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

11 tháng 12 2017

Tôi là một người ít khi giúp đỡ người khác, tôi nhớ mãi kỉ niện hồi còn học lớp 4. Tôi dã giúp một bà cụ lấy nước việc làm tuy nhở nhưng nó là một điều đáng quý với tôi.

Hôm đó trên đường đi học về tôi gặp một bà cụ khoảng 80-85 tuổi lưng còng nhưng lại xách một xô nước rất nặng. Bà cụ đang đi thì va vào một người đàn ông và xô nước đã đổ hết. Người đàn ông đó không những không quay lại xin lỗi hay hỏi han cụ mà còn quát mắng cụ. Cụ đang đi ra để nhặt cái xô thì Nam đi qua và đá cái xô đó ra xa hơn. Thấy vậy tôi chạy lại nhặt chiếc xô giúp bà cụ và lấy nước giúp bà cụ. Tôi xách nước về nhà cho bà cụ và đã biết được hoàn cảnh gia đình cụ. Gia đình cụ có 3 người con nhưng không ai nuôi cụ cả, cụ sống trong một ngôi nhà tạm bợ trong nhà không có cái gì hết. Tôi đã xách nước giúp cụ và chia sẻ vói cụ về những câu chuyện từ đó hôm nào tôi cũng sang hỏi han và làm những việc nhà giúp cụ. Và tôi cũng chia sẻ với cụ nhiều điều trong cuộc sống của tôi cụ cho tôi những lời jhuyeen trong cuộc sống.

việc làm đó tuy nhỏ nhưng đã giúp được bà cụ nên tôi rất vui. Trong cuộc sống của chúng ta chúng ta nên giúp người khác với những việc vừa sức với mình. Việc làm đó tuy nhỏ nhưng cũng sẽ giúp người khác rất nhiều.

Mình không nghĩ đươc nhiều bạn tham khảo tạm nhé!

8 tháng 11 2017

Mỗi việc làm tốt là một niềm vui. Trong cuộc đời, ai ai cũng đã làm việc làm tốt. Tôi cũng vậy, tôi cũng đã là rất nhiều việc tốt. Nhưng việc mà tôi nhớ nhất là giúp một em bé lạc đường tìm thấy Ba của mình.

Hôm ấy, vào một buổi sáng mùa thu. Tiết trời se lạnh. Nhân ngày chủ nhật cuối tuần, mẹ cho em đi chợ. Ngồi trên chiếc xe đạp ngắm cảnh mới tuyệt là sao! Những cánh đồng mênh mông trải một màu xanh bát ngát, điểm xuyết những cánh cò trắng tưởng như trải dài đến vô tận. Con sông tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời làng quê. Đang ngắm cảnh ở bên kia đường chợt tôi thấy tiếng xe dừng lại, ngoảnh sang mới biết hai mẹ con đã đến chợ. Tôi tự nhủ: "Nhà mình ít người chắc mẹ sẽ mua đồ nhanh thôi.". Rồi tôi bảo mẹ:

- Mẹ cứ vào chợ đi, để con trông xe cho.

Mẹ nhìn tôi cười và xoa đầu:

- Con ở đây trông xe nhé, mẹ vào mua đồ nhanh thôi.

Mẹ đi rồi, tôi loanh quanh cạnh chiếc xe. Gió thu nhè nhẹ thoảng qua, mơn man khắp da thịt. Tôi vui vẻ huýt sáo giữa buổi sớm trong lành. Chợt, tôi nghe thấy tiếng khóc vọng lại. Tôi từ từ tiến lại gần chỗ phát ra tiếng khóc thì nhận ra một em bé chừng bốn tuổi đang khóc thút thít. Đôi mắt em long lanh đầy nước. Gương mặt lộ rõ vẻ hoang mang, sợ hãi. Tôi tiến lại gần em, lau nước mắt cho em bé, tôi hỏi:

- Sao em lại đứng đây khóc thế này? Người thân của em đâu rồi?

Cô bé ngẩng mặt nhìn ngơ ngác, mếu máo vẫn chưa chịu nói gì. Phải tới khi tôi trấn an rằng sẽ giúp đỡ em tìm lại người thân, em mới chịu lên tiếng:

- “Em vào chợ với Ba , mải ngắm đồ chơi nên lạc Ba mất rồi. Hu....Hu....!”

Tôi nhìn bé đến lạ thường. Tôi dắt tay bé cùng đi gửi xe cho mẹ vì chợ đi qua đồn công an khu phố khá là xa nên tôi đưa em bé đến chốt công an giao thông gần đó để nhờ chú công an giao thông loa tin có một em bé bị lạc.

Chỉ một lát sau, tôi thấy có một người đàn ông hốt hoảng đi vào. Em bé gọi “ Ba ơi ?” Đoán đó là Ba của em bé, tôi chào lễ phép:

- Cháu chào chú ạ !, em bị lạc ở ngoài cổng chợ chú ạ!

Người đàn ông ôm trầm lấy đứa con, rối rít cảm ơn tôi. Chắc hẳn chú đã lo lắng lắm. Tôi nhẹ nhàng nhắc nhở em bé:

- Lần sau đi chợ không được để lạc nữa nghe không?

Cô bé nũng nịu dụi đầu vào ngực mẹ gật gật. Sực nhớ ra giờ này có lẽ mẹ đã mua đồ xong rồi và đang tìm tôi ngoài cổng chợ cũng nên. Tôi vội tạm biệt chú công an giao thông và hai ba con em bé rồi chạy vù đi. Ra đến cổng chợ thì vừa lúc gặp mẹ. Mẹ hỏi tôi đi đâu.

Tôi kể lại sự việc cho mẹ rồi đi ra ngoài bãi lấy xe. Mẹ khen tôi nhanh trí và biết giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.

Tôi rất vui vì đã làm được một việc tốt. Tuy chuyện xảy ra đã lâu nhưng nó đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

8 tháng 11 2017

Mỗi việc làm tốt là một niềm vui. Trong cuộc đời, ai ai cũng đã làm việc làm tốt. Tôi cũng vậy, tôi cũng đã là rất nhiều việc tốt. Nhưng việc mà tôi nhớ nhất là giúp một em bé lạc đường tìm thấy Ba của mình.

Hôm ấy, vào một buổi sáng mùa thu. Tiết trời se lạnh. Nhân ngày chủ nhật cuối tuần, mẹ cho em đi chợ. Ngồi trên chiếc xe đạp ngắm cảnh mới tuyệt là sao! Những cánh đồng mênh mông trải một màu xanh bát ngát, điểm xuyết những cánh cò trắng tưởng như trải dài đến vô tận. Con sông tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời làng quê. Đang ngắm cảnh ở bên kia đường chợt tôi thấy tiếng xe dừng lại, ngoảnh sang mới biết hai mẹ con đã đến chợ. Tôi tự nhủ: "Nhà mình ít người chắc mẹ sẽ mua đồ nhanh thôi.". Rồi tôi bảo mẹ:

- Mẹ cứ vào chợ đi, để con trông xe cho.

Mẹ nhìn tôi cười và xoa đầu:

- Con ở đây trông xe nhé, mẹ vào mua đồ nhanh thôi.

Mẹ đi rồi, tôi loanh quanh cạnh chiếc xe. Gió thu nhè nhẹ thoảng qua, mơn man khắp da thịt. Tôi vui vẻ huýt sáo giữa buổi sớm trong lành. Chợt, tôi nghe thấy tiếng khóc vọng lại. Tôi từ từ tiến lại gần chỗ phát ra tiếng khóc thì nhận ra một em bé chừng bốn tuổi đang khóc thút thít. Đôi mắt em long lanh đầy nước. Gương mặt lộ rõ vẻ hoang mang, sợ hãi. Tôi tiến lại gần em, lau nước mắt cho em bé, tôi hỏi:

- Sao em lại đứng đây khóc thế này? Người thân của em đâu rồi

Cô bé ngẩng mặt nhìn ngơ ngác, mếu máo vẫn chưa chịu nói gì. Phải tới khi tôi trấn an rằng sẽ giúp đỡ em tìm lại người thân, em mới chịu lên tiếng:

- “Em vào chợ với Ba , mải ngắm đồ chơi nên lạc Ba mất rồi. Hu....Hu....!

Tôi nhìn bé đến lạ thường. Tôi dắt tay bé cùng đi gửi xe cho mẹ vì chợ đi qua đồn công an khu phố khá là xa nên tôi đưa em bé đến chốt công an giao thông gần đó để nhờ chú công an giao thông loa tin có một em bé bị lạc.

Chỉ một lát sau, tôi thấy có một người đàn ông hốt hoảng đi vào. Em bé gọi “ Ba ơi ?” Đoán đó là Ba của em bé, tôi chào lễ phép:

- Cháu chào chú ạ !, em bị lạc ở ngoài cổng chợ chú ạ!

Người đàn ông ôm trầm lấy đứa con, rối rít cảm ơn tôi. Chắc hẳn chú đã lo lắng lắm. Tôi nhẹ nhàng nhắc nhở em bé:

- Lần sau đi chợ không được để lạc nữa nghe không?

Cô bé nũng nịu dụi đầu vào ngực mẹ gật gật. Sực nhớ ra giờ này có lẽ mẹ đã mua đồ xong rồi và đang tìm tôi ngoài cổng chợ cũng nên. Tôi vội tạm biệt chú công an giao thông và hai ba con em bé rồi chạy vù đi. Ra đến cổng chợ thì vừa lúc gặp mẹ. Mẹ hỏi tôi đi đâu.

Tôi kể lại sự việc cho mẹ rồi đi ra ngoài bãi lấy xe. Mẹ khen tôi nhanh trí và biết giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.

Tôi rất vui vì đã làm được một việc tốt. Tuy chuyệnxảy ra đã lâu nhưng nó đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

22 tháng 10 2017

mk ko có

22 tháng 10 2017

Đã có ai phải tự hỏi: "Mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?". Riêng tôi, tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm, nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy, cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn...

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời, tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay, tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi, nó chạy đến vỗ lên vai tôi, nói: "Ê! Hôm nay đi trễ thế vậy?". "Tao không đi trễ, tại tụi mày đi sớm thôi"- tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp: "Thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?". "Ok, nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!" - thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói: "Tường trắng, bàn gỗ mới "tin" đây này, cần gì giấy chứ!".

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này - tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng, tôi lấy 1 lọ nước, đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:"thôi, quay lại học đi". Thằng Thuận ngắt lời: "Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi, không tắm thì uổng lắm". Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu, ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong, chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả, sau đó qua nhà Ông Sáu, trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều, chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường, tôi đã thấy cô Thu - cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến, cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc: "Em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay". Nói xong cô quay đi, bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: "Thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô, hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!". "Thôi đi, bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!"- tôi hét lên.

Sáng hôm sau, chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi, đến xin lỗi cô Bích, lau sạch những hình vẽ ghê tởm. Cô tôi có nói "Siêu nhân vẫn là người, không ai mà không mắc lỗi, không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!".

Tôi khuyên các bạn, đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn, nếu ko 1 ngày nào đó, người hối hận sẽ là chúng ta!

23 tháng 12 2017

Bây giờ tôi và Linh đã là những học sinh giỏi toàn diện, là những đội viên gương mẫu của trường, đặc biệt chúng tôi luôn là những chủ công xuất sắc trong những cuộc thi học sinh giỏi của huyện và tỉnh. Thời gian trôi qua nhanh thật! Nghĩ lại, tôi mới thấy tình bạn thật là kỳ diệu.

Trong lớp 4A hồi ấy, tôi được bạn bè khẳng định là một thằng thông minh nhưng lỳ lợm. Tôi và Linh không ghét nhau nhưng những lời gán ghép trêu chọc của bạn bè khiến chúng tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Ở trong lớp, ngoài Hùng thì Linh là đứa học ngang ngửa với tôi. Tất cả sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như không có một ngày.

Hôm ấy, giữa buổi học thằng Hùng ốm xin phép cô về trước. Nó nhờ tôi mang chiếc cặp về sau. Buổi học tan, trời bông dưng đổ mưa tầm tã. Tôi nán lại chút ít hỏi cô về một bài toán khó. Hỏi xong, bước ra khỏi lớp tôi chỉ thấy lác đác còn một vài bạn ở sân trường. Mưa vẫn như trút nước làm những lá bằng lăng ướt sũng, trĩu xuống quệt ngang đầu. Đám cỏ trong bồn hoa "mênh mông trong bể nước". Tôi mặc áo mưa cẩn thận, che kín hai chiếc cặp rồi vội vã bước đến nhà xe. Nhưng lạ thật! Tôi chưa phải là người về cuối cùng trong lớp, vẫn còn một chiếc xe của ai đó. Hình như nó giống xe của Ngọc Linh. Nhìn quanh, tôi thấy Linh vẫn đứng ngay ở cột salon trước cửa lớp, chỗ tôi vừa đi qua nhưng không để ý. Tôi đoán Linh không có áo mưa.

Kệ! Mình cứ về không mai lại nghe tụi nó ca "bài ca bất tử”, tôi nghĩ. Và tôi quyết định phóng xe. Nhưng vừa ra tới cổng, tôi nhớ ra mình còn dư một chiếc áo mưa trong cặp của Hùng. Giá như không có mình về cùng chẳng sao, nhưng,…

– Áo mưa này Linh, cậu về đi không tối, tôi đứng trước mặt Linh.

Hôm đó, đi đến giữa đường, tôi gặp bố Linh đi đón bạn. Bố Linh đã mời tôi về nhà và cảm ơn tôi.

Sáng hôm sau, không hiểu sao bọn lớp tôi lại biết và đúng như tôi dự đoán, bọn nó lại ca những bài ca cũ. Nhưng khác hẳn với mọi hôm, hôm nay, Linh bước đến bàn tôi nói:

– Cảm ơn cậu, từ nay bọn mình sẽ là bạn của nhau nhé!

Từ đó, thỉnh thoảng tôi và Linh lại trao đổi với nhau về những bài toán hay bài văn khó. Lũ bạn thấy tụi tôi chơi thân, cũng không còn trêu chọc nữa. Thế là tôi và Linh trở thành bạn tốt.

Năm vừa qua, tôi và Linh rất mừng khi được huyện chọn đi thi học sinh giỏi tỉnh và cả hai đều đoạt giải. Lên cấp hai, chúng tôi hứa với cô giáo cũ sẽ lại cùng giúp nhau để học tập tốt hơn.

Thế đấy các bạn ạ! Từ một việc làm rất nhỏ thôi, tôi đã có được một tình bạn lớn. Bây giờ thì tôi đã hiểu sâu sắc câu ngạn ngữ: Tình bạn là thứ quý giá nhất trên đời.

23 tháng 12 2017

Giúp mình với