K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2017

Một hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm là một hội nghị do một quốc gia không thuộc ASEAN tổ chức để đánh dấu một dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ giữa ASEAN và quốc gia tổ chức. Quốc gia tổ chức mời các lãnh đạo chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN tới để thảo luận tương lai của việc hợp tác và đối tác.

Cuộc họpChủ nhàĐịa điểmNgàyGhi chú
Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN – Nhật Bản Nhật BảnTokyo11, 12 tháng 12 năm 2003Để kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập quan hệ ASEAN và Nhật Bản. Hội nghị thượng đỉnh này cũng đáng chú ý bởi là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của ASEAN được tổ chức bên ngoài ASEAN và một quốc gia phi ASEAN bên ngoài vùng.
Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm ASEAN – Trung Quốc Trung QuốcNam Ninh30, 31 tháng 10 năm 2006Để kỷ niệm lần thứ 15 ngày thiết lập quan hệ ASEAN và Trung Quốc
Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN – Hàn Quốc Hàn QuốcJeju-do1, 2 tháng 6 năm 2009Để kỷ niệm lần thứ 20 ngày thiết lập quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc

Diễn đàn Khu vực[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) là một cuộc đối thoại chính thức, đa bên trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tới thời điểm tháng 7 năm 2007, nó gồm 27 bên tham gia. Các mục tiêu của ARF là khuyến khích đối thoại và tham vấn, và thúc đẩy xây dựng lòng tin và chính sách ngoại giao ngăn chặn trong khu vực.[40] ARF được tổ chức lần đầu năm 1994. Các bên tham gia ARF hiện tại như sau: toàn bộ thành viên ASEAN, Úc, Bangladesh, Canada, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Nga,Timor-Leste, Hoa Kỳ và Sri Lanka.[41] Trung Hoa Dân Quốc (cũng gọi là Đài Loan) đã bị trục xuất từ khi ARF thành lập, và các vấn đề về Eo biển Đài Loan không được thảo luận tại các cuộc họp của ARF cũng như được đề cập tới trong Tuyên bố của Chủ tịch ARF.

Các cuộc gặp khác[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các cuộc họp ở trên, các cuộc họp thường xuyên khác[42] cũng được tổ chức.[43] Chúng bao gồm Cuộc họp Bộ trưởng ASEAN Thường niên[44] cũng như các uỷ ban nhỏ hơn khác, như Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á.[45] Các cuộc họp tập trung vào các chủ đề riêng biệt, như quốc phòng[42] hay môi trường,[42][46] và do các Bộ trưởng, thay vì các nguyên thủ quốc gia tham dự.

Cộng Ba[sửa | sửa mã nguồn]

ASEAN Cộng Ba là một cuộc họp giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và chủ yếu được tổ chức trong mỗi kỳ họp thượng đỉnh ASEAN.

Diễn đàn Hợp tác Á-Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) là một quá trình đối thoại không chính thức được đưa ra sáng kiến năm 1996 với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các quốc gia châu Á và châu Âu, đặc biệt giữa các thành viên Liên minh châu Âu và ASEAN.[47]ASEAN, được đại diện bởi vị Tổng thư ký của mình, là một trong 45 đối tác ASEM. Họ cũng chỉ định một đại diện trong ban quản lý Quỹ Á-Âu (ASEF), một tổ chức văn hoá xã hội gắn liền với cuộc Gặp gỡ.

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga là một cuộc gặp gỡ hàng năm giữa các lãnh đạo các quốc gia thành viên và Tổng thống Nga.

Cộng đồng kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

ASEAN đã nhấn mạnh trên việc hợp tác khu vực trong "ba trụ cột" về an ninh, văn hoá xã hội và hội nhập kinh tế.[48] Các nhóm khu vực đã có những thành quả lớn nhất trong hội nhập kinh tế, với mục tiêu tạo lập một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.[49]

Khu vực Tự do Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Nền tảng của AEC là Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA), một kế hoạch thuế xuất ưu đãi bên ngoài chung để khuyến khích dòng chảy tự do của hàng hoá bên trong ASEAN.[49] Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA) là một thoả thuận của các quốc gia thành viên ASEAN liên quan tới chế tạo địa phương tại mọi quốc gia ASEAN. Thoả thuận AFTA được ký ngày 28 tháng 1 năm 1992 tại Singapore.[50] Khi thoả thuận AFTA được ký lần đầu tiên, ASEAN có sáu thành viên, là, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Việt Nam gia nhập năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997, và Campuchia năm 1999. Những thành viên gia nhập sau vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của AFTA, nhưng họ đã chính thức được coi là một phần của AFTA khi họ bị yêu cầu ký thoả thuận này khi gia nhập vào ASEAN, và được trao các khung thời gian dài hơn để đạt tới các quy định về miễn giảm thuế của AFTA.[51]

Khu vực Đầu tư Toàn diện[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) sẽ khuyến khích dòng chảy tự do của đầu tư bên trong ASEAN. Các nguyên tắc chính của ACIA như sau[52]

  • Mọi ngành công nghiệp đều phải được mở cửa cho đầu tư, ngoại trừ những ngành sẽ từ từ bị loại bỏ theo lộ trình
  • Quy tắc đối xử quốc gia được trao ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN với ít ngoại lệ
  • Hạn chế ngăn trở đầu tư
  • Hợp lý hoá quá trình và các thủ tục đầu tư
  • Tăng cường minh bạch
  • Tiến hành các biện pháp khuyến khích đầu tư

Việc thực hiện đầy đủ ACIA với việc loại bỏ các danh sách ngoại lệ hiện tại trong chế biến nông nghiệp, đánh cá, lâm nghiệp và khai thác mỏ được quy định vào năm 2010 cho hầu hết thành viên ASEAN và năm 2015 cho Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam.[52]

Thương mại trong Dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Một Thoả thuận Khung của ASEAN về Thương mại trong Dịch vụ được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Bangkok tháng 12 năm 1995.[53] Theo AFAS, các quốc gia thành viên ASEAN tham gia vào các vòng đàm phán tự do hoá thương mại trong dịch vụ liên tục này với mục tiêu ngày càng tạo ra các cam kết cấp độ cao hơn. Các cuộc đàm phán đã dẫn tới các cam kết đặt ra các lộ trình cho các cam kết cụ thể là một bộ phận của Thoả thuận Khung. Các lộ trình thường được gọi là các gói cam kết dịch vụ. Hiện tại, ASEAN đã ký kết bảy gói cam kết theo AFAS.[54]

Thị trường hàng không duy nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trường Hàng không Duy nhất ASEAN (SAM), do Nhóm Làm việc Vận tải Hàng không ASEAN đệ trình, được Cuộc họp các Quan chức Vận tải Cao cấp ASEAN ủng hộ, và được các Bộ trưởng Vận tải ASEAN xác nhận, sẽ đưa ra một thoả thuận bầu trời mở cho khu vực vào năm 2015.[55] ASEAN SAM được mong đợi sẽ hoàn toàn tự do hoá đi lại bằng đường hàng không giữa các quốc gia thành viên, cho phép ASEAN được hưởng lợi ích trực tiếp từ sự tăng trưởng giao thông đường không trên thế giới, và cũng tự do hoá cho các dòng chảy du lịch, thương mại, đầu tư và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên.[55][56] Bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 năm 2008, những hạn chế trên các quyền tự do hàng không thứ ba và thứ tư giữa các thành phố thủ đô của các quốc gia thành viên về dịch vụ chở khách đường không sẽ bị xoá bỏ,[57] trong khi đó từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, sẽ có sự tự do hoá hoàn toàn trong việc chuyên chở hàng hoá bằng hàng không trong khu vực[55][56]Tới ngày 1 tháng 1 năm 2011, quyền tự do lưu thông thứ năm giữa mọi thành phố thủ đô sẽ được tự do hoá.[58]

Các thoả thuận tự do thương mại với các quốc gia khác[sửa | sửa mã nguồn]

ASEAN đã ký kết các thoả thuận tự do thương mại với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand và gần đây nhất là Ấn Độ.[59] Ngoài ra, hiện nay tổ chức này đang đàm phán thoả thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu.[60] Đài Loan cũng đã thể hiện sự quan tâm tới một thoả thuận với ASEAN nhưng cần vượt qua những trở ngại về ngoại giao từ Trung Quốc.[61]

Hiến chương[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Hiến chương ASEAN

Ngày 15 tháng 12 năm 2008 các thành viên ASEAN gặp gỡ tại thủ đô Jakarta của Indonesia để đưa ra một hiến chương, được ký kết tháng 11 năm 2007, với mục tiêu tiến gần hơn tới "một cộng đồng kiểu Liên minh châu Âu".[62] Hiến chương biến ASEAN thành một thực thể pháp lý và các mục tiêu tạo lập một khu vực tự do thương mại duy nhất cho khu vực gồm 500 triệu dân. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã nói rằng "Đây là một sự phát triển quan trọng khi ASEAN đang đoàn kết, hội nhập và biến mình thành một cộng đồng. Nó đã được hoàn thành khi ASEAN tìm kiếm một vai trò tích cực hơn trong các vấn đề châu Á và quốc tế ở thời điểm khi hệ thống thế giới đang trải qua một sự thay đổi chấn động," ông thêm, đề cập tới sự thay đổi khi hậu và dịch chuyển kinh tế. Đông Nam Á không còn là một vùng bị chia rẽ, bị chiến tranh tàn phá như trong thập niên 1960 và 1970." "Các nguyên tắc nền tảng bao gồm:

  • a) tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng sự toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc quốc gia của mọi quốc gia thành viên ASEAN;
  • b) có chung cam kết và trách nhiệm trong việc tăng cường hoà bình khu vực, an ninh và thịnh vượng;
  • c) bác bỏ sự gây hấn và đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác theo bất kỳ cách nào không thích hợp với luật pháp quốc tế;
  • d) dựa trên sự giải quyết hoà bình các tranh chấp;
  • e) không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN;
  • f) tôn trọng quyền của mọi Quốc gia bảo đảm sự tồn tại của mình và không bị sự can thiệp, lật đổ hay ép buộc từ bên ngoài;
  • g) tăng cường tham vấn về những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích chung của ASEAN;
  • h) trung thành với sự cai trị của pháp luật, quản lý tốt, các nguyên tắc dân chủ và định chế chính phủ;
  • i) tôn trọng các quyền tự do nền tảng, khuyến khích và bảo vệ nhân quyền, và khuyến khích công bằng xã hội;
  • j) tán thành Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, gồm cả luật nhân đạo quốc tế, đã được tán thành bởi các quốc gia thành viên ASEAN;
  • k) tránh tham gia vào bất kỳ chính sách hay hoạt động nào, gồm cả việc sử dụng lãnh thổ của mình, được theo đuổi bởi một quốc gia thành viên hay không phải là thành viên của ASEAN hay bất kỳ một bên phi quốc gia nào, đe doạ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định kinh tế chính trị của các quốc gia thành viên ASEAN;
  • l) tôn trọng những sự khác biệt văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, trong khi nhấn mạnh những giá trị chung theo tin thần thống nhất trong đa dạng;
  • m)Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;
  • n) tôn trọng các quy định thương mại đa bên và các quy định của ASEAN dựa trên các chế độ cho sự áp dụng hiệu quả các cam kết kinh tế và dần giảm bớt hướng tới loại bỏ tất cả các rào cản với sự hội nhập kinh tế của khu vực, trong một nền kinh tế định hướng thị trường".[63]

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang diễn ra đã được coi như một mối đe doạ với những mục tiêu của bản hiến chương,[64] và cũng đặt ra ý tưởng về một cơ cấu nhân quyền sẽ được đàm phán trong cuộc hội nghị thượng đỉnh sắp tới vào tháng 2 năm 2009. Đề xuất này đã gây ra tranh cãi, bởi cơ quan này sẽ không có quyền áp đặt cấm vận hay trừng phạt các quốc gia vi phạm vào quyền của công dân nước mình và vì thế sẽ không có nhiều hiệu quả.[65]

Các hoạt động văn hoá[sửa | sửa mã nguồn]

ASEAN có tổ chức các hoạt động văn hoá trong một nỗ lực nhằm hội nhập hơn nữa cho khu vực. Chúng gồm các hoạt động thể thao và giáo dục cũng như các giải thưởng văn chương. Các ví dụ gồm Mạng lưới Trường đại học ASEAN, Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN, Giải thưởng Nhà khoa học và Nhà kỹ thuật Xuất sắc ASEAN, và Học bổng ASEAN do Singapore tài trợ.

S.E.A. Write Award[sửa | sửa mã nguồn]

S.E.A. Write Award là một giải thưởng văn học được trao hàng năm cho các nhà văn và nhà thơ Đông Nam Á từ năm 1979. Giải thưởng này hoặc được trao cho một tác phẩm riêng biệt hay như một sự công nhận với thành tựu cả đời của một nhà văn. Các tác phẩm được trao giải rất đa dạng và gồm cả thi ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, dân gian cũng như các tác phẩm hàn lâm và tôn giáo. Các buổi lễ được tổ chức tại Bangkok và được chủ trì bởi một thành viên của gia đình hoàng gia Thái Lan.

ASAIHL[sửa | sửa mã nguồn]

ASAIHL hay Hiệp hội các Định chế Cao học Đông Nam Á là một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1956 với mục tiêu tăng cường các định chế cao học, đặc biệt trong giảng dạy, nghiên cứu, và dịch vụ công, với tham vọng tạo ra một bản sắc khu vực và sự phụ thuộc lẫn nhau.

Các di sản vườn quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Các Vườn quốc gia Di sản ASEAN[66] là một danh sách các vườn quốc gia được đưa ra năm 1984 và được sửa đổi năm 2004. Nó có mục đích bảo vệ các tài nguyên tự nhiên trong khu vực. Hiện có 35 khu vực như thế đang được bảo tồn, gồmVườn Đá ngầm Biển Tubbataha và Vườn Quốc gia Kinabalu.[67]

Địa điểm Di sản ASEAN
Địa điểmQuốc giaĐịa điểmQuốc gia
Vườn Quốc gia Alaungdaw Kathapa MyanmarVườn Quốc gia Biển Ao Phang-nga Thái Lan
Vườn Tự nhiên Apo PhilippinesVườn Quốc gia Ba Bể Việt Nam
Vườn Quốc gia Bukit Barisan Selatan IndonesiaVườn Quốc gia Gunung Leuser Indonesia
Vườn Quốc gia Gunung Mulu MalaysiaVịnh Hạ Long Việt Nam
Vườn quốc gia Hoàng Liên Việt NamVườn Quốc gia Iglit-Baco Philippines
Khu bảo tồn Hoang dã Hồ Indawgyi MyanmarKhu bảo tồn Hoang dã Hồ Inlé Myanmar
Vườn Quốc gia Kaeng Krachan Thái LanVườn Quốc gia Kerinci Seblat Indonesia
Vườn Quốc gia Khakaborazi MyanmarVườn Quốc gia Khao Yai Thái Lan
Vườn Quốc gia Kinabalu MalaysiaVườn Quốc gia Komodo Indonesia
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh Việt NamKhu dự trữ Hoang dã Lampi Kyun Myanmar
Vườn Quốc gia Lorentz IndonesiaKhu bảo tồn Hoang dã Meinmhala Kyun Myanmar
Vườn Quốc gia Biển Mu Ko Surin-Mu Ko Similan Thái LanKhu bảo tồn Nam Ha Lào
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Việt NamVườn Quốc gia Preah Monivong (Bokor) Campuchia
Vườn Quốc gia Sông Puerto Princesa Subterranean PhilippinesKhu bảo tồn Đầm lầy Sungei Buloh Singapore
Vườn Quốc gia Taman Negara MalaysiaVườn Quốc gia Biển Tarutao Thái Lan
Khu bảo tồn Hoang dã Tasek Merimbun BruneiVườn Quốc gia Thung Yai-Huay Kha Khaeng Thái Lan
Vườn Quốc gia Đá ngầm Tubbataha PhilippinesVườn Quốc gia Ujung Kulon Indonesia
Vườn Quốc gia Virachey CampuchiaKeraton Yogyakarta Indonesia

Học bổng[sửa | sửa mã nguồn]

Học bổng ASEAN là một chương trình học bổng của Singapore dành cho 9 quốc gia thành viên khác về giáo dục cấp ba, cao đẳng và đại học. Nó bao gồm nơi ăn ở, các lợi ích y tế và bảo hiểm, phí học tập và phí thi cử.[68]

Mạng lưới đại học[sửa | sửa mã nguồn]

Mạng lưới Đại học ASEAN (AUN) là một tập hợp các trường đại học Đông Nam Á. Ban đầu nó được 11 trường đại học bên trong các quốc gia thành viên thành lập tháng 11 năm 1995.[69] Hiện tại AUN gồm 21 trường đại học tham gia.[70]

Bài ca chính thức[sửa | sửa mã nguồn]

  • The ASEAN Way (Con đường ASEAN) - bài hát chính thức của khu vực ASEAN, âm nhạc của Kithun Sodprasert vàSampow Triudom  Thái Lan; Lời của Payom Valaiphatchra  Thái Lan.
  • ASEAN Song of Unity hay ASEAN Hymn, âm nhạc của Ryan Cayabyab  Philippines.
  • Let us move ahead, một bài hát ASEAN, sáng tác của Candra Darusman  Indonesia.

Thể thao[sửa | sửa mã nguồn]

SEA Games[sửa | sửa mã nguồn]

Southeast Asian Games, thường được gọi là SEA Games, là một sự kiện thể thao được tổ chức hai năm một lần với các vận động viên từ 11 quốc gia Đông Nam Á tham gia. Sự kiện này nằm dưới sự quản lý của Southeast Asian Games Federation và dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.

ASEAN Para Games[sửa | sửa mã nguồn]

ASEAN Para Games là một sự kiện thể thao được tổ chức hai năm một lần sau mỗi kỳ SEA Games dành cho các vận động viên khuyết tật. Sự kiện này được các vận động viên của cả 11 quốc gia Đông Nam Á tham gia. ASEAN Para Games được tổ chức theo mô hình Paralympic Games, và dành cho các vận động viên khuyết tật về thể hình như khả năng vận động,khuyết tật thị giác, người mất chân tay và những người liệt não.

FESPIC Games/ Asian Para Games[sửa | sửa mã nguồn]

FESPIC Games, cũng được gọi là Far East and South Pacific Games cho những người khuyết tật, là sự kiện thể thao lớn nhất ở vùng châu Á và Nam Thái Bình Dương. FESPIC Games đã được tổ chức chín lần và đã gặt hái thành công[71] vào tháng 12 năm 2006 tại FESPIC Games lần thứ 9 ở Kuala Lumpur, Malaysia. Sự kiện này sẽ có tên 2010 Asian Para Gamesvà được tổ chức tại Quảng Châu, CHND Trung Hoa. Asian Para Games 2010 sẽ bắt đầu ngay sau khi ASIAD 2010 kết thúc, sử dụng luôn các cơ sở và thiết bị đã được chuyển đổi phù hợp với người khuyết tật. Lễ khai mạc Asian Para Games, sự kiện song song cho các vận động viên khuyết tật thể chất, là một sự kiện thể thao được tổ chức bốn năm một lần sau Asiad.

Football Championship[sửa | sửa mã nguồn]

ASEAN Football Championship là một sự kiện bóng đá được tổ chức hai năm một lần bởi Liên đoàn Bóng đá ASEAN, đượcFIFA công nhận và với sự tham gia của các đội tuyển quốc gia Đông Nam Á. Nó được khai trương năm 1996 với tên gọi Tiger Cup, nhưng sau khi Asia Pacific Breweries ngừng hợp đồng tài trợ, "Tiger" được đổi thành "ASEAN".

Chỉ trích[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia phương Tây đã chỉ trích ASEAN về cách tiếp cận quá mềm dẻo của họ trong việc khuyến khích dân chủ và nhân quyền ở nước Myanmar do một hội đồng quân sự điều hành.[72] Dù có những lời lên án của quốc tế về vụ chính phủ sử dụng vũ lực đàn áp những người biểu tình hoà bình tại Yangon, ASEAN đã từ chối ngừng quy chế thành viên của Myanmar và cũng bác bỏ các đề xuất áp dụng trừng phạt kinh tế.[73] Điều này đã gây nên những lo ngại khi Liên minh châu Âu, một đối tác thương mại tiềm năng, đã từ chối tiến hành các cuộc đàm phán tự do thương mại ở cấp vùng vì những lý do chính trị đó.[74] Các nhà quan sát quốc tế coi tổ chức như một "nơi hội họp",[75] ngụ ý rằng tổ chức này chỉ "mạnh miệng lên án mà ít hành động".[76]

Tại cuộc họp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 ở Cebu, nhiều nhóm hoạt động đã tổ chức các cuộc tuần hành phản đối toàn cầu hoá và chống Arroyo.[77] Theo các nhà hoạt động, lộ trình hội nhập kinh tế sẽ có ảnh hưởng xấu tới các ngành công nghiệp của Philippines và sẽ khiến hàng nghìn người Philippines mất việc.[78] Họ cũng coi tổ chức như một tổ chức đế quốc đe doạ tới chủ quyền quốc gia.[78] Một luật sư nhân quyền từ New Zealand cũng đã đệ trình bản phản đối về tình hình nhân quyền trong vùng nói chung.[79]

ASEAN đã đồng ý về một cơ quan nhân quyền ASEAN sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2009. Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan muốn cơ quan này có khả năng áp đặt, tuy nhiên Singapore, Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia không muốn như vậy.[cần dẫn nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
  • Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN
  • Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
  • Cộng đồng Kinh tế ASEAN
  • Cộng đồng An ninh ASEAN
  • Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN
  • Diễn đàn khu vực châu Á
  • Hiến chương ASEAN
  • Danh sách các quốc gia ASEAN theo lãnh thổ quốc gia
  •  
6 tháng 10 2017
  • Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunây Đaruxalam, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước. Tháng 7/1997, Lào và Mianma trở thành thành viên thứ tám và thứ chín của Hiệp hội. Căm-pu-chia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
  • là 1 tổ chức liên minh khu vực gồm 10 nước cùng giúp đỡ hỗ trợ nhau về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

thử sức 1 lần dù là trưởng team tui lấy đề 2 nha candy

Hoa hồng và hoa lan 

Ở một khu vườn của một quốc vương nọ có rất hnhieeuf loài hoa và đặc biệt là nó biết nói ! Ông vua rất yêu thích khu vườn của mình nên ngày nào cúng ra sắm sửa chăm sóc . Một hôm , đang chăm sóc ông bỗng thấy một bông hoa hồng đỏ rực bông hồng vừa thấy ông liền nói với điệu bô sai khiến :

- Ê lão già xấu xú kia mau tưới nước cho ta !

Nghe cái giọng đó ông vua thực sự rất tức giận nhưng đột nhiên ông lại nghe thấy tiếng nói quen thuộc

- Nhà vua bớt giận hoa hồng có hơi cứng đầu mong ông bỏ qua cho ! 

Đó là hoa lan bông hoa mà ông thích nhất vì nó luôn dịu dàng và giải quyết được cho ông nỗi u sầu nên ông vua cũng vì thế mà nguôi cơn giận nhưng bông hồng kia cũng đâu chịu tha vẫn tiếp tục lên tiếng

- Này lão già kia tưới nước cho ta nhanh lên , sao lề mề thế !

Lần này ông vua không chịu được nữa liền ra lệnh cho người hầu ném chậu hoa hồng ra khỏi cổng thành !

Các bạn thấy đấy ! Khi nói chuyện với ai bạn nên biết lễ mực và nhẹ nhàng như vậy mới được mọi người quý mến mọi người nhớ đừng như hoa hồng nha !

Kimi

Candy tui xong rồi nha ! 

7 tháng 12 2021

cho tui mới tui lấy đề 1 nha !

chiều tui gửi đáp án cho nhé !

9 tháng 12 2018

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường . Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc đời thường. Trong các nhà thơ nữ Việt Nạm, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu . Bà viết nhiều , viết hay về tình yêu nhưng có lẽ Sóng là bài thơ đặc sắc hơn cả. Bởi nó nói lên được một tâm hồn khao khát yêu đương, một tình yêu vừa hồn nhiên chân thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ .

Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca . Nhiều nhà thơ nổi tiếng đã viết về tình yêu với tất cả sự nồng nhiệt của một trái tim tuổi trẻ . Ta bắt gặp một Xuân Diệu nồng nàn, đắm say và khát khao dâng hiến cho tình yêu, một Nguyễn Bính mơ màng tìm về tình yêu đồng nội, một Anh Thơ tha thiết nhưng thẹn thùng cái duyên con gái… nhưng chỉ đến Xuân Quỳnh, cái khát vọng rất đỗi đời thường của con người đó mới được bộc bạch , mà bộc bạch một cách chân thành như chính cuộc đời nhà thơ vậy : một thứ tình yêu vừa phong phú, phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, đang khao khát yêu đương .

Sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ mang hình ảnh ẩn dụ . Nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình đầy mơ mộng của thi nhân . Sóng và em tuy hai mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập để tạo nên âm vang cộng hưởng . Và có thể nói qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã bày tỏ một tình yêu dạt dào, mênh mông và một khát vọng vĩnh hằng về tình yêu đôi lứa 

Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn đang khao khát yêu đương, đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn. Xuân Quỳnh diễn tả thật cụ thể cái trạng thái khác thường, vừa phong phú vừa phức tạp trong một trái tim cồn cào khao khát tình yêu. Tính khí của người con gái đang yêu, cũng như sóng vậy thôi, vốn mang trong nó nhiều trạng thái đối cực: “Dữ dội và dịu êm, Ồn ào và lặng lẽ” … Và cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao để có thể đồng cảm, đồng điệu với mình “Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể” . Có thể thấy, ngay trong khổ thơ đầu tiên này một nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu. Người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa . Nếu “Sông không hiểu nổi mình” thì sóng sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó “Tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. Thật là minh bạch và cũng thật là quyết liệt !

Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim con người, trong quan niệm của Xuân Quỳnh, là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ . Nó cũng như sóng, mãi mãi trường tồn , vĩnh hằng với thời gian. Từ ngàn xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu . Với con người, tình yêu bao giờ cũng là một khát vọng bồi hồi:

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày nay vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Khi tình yêu đến, như một tâm lý tự nhiên và thường tình, người ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu và phân tích . Nhưng tình yêu là một hiện tượng tâm lý khác thường, đầy bí ẩn, không thể giải quyết được bằng lý lẽ thông thường, làm sao có thể giải đáp được câu hỏi về khởi nguồn của tình yêu, về thời điểm bắt đầu của một tình yêu. Cái điều mà trước đó đã từng là Xuân Diêu băn khoăn “Làm sao cặt được nghĩa tình yêu? ” thì nay một lần nữa Xuân Quỳnh bộc bạch một cách hồn nhiên, thật dễ thương . Tình yêu cũng như sóng biển, như gió trời vậy thôi, làm sao có thể hiểu hết được. Nó cũng tự nhiên, hồn nhiên như thiên nhiên , và cũng khó hiểu, nhiều bất ngờ như tự nhiên vậy :

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đàu từ đâu
Em cũng không biết nưa
Khi nào ta yêu nhau

Tình yêu thường cũng gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách. Nỗi nhớ của một trái tim đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật mãnh liệt . Một nỗi nhớ thường trực cả khi thức, cả khi ngủ, bao trùm lên cả không gian . Một nỗi nhớ còn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi . Nó cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vô hồi, vô hạn . Nhịp thơ trong suốt bài thơ này là nhịp sóng, nhưng rõ nhất, dào dạt, hăm hở, náo nức nhất , mãnh liệt nhất là ở đoan thơ này :

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được

Và, như trên đã nói, vẫn là hình tượng song hành của sóng và em bổ sung đắp đổi cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn, ám ảnh hơn tình yêu và nỗi nhớ cùng với lòng thủy chung vô hạn của một trái tim đang rạo rực yêu thương . Nỗi nhớ được diễn tả qua hình tượng con sóng nhớ bờ “ Ngày đêm không ngủ được” vẫn chưa đủ, chưa thỏa, lại được thể hiện một lần nữa qua nỗi nhớ của nhà thơ : “ Lòng em nhớ đến anh, Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu của thi sĩ. Nỗi nhớ thường trực trong mọi không gian và thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi trong ý thức, xâm nhập vào cả trong giấc mơ. Những đòi hỏi, khao khát yêu đương của người con gái được bộc lộ thật mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị : sóng chỉ khao khát tới bờ cũng như em khao khát có anh ! Tình yêu của người con gái ở đây vừa thiết tha, mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, vừa thủy chung duy nhất. Qua hình tượng sóng và em . Xuân Quỳnh đã nói lên thật chân thành, táo bạo , không hề giấu giếm cái khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của mình, một phụ nữ, một điều hiếm thấy trong văn học Việt Nam .

Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng năm 1967, khi mà nhà thơ đã từng nếm trải sự đổ vỡ trong tình yêu. Song, người phụ nữ hồn hiên tha thiết yêu đời này vẫn còn ấp ủ biết bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm tin vào hạnh phúc trong trương lai. Vừa tự động viên, an ủi mình, tác giả vừa tin vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vời cách trở”. Tương lai hạnh phúc như đang còn ở phía trước . Và vì thế, ý thức về thời gian chưa làm nhà thơ lo âu mà chỉ làm tăng thêm niềm tin tưởng:

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Xuân Quỳnh vừa thổ lộ trực tiếp, vừa mượn hình tượng sóng để nói và suy nghĩ về tình yêu. Những ý nghĩ này có vẻ tự do, tản mạn, nhưng từ trong chiều sâu của thi tứ vẫn còn sự vận động nhất quán . Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la, rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thủa:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ .

Người con gái mong muốn hòa mình vào bể đời rộng lớn , bứt mình ra khỏi những lo toan tính toán , để ngập chìm trong bể lớn tình yêu . Phải có mọt tình yêu như thế nào thì mới có được một mong muốn cao cả đến chừng ấy . Khát vọng tình yêu cũng là khát vọng sống mãnh liệt đủ đầy . Cuộc đời còn tình yêu thì cuộc đời còn tươi đẹp và đáng sống và sống trong tình yêu là một điều hạnh phúc . Xuân Quỳnh mong ước được sống mãi trong tình yêu, bất tử với tình yêu .

Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý nhị sâu xa. Sau này khi đã nếm trải nhiều cay đắng trong tình yêu, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn tồn tại mãi mãi trong trái tim tràn ngập yêu thương của nhà thơ .

hok tốt

3 tháng 11 2021

TL:

Bài làm. - "Sóng" và "em" là "em" và "sóng". ... - Tác giả mượn hình ảnh "sóng" để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt.

-HT-

9 tháng 9 2018

Truyền thống dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử - nước Văn Lang - Âu Lạc (3000 - 179 TCN) 
 
 Trở về thời đại các vua Hùng dựng nước, ngày nay còn tìm thấy các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... (có niên đại xa nhất cách đây 4000-3500 năm), rất nhiều công cụ bằng đồng, cùng những vũ khí thô sơ để tự vệ: lưỡi cày, lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và những mảnh giáp che thân bằng đồng... 
 
 Sự phát triển của đồ đồng đã chấm dứt thời kỳ tồn tại hàng vạn năm của công xã nguyên thủy trước đó, thời kỳ mà con người sống hoàn toàn còn phụ thuộc vào tự nhiên để đi vào thời kỳ mới: thời kỳ con người bắt đầu có ý thức với cuộc sống, với cộng đồng, với sản xuất. Việc con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết dùng súc vật để kéo cày, biết làm lúa nước, làm thủy lợi, cùng với việc xuất hiện một số ngành nghề mới (thủ công, trồng dâu nuôi tằm, luyện đồng, rèn sắt...) đã tạo ra tiền đề ổn định cộng đồng, nhờ đó cũng kéo theo cả sự phát triển của văn hóa... 
 
 Có thể nói sức mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, với cơ sở cộng đồng đoàn kết, quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, đã tạo cho cộng đồng người Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên trong suốt quá trình lịch sử. 
 
 Lược bỏ màu sắc thần thoại, Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh là thiên anh hùng ca về cuộc chiến đấu của cư dân Việt với lũ lụt, giành lấy những mảnh đất màu mỡ ven sông để sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Người Việt biết trồng lúa nước vào loại sớm nhất thế giới, đến thời Hùng Vương thì nghề này đã đạt đến trình độ khá cao. Nghề trồng lúa, trồng dâu chăn tằm, chăn nuôi gia súc ngày càng phát triển thì thủ công nghiệp cũng phát triển theo (nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc, nghề luyện kim đồng thau, khai mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ chì, nấu quặng...). Giao thông vận tải phát triển, giao lưu kinh tế văn hóa trong cư dân Việt Nam cũng đạt trình độ phát triển khá. Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức. Đồ đồng Đông Sơn thấy cả ở miền xuôi và miền núi. Từ Việt Nam, trống đồng được truyền lên phía Bắc, tới đất Điền (Vân Nam), đất Thục (Tứ Xuyên), và đưa xuống phía Nam, tới Malaixia, tới đất nước đảo Dừa (Inđônêxia). Một số lượng cực kỳ lớn và phong phú các loại vũ khí bằng đồng thau được tìm thấy trong các di chỉ văn hóa. Tất cả những điều đó đã nói lên rằng trong thời kỳ này, chẳng những sản xuất phát triển, mà chiến tranh cũng đã xẩy ra thường xuyên. Vì vậy việc dựng nước và giữ nước nhất thiết phải gắn bó với nhau. Trên cơ sở một nền kinh tế văn hóa phát triển, các vua Hùng và cư dân Việt đã nhiều lần chiến thắng các cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược, mà truyền thuyết gọi là giặc "Man", giặc "Mũi đỏ", giặc "Ân". 
 
 Cậu bé làng Gióng ba năm nằm trên chõng chẳng nói, chẳng cười, nhưng vừa nghe tiếng mõ rao cầu hiền tài đi đánh giặc ngoại xâm thì đã vụt lớn như thổi, ăn hết bẩy nong cơm, với mấy vại cà, rồi lên đường ra trận. Theo Ông Gióng ra trận còn có người dân cày đang cầm vồ đập đất, người câu cá, người đi săn, đoàn trẻ chăn trâu..., nghĩa là ông Gióng cùng toàn dân ra trận. 
 
 Câu truyện Thánh Gióng biểu hiện tinh thần chiến đấu bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân cư Việt thời cổ, người anh hùng làng Gióng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam thời thơ ấu, sớm trưởng thành trong gian lao, trước nạn lớn của dân tộc. Đất nước ta, nhân dân ta, như cậu bé làng Gióng, mới ra đời thì hai vai đã nặng trĩu hai nhiệm vụ dựng nước và đánh giặc để giữ nước. Cộng đồng người Việt ngay từ đầu đã cố kết lại trong tư thế vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Đó là hai mặt cơ bản nhất trong nội dung của đời sống xã hội cư dân Việt kể từ ngày lập quốc. 
 
 Nước Văn Lang bước vào thế kỷ III trước công nguyên là thời kỳ những đời cuối cùng của thời đại Hùng Vương. Đây là lúc sản xuất và văn hóa đang trên đà phát triển. Đồ đồng thau phát triển cực thịnh tạo điều kiện quá độ sang thời kỳ đồ sắt. Nông nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển hơn trước. Diện tích đất đai được khai phá mở rộng ở miền núi và trung du, đồng bằng, dân số đông thêm. Trung tâm văn hóa và kinh tế có xu thế dời từ vùng trung du xuống miền đồng bằng. Đó cũng là lúc mà phương Bắc đang có những biến đổi lớn. Thời Chiến quốc kết thúc, nhà Tần thống nhất Trung Quốc (221 trước công nguyên). Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế với tư tưởng "bình thiên hạ" và chủ nghĩa bành trướng bắt đầu được đẩy mạnh. Nhà Tần liên tục phát quân xâm lược phương Nam. 
 
 Đối với đất Việt phương Nam thời đó, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước là một nhu cầu cấp bách. Trên cơ sở nền kinh tế đã phát triển hơn và trước nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, xuất hiện nhu cầu hợp nhất những bộ tộc gần nhau về địa vực, huyết thống, trình độ phát triển kinh tế và văn hóa. Đó là cơ sở dẫn tới sự hợp nhất giữa hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt và sự ra đời nước Âu Lạc vững mạnh hơn. 
 
 An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống miền Cổ Loa. Việc dời đô từ vùng trung du xuống đồng bằng là một biểu hiện của nhu cầu phát triển đất nước lớn mạnh. Với việc sử dụng công cụ sản xuất bằng kim loại, miền đồng bằng đã được khai thác nhiều hơn. Với việc lập đô ở Cổ Loa, miền đồng bằng của đất nước, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hóa, cư dân Âu Lạc tỏ rõ ý chí mạnh mẽ, tự tin vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hai thành phần cư dân Lạc Việt và Âu Việt hợp nhất, miền xuôi và miền núi nối liền. Sự thống nhất đó làm cho nước Âu Lạc mạnh lên. Đó là một quốc gia kế tục và phát triển trên một trình độ cao hơn nước Văn Lang, trên cơ sở nền kinh tế và văn hóa phát triển thêm một bước. Nền văn hóa Đông Sơn càng tỏ rõ sức sống mãnh liệt, độc đáo, lan tỏa ảnh hưởng của nó đến nhiều vùng ở Đông Nam á. Thủ công nghiệp có những tiến bộ hơn, trước hết là nghề luyện kim. Trên cơ sở kỹ thuật đồ đồng thau phát triển, người Âu Lạc đã nắm được kỹ thuật rèn sắt. Một bước tiến mới của Âu Lạc trong kỹ thuật quốc phòng, người Âu Lạc đã chế tạo được loại nỏ bắn nhiều phát một lần, với mũi tên bằng đồng có ba cạnh sắc. Thành Cổ Loa được xây dựng. Đây là công trình huy động hàng vạn nhân công xây dựng thành chiến luỹ chống xâm lược. Với thành Cổ Loa và nỏ máy, cư dân Âu Lạc thể hiện rõ tài năng sáng tạo của mình. Nhà Tần và sau đó Triệu Đà hàng chục năm liền đưa quân đánh phá Âu Lạc, song An Dương Vương cùng cư dân Âu Lạc đã nhiều lần kháng chiến thắng lợi. Sự thất bại của đội quân xâm lược nhà Tần và những đợt xâm lược đầu tiên của Triệu Đà chứng tỏ tinh thần đoàn kết, ý thức tự chủ của cư dân Âu Lạc đã phát triển trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Nhưng cũng chính thời kỳ này lịch sử đã để lại cho hậu thế một tấn bi kịch: mất nước để rồi con cháu Lạc Hồng phải chịu sống dưới ách nô lệ trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc. 
 
 Kẻ địch xâm lược hùng mạnh không thể thắng ta về mặt quân sự, nhưng chúng không từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta. Thất bại về quân sự, chúng chuyển sang chiến lược giả vờ cầu hòa, dùng gián điệp phá ta từ bên trong. Triệu Đà cử con là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, lấy công chúa Mỵ Châu, ở rể tại thành Cổ Loa, để dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước báo cho Triệu Đà. Do chủ quan, mất cảnh giác, Thục An Dương Vương và Mỵ Châu nhẹ dạ cả tin, mắc mưu kẻ địch. Kết hợp dùng quân sự và dùng gián điệp, Triệu Đà đã thôn tính được Âu Lạc vào năm 179 trước công nguyên. An Dương Vương thua trận phải tự tử. Nước ta bị mất độc lập tự do. 
 
 Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ, tiến tới xây dựng quốc gia phong kiến độc lập (từ cuối thế kỷ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ X) 
 
 Triệu Đà sáp nhật đất Âu lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán chiếm được Nam Việt, đổi vùng đất Âu lạc thành Giao Châu có 7 quận với chức quan đầu châu là thứ sử, đầu quận là thái thú. Đế chế Hán áp đặt ách thống trị và bóc lột tàn bạo, nặng nề lên dân Âu Lạc. Đặc biệt nguy hiểm là chủ trương Hán hóa dân Việt và biến đất Việt thành đất Hán. Song các cư dân Việt không chịu khuất phục. Từ đây cho đến đầu thế kỷ X, mặc dầu tương quan lực lượng rất chênh lệch, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành quyền tự chủ của dân tộc. 
 
 Trước hết, nhân dân ta phải đấu tranh với kẻ thống trị để giữ vững bản sắc văn hóa, để giữ gìn tiếng nói, phong tục tập quán của mình, đồng thời tranh thủ tiếp thụ những yếu tố tiến bộ, hợp lý của văn hóa Hán nhằm hoàn thiện và nâng cao nền văn hóa, văn minh của người Việt, củng cố tinh thần tự lực tự cường, tăng thêm ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ. Đây là giá trị to lớn nhất của sự nghiệp chuẩn bị cho công cuộc dựng nước sau khi giành được quyền tự chủ. Chẳng những thế, nhân dân lao động không ngừng cố gắng, bền bỉ phát triển sản xuất. Lực lượng sản xuất của dân ta ngày càng phát triển trong điều kiện thống trị của phong kiến phương Bắc. Trong nông nghiệp do phát hiện ra sắt, nghề rèn sắt thành công cụ sản xuất phát triển; kỹ thuật nông nghiệp tiến bộ, đã sử dụng trâu bò cày kéo. Các hệ thống đê điều ngăn lũ lụt, các sông đào, mương ngòi được tu sửa... Các cây trồng và vật nuôi ngày một phong phú. Trong thủ công nghiệp, các nghề khai mỏ vàng, đúc đồng, rèn sắt, trồng dâu nuôi tằm cũng phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ phát triển. Các tầng lớp, giai cấp xuất hiện trong đó có tầng lớp giai cấp phong kiến quý tộc Việt Nam dần dần tiêu biểu cho lực lượng phát triển xã hội, tập hợp lực lượng nhân dân Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập tự chủ, thoát khỏi sự thống trị của phương Bắc. 
 
 Trên cơ sở đó, nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh, xác lập dần nền tự chủ. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng có tính chất quần chúng rộng rãi, giành được thắng lợi trong cả nước với 65 huyện thành. Hai Bà Trưng và nhân dân ta giữ vững quyền tự chủ trong 3 năm. Tiếp đó là những cuộc khởi nghĩa lớn như: của Lương Long (178-181); của Triệu Thị Trinh (248); của Lý Bí với sự thành lập nước Vạn Xuân (544); của Triệu Quang Phục (546-550); của Mai Thúc Loan (722); của Phùng Hưng (766-791); của Dương Thanh (819-820)... Nhân dân ta đã trưởng thành trong cuộc đấu tranh để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa Hán nhằm phát triển sức mạnh của cộng đồng. Chính các cuộc nổi dậy ấy chuẩn bị tiền đề vật chất và tinh thần cho công cuộc giành lại quyền tự chủ hoàn toàn vào đầu thế kỷ X. Năm 906, Khúc Thừa Dụ, nhân chính quyền nhà Đường suy yếu, đã đứng lên cùng nhân dân giành được quyền tự chủ. Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước, kéo dài trên một ngàn năm. Một thời kỳ độc lập, xây dựng đất nước vững mạnh bắt đầu. 
 
 Sở dĩ một quốc gia bị nước ngoài thống trị và âm mưu đồng hóa trên một ngàn năm đã vùng lên và giành lại được quyền tự chủ đó chính là nhờ có ý chí độc lập tự do của cư dân người Việt sớm được khẳng định trên cơ sở những thành tựu vật chất và tinh thần ngày càng phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước trước đó. ý chí đó ngày càng được bồi đắp vững chắc và phát triển trong quá trình bị nô dịch. Truyền thống dựng nước và giữ nước thấm sâu trong nhân dân như mạch nước ngầm trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con người, từ mỗi làng xóm, lặng lẽ đổ vào biển cả tạo thành truyền thống của cả cộng đồng người Việt. Truyền thống đó lại được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa, văn minh của người Việt định hình và phát triển trong thời kỳ Văn Lang - Âu lạc. Trong sự cọ sát với nền văn hóa Hán, nền văn hóa Đông Sơn chẳng những không bị mai một mà lại được bổ sung, làm phong phú bởi biết tiếp thu cái hay, cái tiến bộ, cái hợp lý của nền văn hóa bên ngoài nhằm tăng sức mạnh, hun đúc sức sống mãnh liệt của cộng đồng người Việt. Đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng để đất nước vươn lên giữ vững nền tự chủ, dựng nước thịnh trị trong thời kỳ văn hóa - văn minh Đại Việt về sau này. 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước trong thời kỳ phong kiến tập quyền thịnh trị của dân tộc (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) 
 
 Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, tự xưng vương, lập nên nước độc lập ngang hàng với phương Bắc. Cổ Loa (kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương) được chọn lại làm kinh đô. Điều đó càng chứng tỏ ý chí lưu giữ truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của tổ tiên ta. 
 
 Nhưng sự nghiệp củng cố nền độc lập và thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển từ sau Ngô Quyền vẫn ở trong tình trạng bị ngoại xâm đe dọa. Trong thư gửi Đinh Toàn (con nối ngôi Đinh Tiên Hoàng), vua Tống đã nói rõ việc "lấy lại Giao Châu bị mất" vì cuối đời Đường "nhiều khó khăn chưa kịp khu xử". Đất nước ta lại bị đe dọa. Đã vậy Đinh Toàn lại còn nhỏ. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã biết đặt quyền lợi quốc gia, quyền lợi cộng đồng lên trên quyền lợi dòng họ, trao ngôi vua cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, vì mục đích giữ vững và bảo toàn chủ quyền quốc gia. 
 
 Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo hùng hổ kéo vào nước ta. Theo gương Ngô Quyền lúc trước, quân dân ta đã đóng cọc trên sông Bạch Đằng và mai phục đường bộ. Cuối mùa xuân 981, quân xâm lược Tống bị đại bại. Lại một lần nữa truyền thống giữ nước được phát huy. 
 
 Sau nhà Đinh, nhà Tiền Lê đánh giặc giữ nước, phát huy truyền thống của cha ông, rồi đến nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ vùng núi non hiểm trở (Ninh Bình) địa thế chật hẹp ở Hoa Lư về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long. Điều này chứng tỏ thế mới của một quốc gia độc lập mà Lý Công Uẩn đã nêu trong Chiếu dời đô: "Đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu mai sau". 
 
 Nhà Lý bắt tay vào xây dựng đất nước với quy mô lớn. Năm 1042, Lý Thái Tông cho ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta: Bộ Hình thư. Năm 1054, nhà Lý đặt tên nước là Đại Việt. Năm 1070 lập Quốc Tử Giám, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên chọn nhân tài. Từ đây là thời kỳ củng cố nền độc lập, vừa chống giặc ngoại xâm, vừa xây dựng đất nước thành một nhà nước phong kiến tập quyền ngày càng vững mạnh, thời kỳ phát triển của dân tộc Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự... Thời kỳ văn hóa văn minh Đại Việt bắt đầu. 
 
 Sự kết hợp chặt chẽ giữa dựng nước và giữ nước được thể hiện trong nhiều chủ trương của nhà Lý. Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi quân lính ở nhà nông) nhằm vừa đảm bảo yêu cầu quốc phòng, vừa duy trì lực lượng lao động cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng đất nước. Chế độ đăng ký quân dịch và ngụ binh ư nông cho phép nhà Lý khắc phục được điều kiện dân số ít, mà vẫn có lực lượng quân sự hùng hậu có thể huy động nhanh chóng khi có giặc ngoại xâm. Dựng nước kết hợp với giữ nước đã thấm sâu trong ý thức cảnh giác đề phòng của nhà Lý. Biết rõ nhà Tống chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta, nhà Lý thường xuyên theo dõi chặt chẽ âm mưu của chúng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống với một tinh thần chủ động, trong đó chính sách đại đoàn kết dân tộc đã được vận dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả. Biết nhà Tống chuẩn bị lương thảo, khí giới, quân lính để xâm lược Việt Nam, Lý Thường Kiệt chủ trương "ngồi đợi giặc không bằng đem quân ra trước để ngăn chặn mũi nhọn của giặc"(1) và đưa 110 vạn quân thủy bộ bất ngờ tấn công thành Ung Châu, chặn mũi nhọn của giặc. 
 
 Sau khi hạ được thành, quân ta rút hết về nước và dốc sức vào chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược mới của nhà Tống mà Lý Thường Kiệt biết là không thể nào tránh được. Sau hai lần tiến công hùng hổ sang nước ta, đạo quân Quách Quỳ đã bị thất bại. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt đã trở thành nét son trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Từ đó và mãi 200 năm sau, "Thiên triều" không dám đụng đến bờ cõi nước ta. Và năm 1164, không thể khác được, nhà Tống phải công nhận cả trên danh nghĩa lẫn thực tế mối quan hệ bang giao với nước ta và thừa nhận nước ta là nước độc lập (An Nam Quốc), trước đây chúng chỉ gọi là quận Giao Chỉ. Nhà Lý đã có chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn, tranh thủ các tù trưởng thuộc các sắc tộc phía bắc và đông bắc, có chính sách củng cố phên giậu nước ta, làm thất bại âm mưu liên kết của nhà Tống với vương quốc Chămpa trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Tư tưởng chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta, của dân tộc ta thể hiện rõ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc: 
 
 "Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
 
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, 
 
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 
 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". 
 
 Tạm dịch: 
 
 "Sông núi nước Nam, Nam đế ở 
 
 Rành rành định phận tại sách trời 
 
 Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm 
 
 Kết cục rành rành: chuốc bại nhơ! 
 
 Trong bài thơ này, nhận thức về nền độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc ta được khẳng định và tuyên bố công khai. Đó là sự khẳng định về ý thức dân tộc, ý chí của dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc mà bao thế hệ đã hy sinh xương máu và đấu tranh bền bỉ mới tạo lập được. 
 
 Vào những năm cuối đời Lý, nền kinh tế của nước nhà sa sút, đời sống nhân dân xuống thấp. Nhà Trần thay thế nhà Lý. Trong đời Trần, do những cải cách của Trần Thủ Độ, sức sản xuất được khôi phục nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Việc kết hợp dựng nước và giữ nước lại có những thành công lớn. Những cuộc khẩn hoang và công trình thủy lợi mới được mở mang, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển hơn. Công thương nghiệp cũng có những bước tiến mới, nhiều làng nghề, phường thủ công, chợ và phố xá buôn bán tấp nập. Các đường giao thông thủy bộ, thương cảng được sửa sang, mở rộng thêm. Những tiến bộ mới trong phát triển kinh tế của đất nước đã nâng cao thêm đời sống của nhân dân, góp phần củng cố quốc phòng. ý thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn nền độc lập dân tộc ngày một củng cố thêm trên cơ sở chính sách đại đoàn kết toàn dân cùng dựng nước và giữ nước. Đúng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tổng kết: "Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức", và "khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước". 
 
 Dưới thời Trần, ba lần quân Nguyên - Mông sang xâm lược. Kẻ thù đã từng khua vó ngựa từ Đông sang Tây, từ á sang Âu, đánh đâu được đấy nhưng xâm lược Đại Việt thì cả ba lần đều bị đánh bại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã được ghi vào trang sử vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc như những chiến công hiển hách. Từ đó đất nước được thanh bình, nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển... Song, từ giữa thế kỷ XIV, triều Trần lún sâu vào con đường ăn chơi vô độ, lòng dân phân tán. Trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, nhiều mặt đòi hỏi phải cải cách, phải thay đổi, nhưng nhà Trần đã tỏ ra bất lực. Trong khi đó nhà Minh lại có ý đồ xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ năm 1400 để thay thế nhà Trần. Sau khi xưng đế, ông có chú trọng đến việc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiều cải cách trong đời sống xã hội... ra sức chuẩn bị lực lượng để chống nguy cơ xâm lược của nhà Minh. 
 
 Nhưng đến cuối năm 1406, khi nhà Minh xâm lược nước ta, trong khi tiến hành chiến tranh, nhà Hồ chỉ trông cậy vào quân đội thường trực và các tuyến phòng thủ cố định. Họ đã không phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, không kế thừa và phát huy được truyền thống chống ngoại xâm hết sức oanh liệt của dân tộc cùng với những kinh nghiệm vô cùng phong phú sáng tạo trong nghệ thuật quân sự dân tộc. Hơn nữa, cuộc cải cách xã hội của họ Hồ mới bắt đầu đã bị chiến tranh cản trở, thời gian chưa đủ để những thành quả bước đầu của sự nghiệp đổi mới của Hồ Quý Ly trở thành hiện thực. Do vậy, nhà Hồ nhanh chóng thất bại và thất bại này đưa đến thảm họa mất nước sau hơn 5 thế kỷ giành và giữ vững nền độc lập. 
 
 Song lòng tự tin dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam không bao giờ mất. Truyền thống dựng nước và giữ nước đã tạo nên sức sống mãnh liệt trong nhân dân, và mùa xuân 1418, Lê Lợi người tiêu biểu cho ý chí đó của nhân dân đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước. Sau những năm tháng chiến đấu hy sinh của cả dân tộc, các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang đã ghi vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta những trang vàng chói lọi. 
 
 Thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV lại một lần nữa chứng minh tinh thần quật khởi, sức sống mãnh liệt và năng lực sáng tạo phi thường của dân tộc ta. "Bình Ngô đại cáo", bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc lại dõng dạc vang lên: 
 
 "Như nước Đại Việt ta từ trước, 
 
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. 
 
 Cõi bờ sông núi đã riêng, 
 
 Phong tục Bắc Nam cũng khác. 
 
 Trải Đinh, Lê, Lý, Trần nối đời dựng nước 
 
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương, 
 
 Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 
 
 Mà hào kiệt không bao giờ thiếu". 
 
 (Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo) 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước từ thế kỷ XV đến cách mạng tháng Tám thành công (tháng 8-1945) 
 
 1. Từ thế kỷ XV đến trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858) 
 
 Vào khoảng nửa sau thế kỷ XV, chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào thời Lê Thánh Tông. Sự phát triển ấy có mặt tích cực là đã khẳng định và củng cố những thành quả của sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. 
 
 Bộ máy hành chính các cấp được cải tổ theo hướng tăng cường sự chi phối của triều đình và hạn chế quyền lực của địa phương, nhằm phát triển chế độ trung ương tập quyền. Năm 1483, bộ luật Hồng Đức ra đời. 
 
 Về kinh tế, bộ luật Hồng Đức bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất tư, nhờ đó từ thế kỷ XV, bộ phận ruộng đất tư đã phát triển mạnh mẽ, chế độ điền trang thái ấp dần dần bị thủ tiêu, ruộng công bị co hẹp. Bộ luật Hồng Đức khuyến khích khai hoang, tăng vụ, do vậy chế độ đồn điền ra đời... Đến thời kỳ nhà Nguyễn thì chính sách khai hoang và chính sách ruộng đất tiến bộ đã tạo được những vùng đất mới và xóm làng mới. Diện tích ruộng đất canh tác của quốc gia mở rộng nhất từ trước tới lúc bấy giờ. 
 
 Tuy vậy, sang thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam trong giai đoạn suy vong đã để đất nước tụt hậu rất xa so với thế giới. Những xu hướng cải cách và những đề án canh tân đất nước bị vua tôi nhà Nguyễn bác bỏ. Đất nước chìm đắm trong các mối quan hệ xã hội phong kiến trì trệ, hủ lậu, thối nát. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mất nước khi chủ nghĩa thực dân xâm lược. 
 
 Về văn hóa, trong thời kỳ này nền văn học phát triển rực rỡ với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Nôm, chữ Hán, có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, Truyện Kiều,...) đặc biệt là dân ca, hò vè,... của quần chúng nhân dân. Các làn điệu chèo, tuồng ả đào, trống quân... cũng phát triển phong phú. Các công trình sử học, y học, dược học, địa lý với những tác giả nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác,... xuất hiện. Một nền văn hóa gắn liền với cuộc đấu tranh của quần chúng, mang tính chiến đấu sắc bén, có nội dung xã hội tiến bộ, đậm đà phong cách dân gian đã được xây dựng. 
 
 Mặc dù về mặt chính sự quốc gia, giai đoạn này đầy biến động, song những thành quả trong sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa đạt được đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của dân tộc và tạo nên tiền đề để dân tộc giữ được cốt cách của mình, vượt được những thăng trầm, thử thách về sau. Trở lại lịch sử, chúng ta nhớ rằng đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu, các cuộc thoán đoạt, tranh giành giữa các phe nhóm phong kiến nổ ra. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cầm đầu một thế lực phong kiến đã phế truất vua Lê, lập ra triều Mạc. Không thuần phục nhà Mạc, dưới danh nghĩa khôi phục triều đại chính thống, nhiều thế lực phong kiến đã nổi lên. Nguyễn Kim (một viên tướng cũ của nhà Lê) đã tôn phò một tôn thất nhà Lê lập ra một chính quyền riêng là triều Lê Trung Hưng, chiếm giữ Thanh Hóa. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, quyền hành rơi vào tay Trịnh Kiểm. Ngoài Bắc do họ Mạc thống trị (Bắc triều), từ Thanh - Nghệ trở vào họ Trịnh thống trị (Nam Triều). Năm 1592 Nam triều thắng Bắc triều, chiếm được Thăng Long. Ngay khi Nam - Bắc triều còn tranh giành quyền lực thì xuất hiện một cơ sở cát cứ mới do Nguyễn Hoàng chiếm giữ ở vùng Thuận Hóa (1558). Cuộc chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài với 7 lần vũ trang tấn công nhau đã kéo dài từ 1627 đến 1672. Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài đã không phân thắng bại, kết cục sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước. 
 
 Mục tiêu độc lập dân tộc không tách rời với thống nhất đất nước cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Yêu cầu thống nhất quốc gia trở nên vô cùng bức xúc, phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ mãnh liệt ở Bình Định (1771). Sau khi dẹp xong thế lực cát cứ họ Nguyễn Đàng Trong (1783), nghĩa quân Tây Sơn đã vươn lên làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất quốc gia. Thất bại thảm hại, Nguyễn ánh rước quân Xiêm vào giày mả tổ. Nghĩa quân Tây Sơn với truyền thống giữ nước oanh liệt đã lập nên chiến công ở Rạch Gầm - Xoài Mút, đuổi 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Năm 1788, tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống đã "cõng rắn cắn gà nhà" rước 20 vạn quân Thanh vào xâm lược nước ta. ý chí độc lập dân tộc và truyền thống chống giặc giữ nước thôi thúc, nghĩa quân Tây Sơn lại "thần tốc" tiến công ra Bắc lập nên những chiến công ở Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Gò Đống Đa với sức mạnh kỳ diệu, quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Đây là một trong những chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Truyền thống giữ nước Việt Nam một lần nữa được viết tiếp một trang oai hùng mới. 
 
 Sau khi đại phá quân Thanh, Tây Sơn thống nhất quốc gia, những tiền đề quan trọng nhất cho việc thiết lập một quốc gia độc lập tự chủ, thống nhất và hùng mạnh được hình thành. Quang Trung có đề ra một số chính sách tích cực. Nhưng đáng tiếc ông mất sớm, và sau đó đến thời kỳ Quang Toản thì cuộc đấu tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn đã chuyển hóa, có lợi cho tập đoàn Nguyễn Ánh. Kết quả là Nguyễn Ánh đã lên ngôi Hoàng đế và triều Nguyễn thành lập (1802). 
 
 Triều Nguyễn xuất hiện có những mặt hạn chế của nó phải phê phán, song cũng có những mặt tích cực cần được khẳng định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của lịch sử, nhà Nguyễn ngày càng trở nên bất cập, thậm chí nhà Nguyễn lại không chấp nhận xu hướng cải cách và những đề án của Đặng Huy Trứ, của Nguyễn Lộ Trạch, của Nguyễn Trường Tộ..., những đề án canh tân đất nước rất có hệ thống và tiến bộ. Lúc ấy muốn giữ nước, giữ vững nền độc lập thì phải cải cách, đổi mới đất nước và mở rộng giao lưu với bên ngoài, khép kín là tự sát. Song nhà Nguyễn lại không chấp nhận cải cách ở bên trong, bế quan tỏa cảng với bên ngoài, làm hủy hoại các tiềm lực bên trong, dẫn tới trì trệ, khủng hoảng, không bắt nhập được xu thế tiến bộ của thời cuộc, và vì vậy không có đủ sức mạnh để giữ vững nền độc lập. 
 
 2. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 
 
 Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau những cuộc chiến đấu rời rạc, yếu kém, thiếu tự tin, bọn phản động trong giới cầm quyền nhà Nguyễn đã vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, lần lượt ký những điều ước, hòa ước đầu hàng, rồi cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp. Nhân dân ta lại bị chủ nghĩa thực dân Pháp nô dịch. 
 
 Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến khi giới cầm quyền phản động nhà Nguyễn đầu hàng, với truyền thống yêu nước, rất nhiều lực lượng gồm các văn thân, sĩ phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân đã lần lượt đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. 
 
 Đây là một chặng đường đầy gian nan của dân tộc. Lực lượng chủ yếu của dân tộc lúc bấy giờ là giai cấp nông dân bị mòn mỏi và kiệt quệ bởi các cuộc chiến tranh liên miên từ thời Nam - Bắc triều, rồi Đàng Trong - Đàng Ngoài, bởi chính sách bóc lột kinh tế, đàn áp xã hội của nhà Nguyễn. Trong khi đó thì kẻ thù lại là một lực lượng mạnh thuộc một phương thức sản xuất cao hơn hẳn phương thức sản xuất phong kiến Việt Nam đương thời, và giới cầm quyền thống trị nhanh chóng vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, đầu hàng Pháp. Trong hoàn cảnh đó, các lực lượng chống Pháp trên cơ sở một tinh thần yêu nước mãnh liệt đã tự mình chiến đấu rất kiên cường, song cuối cùng các cuộc đấu tranh đều bị nhấn chìm trong bể máu. Song truyền thống yêu nước của dân tộc mà họ tiếp nối vẫn mãi mãi sống động, sự kiên cường dũng cảm của các anh hùng nghĩa sĩ mãi mãi lưu truyền. 
 
 Các cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công; của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, Hà Tiên; rồi đến phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết; khởi nghĩa Ba Đình ở Thanh Hóa; khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên; khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng... nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp. 
 
 Bước vào những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang dưới sự chỉ huy của các văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp đã thất bại. Nhưng kẻ trước ngã xuống đã có người sau nối bước. Hoàng Hoa Thám cầm đầu cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế - Bắc Giang (1887-1913), làm cho kẻ thù thất điên bát đảo. Rồi khởi nghĩa của Trịnh Văn Cấn ở Thái Nguyên, của Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu... khởi xướng ở Yên Bái. 
 
 Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ do kẻ thù gây nên, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta sau đó vẫn tiếp tục sôi nổi, từ phong trào Đông Du, vận động cứu nước của Phan Bội Châu và phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, đến các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em trên mọi miền đất nước... 
 
 Các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đó đều bị dìm trong biển máu, song nhân dân ta, dân tộc ta quyết không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Truyền thống dựng nước và giữ nước không ngừng được phát huy và tô thắm thêm, đã góp phần vào việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương về sau này. 
 
 Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng lao động Việt Nam (2-1951) Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"(1). Chính nhờ kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của triết học và văn hóa phương Đông và phương Tây mà Nguyễn ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã ra đi tìm đường cứu nước (1911) và đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920). Con đường cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường cứu nước bắt đúng xu thế của lịch sử, nhờ đó Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh của dân tộc và của thời đại. 
 
 Ngay sau khi ra đời (1930), Đảng ta đã tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng lực lượng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Qua các phong trào 1930-1931, 1936-1939, Đảng ta đã tập hợp quần chúng, tôi luyện họ trong cuộc đấu tranh cách mạng, phát triển lực lượng mọi mặt của nhân dân ta, chuẩn bị đón thời cơ giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. 
 
 Với đường lối chiến lược đúng đắn, với những chính sách kịp thời và linh hoạt, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã thành công. Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình ở một nước thuộc địa nửa phong kiến do giai cấp công nhân lãnh đạo. Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối phát huy truyền thống dân tộc với sức mạnh của thời đại, tài tình tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
 
 Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Người trịnh trọng tuyên bố: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa". 
 
 "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". 
 
 Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể quân chủ và chế độ thực dân áp bức. Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hòa. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc sau bản Tuyên ngôn độc lập thời Lý và Bình Ngô đại cáo thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi. 
 
 Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước trong thời kỳ từ cách mạng tháng Tám thành công đến nay 
 
 Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta chưa có thời gian để tổ chức và củng cố lực lượng thì tai họa đã dồn dập kéo đến. ở miền Bắc, 18 vạn quân Tưởng (Trung Quốc) kéo vào mượn cớ tước vũ khí quân Nhật, kỳ thật là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyền cách mạng, giúp bọn phản động tay sai như "Việt Nam quốc dân Đảng", "Việt Nam cách mệnh đồng minh hội"... lên nắm chính quyền. ở miền Nam, được quân Anh che chở, quân Pháp quay trở lại đánh chiếm nước ta một lần nữa. 
 
 Trong khi đó, đất nước vừa trải qua nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra vào đầu năm 1945. Nạn lụt lội cũng vừa xẩy ra ở miền Bắc; kinh tế, tài chính nước ta kiệt quệ. Đất nước còn bị bao vây bốn phía. 
 
 Hơn lúc nào hết, lúc này dựng nước và giữ nước phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân; phát động chiến dịch tăng gia sản xuất chống giặc đói, xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt; củng cố lực lượng vũ trang chống giặc ngoại xâm. 
 
 Về đối ngoại, chính quyền cách mạng vận dụng chính sách, sách lược khôn khéo, mềm dẻo, thêm bạn bớt thù, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Chính nhờ đó mà đất nước có thể vượt được thời kỳ cực kỳ khó khăn "ngàn cân treo sợi tóc", chuẩn bị lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xẩy ra. 
 
 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy đánh giặc cứu nước trong chín năm kháng chiến trường kỳ với hàng trăm trận đánh, nhân dân ta đã đẩy kẻ địch từ thế mạnh với âm mưu đánh nhanh, sang thế yếu buộc phải đánh lâu dài với ta và cuối cùng đã thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ (1954). Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi. 
 
 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954), Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng nhà nước dân chủ tiến bộ, dần dần xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến; hoàn thiện từng bước nhà nước của dân, do dân và vì dân bằng cách phát huy hiệu lực của Hiến pháp 1946; xây dựng dần đời sống kinh tế văn hóa, phát triển khoa học kỹ thuật, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho một xã hội tiến bộ. 
 
 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đưa bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, thay chân thực dân Pháp về miền Nam lập ra chính phủ tay sai, rồi chính thức xâm lược nước ta. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước bất khuất, đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và bè lũ tay sai. 
 
 Sức mạnh Việt Nam là kết quả tổng hợp của sự hy sinh phấn đấu trực tiếp của đồng bào miền Nam, cộng với sự hy sinh phấn đấu của nhân dân miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện mọi mặt cho cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam. Dưới ngọn cờ của Đảng hơn bao giờ hết truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc từng bước được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử nay càng được phát huy mạnh mẽ, phong phú và sáng tạo, đã lập được những kỳ tích vĩ đại, vẻ vang vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Từ phong trào Đồng Khởi Bến Tre, chiến thắng ấp Bắc, qua chiến thắng Vạn Tường, chiến thắng hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967, chiến thắng Mậu Thân 1968, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không Truyền thống dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử - nước Văn Lang - Âu Lạc (3000 - 179 TCN) 

 
 Trở về thời đại các vua Hùng dựng nước, ngày nay còn tìm thấy các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... (có niên đại xa nhất cách đây 4000-3500 năm), rất nhiều công cụ bằng đồng, cùng những vũ khí thô sơ để tự vệ: lưỡi cày, lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và những mảnh giáp che thân bằng đồng... 
 
 Sự phát triển của đồ đồng đã chấm dứt thời kỳ tồn tại hàng vạn năm của công xã nguyên thủy trước đó, thời kỳ mà con người sống hoàn toàn còn phụ thuộc vào tự nhiên để đi vào thời kỳ mới: thời kỳ con người bắt đầu có ý thức với cuộc sống, với cộng đồng, với sản xuất. Việc con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết dùng súc vật để kéo cày, biết làm lúa nước, làm thủy lợi, cùng với việc xuất hiện một số ngành nghề mới (thủ công, trồng dâu nuôi tằm, luyện đồng, rèn sắt...) đã tạo ra tiền đề ổn định cộng đồng, nhờ đó cũng kéo theo cả sự phát triển của văn hóa... 
 
 Có thể nói sức mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, với cơ sở cộng đồng đoàn kết, quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, đã tạo cho cộng đồng người Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên trong suốt quá trình lịch sử. 
 
 Lược bỏ màu sắc thần thoại, Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh là thiên anh hùng ca về cuộc chiến đấu của cư dân Việt với lũ lụt, giành lấy những mảnh đất màu mỡ ven sông để sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Người Việt biết trồng lúa nước vào loại sớm nhất thế giới, đến thời Hùng Vương thì nghề này đã đạt đến trình độ khá cao. Nghề trồng lúa, trồng dâu chăn tằm, chăn nuôi gia súc ngày càng phát triển thì thủ công nghiệp cũng phát triển theo (nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc, nghề luyện kim đồng thau, khai mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ chì, nấu quặng...). Giao thông vận tải phát triển, giao lưu kinh tế văn hóa trong cư dân Việt Nam cũng đạt trình độ phát triển khá. Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức. Đồ đồng Đông Sơn thấy cả ở miền xuôi và miền núi. Từ Việt Nam, trống đồng được truyền lên phía Bắc, tới đất Điền (Vân Nam), đất Thục (Tứ Xuyên), và đưa xuống phía Nam, tới Malaixia, tới đất nước đảo Dừa (Inđônêxia). Một số lượng cực kỳ lớn và phong phú các loại vũ khí bằng đồng thau được tìm thấy trong các di chỉ văn hóa. Tất cả những điều đó đã nói lên rằng trong thời kỳ này, chẳng những sản xuất phát triển, mà chiến tranh cũng đã xẩy ra thường xuyên. Vì vậy việc dựng nước và giữ nước nhất thiết phải gắn bó với nhau. Trên cơ sở một nền kinh tế văn hóa phát triển, các vua Hùng và cư dân Việt đã nhiều lần chiến thắng các cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược, mà truyền thuyết gọi là giặc "Man", giặc "Mũi đỏ", giặc "Ân". 
 
 Cậu bé làng Gióng ba năm nằm trên chõng chẳng nói, chẳng cười, nhưng vừa nghe tiếng mõ rao cầu hiền tài đi đánh giặc ngoại xâm thì đã vụt lớn như thổi, ăn hết bẩy nong cơm, với mấy vại cà, rồi lên đường ra trận. Theo Ông Gióng ra trận còn có người dân cày đang cầm vồ đập đất, người câu cá, người đi săn, đoàn trẻ chăn trâu..., nghĩa là ông Gióng cùng toàn dân ra trận. 
 
 Câu truyện Thánh Gióng biểu hiện tinh thần chiến đấu bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân cư Việt thời cổ, người anh hùng làng Gióng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam thời thơ ấu, sớm trưởng thành trong gian lao, trước nạn lớn của dân tộc. Đất nước ta, nhân dân ta, như cậu bé làng Gióng, mới ra đời thì hai vai đã nặng trĩu hai nhiệm vụ dựng nước và đánh giặc để giữ nước. Cộng đồng người Việt ngay từ đầu đã cố kết lại trong tư thế vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Đó là hai mặt cơ bản nhất trong nội dung của đời sống xã hội cư dân Việt kể từ ngày lập quốc. 
 
 Nước Văn Lang bước vào thế kỷ III trước công nguyên là thời kỳ những đời cuối cùng của thời đại Hùng Vương. Đây là lúc sản xuất và văn hóa đang trên đà phát triển. Đồ đồng thau phát triển cực thịnh tạo điều kiện quá độ sang thời kỳ đồ sắt. Nông nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển hơn trước. Diện tích đất đai được khai phá mở rộng ở miền núi và trung du, đồng bằng, dân số đông thêm. Trung tâm văn hóa và kinh tế có xu thế dời từ vùng trung du xuống miền đồng bằng. Đó cũng là lúc mà phương Bắc đang có những biến đổi lớn. Thời Chiến quốc kết thúc, nhà Tần thống nhất Trung Quốc (221 trước công nguyên). Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế với tư tưởng "bình thiên hạ" và chủ nghĩa bành trướng bắt đầu được đẩy mạnh. Nhà Tần liên tục phát quân xâm lược phương Nam. 
 
 Đối với đất Việt phương Nam thời đó, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước là một nhu cầu cấp bách. Trên cơ sở nền kinh tế đã phát triển hơn và trước nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, xuất hiện nhu cầu hợp nhất những bộ tộc gần nhau về địa vực, huyết thống, trình độ phát triển kinh tế và văn hóa. Đó là cơ sở dẫn tới sự hợp nhất giữa hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt và sự ra đời nước Âu Lạc vững mạnh hơn. 
 
 An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống miền Cổ Loa. Việc dời đô từ vùng trung du xuống đồng bằng là một biểu hiện của nhu cầu phát triển đất nước lớn mạnh. Với việc sử dụng công cụ sản xuất bằng kim loại, miền đồng bằng đã được khai thác nhiều hơn. Với việc lập đô ở Cổ Loa, miền đồng bằng của đất nước, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hóa, cư dân Âu Lạc tỏ rõ ý chí mạnh mẽ, tự tin vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hai thành phần cư dân Lạc Việt và Âu Việt hợp nhất, miền xuôi và miền núi nối liền. Sự thống nhất đó làm cho nước Âu Lạc mạnh lên. Đó là một quốc gia kế tục và phát triển trên một trình độ cao hơn nước Văn Lang, trên cơ sở nền kinh tế và văn hóa phát triển thêm một bước. Nền văn hóa Đông Sơn càng tỏ rõ sức sống mãnh liệt, độc đáo, lan tỏa ảnh hưởng của nó đến nhiều vùng ở Đông Nam á. Thủ công nghiệp có những tiến bộ hơn, trước hết là nghề luyện kim. Trên cơ sở kỹ thuật đồ đồng thau phát triển, người Âu Lạc đã nắm được kỹ thuật rèn sắt. Một bước tiến mới của Âu Lạc trong kỹ thuật quốc phòng, người Âu Lạc đã chế tạo được loại nỏ bắn nhiều phát một lần, với mũi tên bằng đồng có ba cạnh sắc. Thành Cổ Loa được xây dựng. Đây là công trình huy động hàng vạn nhân công xây dựng thành chiến luỹ chống xâm lược. Với thành Cổ Loa và nỏ máy, cư dân Âu Lạc thể hiện rõ tài năng sáng tạo của mình. Nhà Tần và sau đó Triệu Đà hàng chục năm liền đưa quân đánh phá Âu Lạc, song An Dương Vương cùng cư dân Âu Lạc đã nhiều lần kháng chiến thắng lợi. Sự thất bại của đội quân xâm lược nhà Tần và những đợt xâm lược đầu tiên của Triệu Đà chứng tỏ tinh thần đoàn kết, ý thức tự chủ của cư dân Âu Lạc đã phát triển trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Nhưng cũng chính thời kỳ này lịch sử đã để lại cho hậu thế một tấn bi kịch: mất nước để rồi con cháu Lạc Hồng phải chịu sống dưới ách nô lệ trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc. 
 
 Kẻ địch xâm lược hùng mạnh không thể thắng ta về mặt quân sự, nhưng chúng không từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta. Thất bại về quân sự, chúng chuyển sang chiến lược giả vờ cầu hòa, dùng gián điệp phá ta từ bên trong. Triệu Đà cử con là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, lấy công chúa Mỵ Châu, ở rể tại thành Cổ Loa, để dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước báo cho Triệu Đà. Do chủ quan, mất cảnh giác, Thục An Dương Vương và Mỵ Châu nhẹ dạ cả tin, mắc mưu kẻ địch. Kết hợp dùng quân sự và dùng gián điệp, Triệu Đà đã thôn tính được Âu Lạc vào năm 179 trước công nguyên. An Dương Vương thua trận phải tự tử. Nước ta bị mất độc lập tự do. 
 
 Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ, tiến tới xây dựng quốc gia phong kiến độc lập (từ cuối thế kỷ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ X) 
 
 Triệu Đà sáp nhật đất Âu lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán chiếm được Nam Việt, đổi vùng đất Âu lạc thành Giao Châu có 7 quận với chức quan đầu châu là thứ sử, đầu quận là thái thú. Đế chế Hán áp đặt ách thống trị và bóc lột tàn bạo, nặng nề lên dân Âu Lạc. Đặc biệt nguy hiểm là chủ trương Hán hóa dân Việt và biến đất Việt thành đất Hán. Song các cư dân Việt không chịu khuất phục. Từ đây cho đến đầu thế kỷ X, mặc dầu tương quan lực lượng rất chênh lệch, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành quyền tự chủ của dân tộc. 
 
 Trước hết, nhân dân ta phải đấu tranh với kẻ thống trị để giữ vững bản sắc văn hóa, để giữ gìn tiếng nói, phong tục tập quán của mình, đồng thời tranh thủ tiếp thụ những yếu tố tiến bộ, hợp lý của văn hóa Hán nhằm hoàn thiện và nâng cao nền văn hóa, văn minh của người Việt, củng cố tinh thần tự lực tự cường, tăng thêm ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ. Đây là giá trị to lớn nhất của sự nghiệp chuẩn bị cho công cuộc dựng nước sau khi giành được quyền tự chủ. Chẳng những thế, nhân dân lao động không ngừng cố gắng, bền bỉ phát triển sản xuất. Lực lượng sản xuất của dân ta ngày càng phát triển trong điều kiện thống trị của phong kiến phương Bắc. Trong nông nghiệp do phát hiện ra sắt, nghề rèn sắt thành công cụ sản xuất phát triển; kỹ thuật nông nghiệp tiến bộ, đã sử dụng trâu bò cày kéo. Các hệ thống đê điều ngăn lũ lụt, các sông đào, mương ngòi được tu sửa... Các cây trồng và vật nuôi ngày một phong phú. Trong thủ công nghiệp, các nghề khai mỏ vàng, đúc đồng, rèn sắt, trồng dâu nuôi tằm cũng phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ phát triển. Các tầng lớp, giai cấp xuất hiện trong đó có tầng lớp giai cấp phong kiến quý tộc Việt Nam dần dần tiêu biểu cho lực lượng phát triển xã hội, tập hợp lực lượng nhân dân Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập tự chủ, thoát khỏi sự thống trị của phương Bắc. 
 
 Trên cơ sở đó, nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh, xác lập dần nền tự chủ. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng có tính chất quần chúng rộng rãi, giành được thắng lợi trong cả nước với 65 huyện thành. Hai Bà Trưng và nhân dân ta giữ vững quyền tự chủ trong 3 năm. Tiếp đó là những cuộc khởi nghĩa lớn như: của Lương Long (178-181); của Triệu Thị Trinh (248); của Lý Bí với sự thành lập nước Vạn Xuân (544); của Triệu Quang Phục (546-550); của Mai Thúc Loan (722); của Phùng Hưng (766-791); của Dương Thanh (819-820)... Nhân dân ta đã trưởng thành trong cuộc đấu tranh để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa Hán nhằm phát triển sức mạnh của cộng đồng. Chính các cuộc nổi dậy ấy chuẩn bị tiền đề vật chất và tinh thần cho công cuộc giành lại quyền tự chủ hoàn toàn vào đầu thế kỷ X. Năm 906, Khúc Thừa Dụ, nhân chính quyền nhà Đường suy yếu, đã đứng lên cùng nhân dân giành được quyền tự chủ. Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước, kéo dài trên một ngàn năm. Một thời kỳ độc lập, xây dựng đất nước vững mạnh bắt đầu. 
 
 Sở dĩ một quốc gia bị nước ngoài thống trị và âm mưu đồng hóa trên một ngàn năm đã vùng lên và giành lại được quyền tự chủ đó chính là nhờ có ý chí độc lập tự do của cư dân người Việt sớm được khẳng định trên cơ sở những thành tựu vật chất và tinh thần ngày càng phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước trước đó. ý chí đó ngày càng được bồi đắp vững chắc và phát triển trong quá trình bị nô dịch. Truyền thống dựng nước và giữ nước thấm sâu trong nhân dân như mạch nước ngầm trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con người, từ mỗi làng xóm, lặng lẽ đổ vào biển cả tạo thành truyền thống của cả cộng đồng người Việt. Truyền thống đó lại được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa, văn minh của người Việt định hình và phát triển trong thời kỳ Văn Lang - Âu lạc. Trong sự cọ sát với nền văn hóa Hán, nền văn hóa Đông Sơn chẳng những không bị mai một mà lại được bổ sung, làm phong phú bởi biết tiếp thu cái hay, cái tiến bộ, cái hợp lý của nền văn hóa bên ngoài nhằm tăng sức mạnh, hun đúc sức sống mãnh liệt của cộng đồng người Việt. Đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng để đất nước vươn lên giữ vững nền tự chủ, dựng nước thịnh trị trong thời kỳ văn hóa - văn minh Đại Việt về sau này. 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước trong thời kỳ phong kiến tập quyền thịnh trị của dân tộc (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) 
 
 Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, tự xưng vương, lập nên nước độc lập ngang hàng với phương Bắc. Cổ Loa (kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương) được chọn lại làm kinh đô. Điều đó càng chứng tỏ ý chí lưu giữ truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của tổ tiên ta. 
 
 Nhưng sự nghiệp củng cố nền độc lập và thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển từ sau Ngô Quyền vẫn ở trong tình trạng bị ngoại xâm đe dọa. Trong thư gửi Đinh Toàn (con nối ngôi Đinh Tiên Hoàng), vua Tống đã nói rõ việc "lấy lại Giao Châu bị mất" vì cuối đời Đường "nhiều khó khăn chưa kịp khu xử". Đất nước ta lại bị đe dọa. Đã vậy Đinh Toàn lại còn nhỏ. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã biết đặt quyền lợi quốc gia, quyền lợi cộng đồng lên trên quyền lợi dòng họ, trao ngôi vua cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, vì mục đích giữ vững và bảo toàn chủ quyền quốc gia. 
 
 Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo hùng hổ kéo vào nước ta. Theo gương Ngô Quyền lúc trước, quân dân ta đã đóng cọc trên sông Bạch Đằng và mai phục đường bộ. Cuối mùa xuân 981, quân xâm lược Tống bị đại bại. Lại một lần nữa truyền thống giữ nước được phát huy. 
 
 Sau nhà Đinh, nhà Tiền Lê đánh giặc giữ nước, phát huy truyền thống của cha ông, rồi đến nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ vùng núi non hiểm trở (Ninh Bình) địa thế chật hẹp ở Hoa Lư về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long. Điều này chứng tỏ thế mới của một quốc gia độc lập mà Lý Công Uẩn đã nêu trong Chiếu dời đô: "Đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu mai sau". 
 
 Nhà Lý bắt tay vào xây dựng đất nước với quy mô lớn. Năm 1042, Lý Thái Tông cho ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta: Bộ Hình thư. Năm 1054, nhà Lý đặt tên nước là Đại Việt. Năm 1070 lập Quốc Tử Giám, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên chọn nhân tài. Từ đây là thời kỳ củng cố nền độc lập, vừa chống giặc ngoại xâm, vừa xây dựng đất nước thành một nhà nước phong kiến tập quyền ngày càng vững mạnh, thời kỳ phát triển của dân tộc Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự... Thời kỳ văn hóa văn minh Đại Việt bắt đầu. 
 
 Sự kết hợp chặt chẽ giữa dựng nước và giữ nước được thể hiện trong nhiều chủ trương của nhà Lý. Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi quân lính ở nhà nông) nhằm vừa đảm bảo yêu cầu quốc phòng, vừa duy trì lực lượng lao động cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng đất nước. Chế độ đăng ký quân dịch và ngụ binh ư nông cho phép nhà Lý khắc phục được điều kiện dân số ít, mà vẫn có lực lượng quân sự hùng hậu có thể huy động nhanh chóng khi có giặc ngoại xâm. Dựng nước kết hợp với giữ nước đã thấm sâu trong ý thức cảnh giác đề phòng của nhà Lý. Biết rõ nhà Tống chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta, nhà Lý thường xuyên theo dõi chặt chẽ âm mưu của chúng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống với một tinh thần chủ động, trong đó chính sách đại đoàn kết dân tộc đã được vận dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả. Biết nhà Tống chuẩn bị lương thảo, khí giới, quân lính để xâm lược Việt Nam, Lý Thường Kiệt chủ trương "ngồi đợi giặc không bằng đem quân ra trước để ngăn chặn mũi nhọn của giặc"(1) và đưa 110 vạn quân thủy bộ bất ngờ tấn công thành Ung Châu, chặn mũi nhọn của giặc. 
 
 Sau khi hạ được thành, quân ta rút hết về nước và dốc sức vào chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược mới của nhà Tống mà Lý Thường Kiệt biết là không thể nào tránh được. Sau hai lần tiến công hùng hổ sang nước ta, đạo quân Quách Quỳ đã bị thất bại. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt đã trở thành nét son trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Từ đó và mãi 200 năm sau, "Thiên triều" không dám đụng đến bờ cõi nước ta. Và năm 1164, không thể khác được, nhà Tống phải công nhận cả trên danh nghĩa lẫn thực tế mối quan hệ bang giao với nước ta và thừa nhận nước ta là nước độc lập (An Nam Quốc), trước đây chúng chỉ gọi là quận Giao Chỉ. Nhà Lý đã có chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn, tranh thủ các tù trưởng thuộc các sắc tộc phía bắc và đông bắc, có chính sách củng cố phên giậu nước ta, làm thất bại âm mưu liên kết của nhà Tống với vương quốc Chămpa trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Tư tưởng chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta, của dân tộc ta thể hiện rõ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc: 
 
 "Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
 
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, 
 
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 
 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". 
 
 Tạm dịch: 
 
 "Sông núi nước Nam, Nam đế ở 
 
 Rành rành định phận tại sách trời 
 
 Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm 
 
 Kết cục rành rành: chuốc bại nhơ! 
 
 Trong bài thơ này, nhận thức về nền độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc ta được khẳng định và tuyên bố công khai. Đó là sự khẳng định về ý thức dân tộc, ý chí của dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc mà bao thế hệ đã hy sinh xương máu và đấu tranh bền bỉ mới tạo lập được. 
 
 Vào những năm cuối đời Lý, nền kinh tế của nước nhà sa sút, đời sống nhân dân xuống thấp. Nhà Trần thay thế nhà Lý. Trong đời Trần, do những cải cách của Trần Thủ Độ, sức sản xuất được khôi phục nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Việc kết hợp dựng nước và giữ nước lại có những thành công lớn. Những cuộc khẩn hoang và công trình thủy lợi mới được mở mang, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển hơn. Công thương nghiệp cũng có những bước tiến mới, nhiều làng nghề, phường thủ công, chợ và phố xá buôn bán tấp nập. Các đường giao thông thủy bộ, thương cảng được sửa sang, mở rộng thêm. Những tiến bộ mới trong phát triển kinh tế của đất nước đã nâng cao thêm đời sống của nhân dân, góp phần củng cố quốc phòng. ý thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn nền độc lập dân tộc ngày một củng cố thêm trên cơ sở chính sách đại đoàn kết toàn dân cùng dựng nước và giữ nước. Đúng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tổng kết: "Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức", và "khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước". 
 
 Dưới thời Trần, ba lần quân Nguyên - Mông sang xâm lược. Kẻ thù đã từng khua vó ngựa từ Đông sang Tây, từ á sang Âu, đánh đâu được đấy nhưng xâm lược Đại Việt thì cả ba lần đều bị đánh bại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã được ghi vào trang sử vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc như những chiến công hiển hách. Từ đó đất nước được thanh bình, nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển... Song, từ giữa thế kỷ XIV, triều Trần lún sâu vào con đường ăn chơi vô độ, lòng dân phân tán. Trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, nhiều mặt đòi hỏi phải cải cách, phải thay đổi, nhưng nhà Trần đã tỏ ra bất lực. Trong khi đó nhà Minh lại có ý đồ xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ năm 1400 để thay thế nhà Trần. Sau khi xưng đế, ông có chú trọng đến việc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiều cải cách trong đời sống xã hội... ra sức chuẩn bị lực lượng để chống nguy cơ xâm lược của nhà Minh. 
 
 Nhưng đến cuối năm 1406, khi nhà Minh xâm lược nước ta, trong khi tiến hành chiến tranh, nhà Hồ chỉ trông cậy vào quân đội thường trực và các tuyến phòng thủ cố định. Họ đã không phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, không kế thừa và phát huy được truyền thống chống ngoại xâm hết sức oanh liệt của dân tộc cùng với những kinh nghiệm vô cùng phong phú sáng tạo trong nghệ thuật quân sự dân tộc. Hơn nữa, cuộc cải cách xã hội của họ Hồ mới bắt đầu đã bị chiến tranh cản trở, thời gian chưa đủ để những thành quả bước đầu của sự nghiệp đổi mới của Hồ Quý Ly trở thành hiện thực. Do vậy, nhà Hồ nhanh chóng thất bại và thất bại này đưa đến thảm họa mất nước sau hơn 5 thế kỷ giành và giữ vững nền độc lập. 
 
 Song lòng tự tin dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam không bao giờ mất. Truyền thống dựng nước và giữ nước đã tạo nên sức sống mãnh liệt trong nhân dân, và mùa xuân 1418, Lê Lợi người tiêu biểu cho ý chí đó của nhân dân đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước. Sau những năm tháng chiến đấu hy sinh của cả dân tộc, các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang đã ghi vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta những trang vàng chói lọi. 
 
 Thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV lại một lần nữa chứng minh tinh thần quật khởi, sức sống mãnh liệt và năng lực sáng tạo phi thường của dân tộc ta. "Bình Ngô đại cáo", bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc lại dõng dạc vang lên: 
 
 "Như nước Đại Việt ta từ trước, 
 
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. 
 
 Cõi bờ sông núi đã riêng, 
 
 Phong tục Bắc Nam cũng khác. 
 
 Trải Đinh, Lê, Lý, Trần nối đời dựng nước 
 
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương, 
 
 Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 
 
 Mà hào kiệt không bao giờ thiếu". 
 
 (Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo) 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước từ thế kỷ XV đến cách mạng tháng Tám thành công (tháng 8-1945) 
 
 1. Từ thế kỷ XV đến trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858) 
 
 Vào khoảng nửa sau thế kỷ XV, chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào thời Lê Thánh Tông. Sự phát triển ấy có mặt tích cực là đã khẳng định và củng cố những thành quả của sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. 
 
 Bộ máy hành chính các cấp được cải tổ theo hướng tăng cường sự chi phối của triều đình và hạn chế quyền lực của địa phương, nhằm phát triển chế độ trung ương tập quyền. Năm 1483, bộ luật Hồng Đức ra đời. 
 
 Về kinh tế, bộ luật Hồng Đức bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất tư, nhờ đó từ thế kỷ XV, bộ phận ruộng đất tư đã phát triển mạnh mẽ, chế độ điền trang thái ấp dần dần bị thủ tiêu, ruộng công bị co hẹp. Bộ luật Hồng Đức khuyến khích khai hoang, tăng vụ, do vậy chế độ đồn điền ra đời... Đến thời kỳ nhà Nguyễn thì chính sách khai hoang và chính sách ruộng đất tiến bộ đã tạo được những vùng đất mới và xóm làng mới. Diện tích ruộng đất canh tác của quốc gia mở rộng nhất từ trước tới lúc bấy giờ. 
 
 Tuy vậy, sang thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam trong giai đoạn suy vong đã để đất nước tụt hậu rất xa so với thế giới. Những xu hướng cải cách và những đề án canh tân đất nước bị vua tôi nhà Nguyễn bác bỏ. Đất nước chìm đắm trong các mối quan hệ xã hội phong kiến trì trệ, hủ lậu, thối nát. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mất nước khi chủ nghĩa thực dân xâm lược. 
 
 Về văn hóa, trong thời kỳ này nền văn học phát triển rực rỡ với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Nôm, chữ Hán, có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, Truyện Kiều,...) đặc biệt là dân ca, hò vè,... của quần chúng nhân dân. Các làn điệu chèo, tuồng ả đào, trống quân... cũng phát triển phong phú. Các công trình sử học, y học, dược học, địa lý với những tác giả nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác,... xuất hiện. Một nền văn hóa gắn liền với cuộc đấu tranh của quần chúng, mang tính chiến đấu sắc bén, có nội dung xã hội tiến bộ, đậm đà phong cách dân gian đã được xây dựng. 
 
 Mặc dù về mặt chính sự quốc gia, giai đoạn này đầy biến động, song những thành quả trong sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa đạt được đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của dân tộc và tạo nên tiền đề để dân tộc giữ được cốt cách của mình, vượt được những thăng trầm, thử thách về sau. Trở lại lịch sử, chúng ta nhớ rằng đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu, các cuộc thoán đoạt, tranh giành giữa các phe nhóm phong kiến nổ ra. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cầm đầu một thế lực phong kiến đã phế truất vua Lê, lập ra triều Mạc. Không thuần phục nhà Mạc, dưới danh nghĩa khôi phục triều đại chính thống, nhiều thế lực phong kiến đã nổi lên. Nguyễn Kim (một viên tướng cũ của nhà Lê) đã tôn phò một tôn thất nhà Lê lập ra một chính quyền riêng là triều Lê Trung Hưng, chiếm giữ Thanh Hóa. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, quyền hành rơi vào tay Trịnh Kiểm. Ngoài Bắc do họ Mạc thống trị (Bắc triều), từ Thanh - Nghệ trở vào họ Trịnh thống trị (Nam Triều). Năm 1592 Nam triều thắng Bắc triều, chiếm được Thăng Long. Ngay khi Nam - Bắc triều còn tranh giành quyền lực thì xuất hiện một cơ sở cát cứ mới do Nguyễn Hoàng chiếm giữ ở vùng Thuận Hóa (1558). Cuộc chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài với 7 lần vũ trang tấn công nhau đã kéo dài từ 1627 đến 1672. Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài đã không phân thắng bại, kết cục sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước. 
 
 Mục tiêu độc lập dân tộc không tách rời với thống nhất đất nước cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Yêu cầu thống nhất quốc gia trở nên vô cùng bức xúc, phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ mãnh liệt ở Bình Định (1771). Sau khi dẹp xong thế lực cát cứ họ Nguyễn Đàng Trong (1783), nghĩa quân Tây Sơn đã vươn lên làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất quốc gia. Thất bại thảm hại, Nguyễn ánh rước quân Xiêm vào giày mả tổ. Nghĩa quân Tây Sơn với truyền thống giữ nước oanh liệt đã lập nên chiến công ở Rạch Gầm - Xoài Mút, đuổi 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Năm 1788, tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống đã "cõng rắn cắn gà nhà" rước 20 vạn quân Thanh vào xâm lược nước ta. ý chí độc lập dân tộc và truyền thống chống giặc giữ nước thôi thúc, nghĩa quân Tây Sơn lại "thần tốc" tiến công ra Bắc lập nên những chiến công ở Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Gò Đống Đa với sức mạnh kỳ diệu, quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Đây là một trong những chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Truyền thống giữ nước Việt Nam một lần nữa được viết tiếp một trang oai hùng mới. 
 
 Sau khi đại phá quân Thanh, Tây Sơn thống nhất quốc gia, những tiền đề quan trọng nhất cho việc thiết lập một quốc gia độc lập tự chủ, thống nhất và hùng mạnh được hình thành. Quang Trung có đề ra một số chính sách tích cực. Nhưng đáng tiếc ông mất sớm, và sau đó đến thời kỳ Quang Toản thì cuộc đấu tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn đã chuyển hóa, có lợi cho tập đoàn Nguyễn Ánh. Kết quả là Nguyễn Ánh đã lên ngôi Hoàng đế và triều Nguyễn thành lập (1802). 
 
 Triều Nguyễn xuất hiện có những mặt hạn chế của nó phải phê phán, song cũng có những mặt tích cực cần được khẳng định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của lịch sử, nhà Nguyễn ngày càng trở nên bất cập, thậm chí nhà Nguyễn lại không chấp nhận xu hướng cải cách và những đề án của Đặng Huy Trứ, của Nguyễn Lộ Trạch, của Nguyễn Trường Tộ..., những đề án canh tân đất nước rất có hệ thống và tiến bộ. Lúc ấy muốn giữ nước, giữ vững nền độc lập thì phải cải cách, đổi mới đất nước và mở rộng giao lưu với bên ngoài, khép kín là tự sát. Song nhà Nguyễn lại không chấp nhận cải cách ở bên trong, bế quan tỏa cảng với bên ngoài, làm hủy hoại các tiềm lực bên trong, dẫn tới trì trệ, khủng hoảng, không bắt nhập được xu thế tiến bộ của thời cuộc, và vì vậy không có đủ sức mạnh để giữ vững nền độc lập. 
 
 2. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 
 
 Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau những cuộc chiến đấu rời rạc, yếu kém, thiếu tự tin, bọn phản động trong giới cầm quyền nhà Nguyễn đã vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, lần lượt ký những điều ước, hòa ước đầu hàng, rồi cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp. Nhân dân ta lại bị chủ nghĩa thực dân Pháp nô dịch. 
 
 Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến khi giới cầm quyền phản động nhà Nguyễn đầu hàng, với truyền thống yêu nước, rất nhiều lực lượng gồm các văn thân, sĩ phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân đã lần lượt đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. 
 
 Đây là một chặng đường đầy gian nan của dân tộc. Lực lượng chủ yếu của dân tộc lúc bấy giờ là giai cấp nông dân bị mòn mỏi và kiệt quệ bởi các cuộc chiến tranh liên miên từ thời Nam - Bắc triều, rồi Đàng Trong - Đàng Ngoài, bởi chính sách bóc lột kinh tế, đàn áp xã hội của nhà Nguyễn. Trong khi đó thì kẻ thù lại là một lực lượng mạnh thuộc một phương thức sản xuất cao hơn hẳn phương thức sản xuất phong kiến Việt Nam đương thời, và giới cầm quyền thống trị nhanh chóng vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, đầu hàng Pháp. Trong hoàn cảnh đó, các lực lượng chống Pháp trên cơ sở một tinh thần yêu nước mãnh liệt đã tự mình chiến đấu rất kiên cường, song cuối cùng các cuộc đấu tranh đều bị nhấn chìm trong bể máu. Song truyền thống yêu nước của dân tộc mà họ tiếp nối vẫn mãi mãi sống động, sự kiên cường dũng cảm của các anh hùng nghĩa sĩ mãi mãi lưu truyền. 
 
 Các cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công; của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, Hà Tiên; rồi đến phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết; khởi nghĩa Ba Đình ở Thanh Hóa; khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên; khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng... nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp. 
 
 Bước vào những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang dưới sự chỉ huy của các văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp đã thất bại. Nhưng kẻ trước ngã xuống đã có người sau nối bước. Hoàng Hoa Thám cầm đầu cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế - Bắc Giang (1887-1913), làm cho kẻ thù thất điên bát đảo. Rồi khởi nghĩa của Trịnh Văn Cấn ở Thái Nguyên, của Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu... khởi xướng ở Yên Bái. 
 
 Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ do kẻ thù gây nên, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta sau đó vẫn tiếp tục sôi nổi, từ phong trào Đông Du, vận động cứu nước của Phan Bội Châu và phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, đến các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em trên mọi miền đất nước... 
 
 Các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đó đều bị dìm trong biển máu, song nhân dân ta, dân tộc ta quyết không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Truyền thống dựng nước và giữ nước không ngừng được phát huy và tô thắm thêm, đã góp phần vào việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương về sau này. 
 
 Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng lao động Việt Nam (2-1951) Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"(1). Chính nhờ kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của triết học và văn hóa phương Đông và phương Tây mà Nguyễn ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã ra đi tìm đường cứu nước (1911) và đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920). Con đường cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường cứu nước bắt đúng xu thế của lịch sử, nhờ đó Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh của dân tộc và của thời đại. 
 
 Ngay sau khi ra đời (1930), Đảng ta đã tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng lực lượng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Qua các phong trào 1930-1931, 1936-1939, Đảng ta đã tập hợp quần chúng, tôi luyện họ trong cuộc đấu tranh cách mạng, phát triển lực lượng mọi mặt của nhân dân ta, chuẩn bị đón thời cơ giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. 
 
 Với đường lối chiến lược đúng đắn, với những chính sách kịp thời và linh hoạt, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã thành công. Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình ở một nước thuộc địa nửa phong kiến do giai cấp công nhân lãnh đạo. Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối phát huy truyền thống dân tộc với sức mạnh của thời đại, tài tình tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
 
 Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Người trịnh trọng tuyên bố: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa". 
 
 "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". 
 
 Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể quân chủ và chế độ thực dân áp bức. Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hòa. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc sau bản Tuyên ngôn độc lập thời Lý và Bình Ngô đại cáo thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi. 
 
 Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước trong thời kỳ từ cách mạng tháng Tám thành công đến nay 
 
 Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta chưa có thời gian để tổ chức và củng cố lực lượng thì tai họa đã dồn dập kéo đến. ở miền Bắc, 18 vạn quân Tưởng (Trung Quốc) kéo vào mượn cớ tước vũ khí quân Nhật, kỳ thật là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyền cách mạng, giúp bọn phản động tay sai như "Việt Nam quốc dân Đảng", "Việt Nam cách mệnh đồng minh hội"... lên nắm chính quyền. ở miền Nam, được quân Anh che chở, quân Pháp quay trở lại đánh chiếm nước ta một lần nữa. 
 
 Trong khi đó, đất nước vừa trải qua nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra vào đầu năm 1945. Nạn lụt lội cũng vừa xẩy ra ở miền Bắc; kinh tế, tài chính nước ta kiệt quệ. Đất nước còn bị bao vây bốn phía. 
 
 Hơn lúc nào hết, lúc này dựng nước và giữ nước phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân; phát động chiến dịch tăng gia sản xuất chống giặc đói, xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt; củng cố lực lượng vũ trang chống giặc ngoại xâm. 
 
 Về đối ngoại, chính quyền cách mạng vận dụng chính sách, sách lược khôn khéo, mềm dẻo, thêm bạn bớt thù, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Chính nhờ đó mà đất nước có thể vượt được thời kỳ cực kỳ khó khăn "ngàn cân treo sợi tóc", chuẩn bị lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xẩy ra. 
 
 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy đánh giặc cứu nước trong chín năm kháng chiến trường kỳ với hàng trăm trận đánh, nhân dân ta đã đẩy kẻ địch từ thế mạnh với âm mưu đánh nhanh, sang thế yếu buộc phải đánh lâu dài với ta và cuối cùng đã thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ (1954). Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi. 
 
 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954), Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng nhà nước dân chủ tiến bộ, dần dần xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến; hoàn thiện từng bước nhà nước của dân, do dân và vì dân bằng cách phát huy hiệu lực của Hiến pháp 1946; xây dựng dần đời sống kinh tế văn hóa, phát triển khoa học kỹ thuật, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho một xã hội tiến bộ. 
 
 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đưa bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, thay chân thực dân Pháp về miền Nam lập ra chính phủ tay sai, rồi chính thức xâm lược nước ta. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước bất khuất, đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và bè lũ tay sai. 
 
 Sức mạnh Việt Nam là kết quả tổng hợp của sự hy sinh phấn đấu trực tiếp của đồng bào miền Nam, cộng với sự hy sinh phấn đấu của nhân dân miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện mọi mặt cho cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam. Dưới ngọn cờ của Đảng hơn bao giờ hết truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc từng bước được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử nay càng được phát huy mạnh mẽ, phong phú và sáng tạo, đã lập được những kỳ tích vĩ đại, vẻ vang vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Từ phong trào Đồng Khởi Bến Tre, chiến thắng ấp Bắc, qua chiến thắng Vạn Tường, chiến thắng hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967, chiến thắng Mậu Thân 1968, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 

Tình huống:1/ Tan trường , một số bạn nam vừa ra khỏi cổng trường đã bỏ áo ngoài quần , tháo khăn quàng, chạy xe đạp dàn hàng ngang , phóng nhanh vượt ẩu.a) Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn ấy?b) Nếu là em , em sẽ làm gì? hãy cho các bạn lời khuyên để các bạn biết tôn trọng kỉ luật2/ Hải sinh ra trong 1 gia đình giàu có và là con Một của gia ddihf nên được cha mẹ nuông chiều...
Đọc tiếp

Tình huống:

1/ Tan trường , một số bạn nam vừa ra khỏi cổng trường đã bỏ áo ngoài quần , tháo khăn quàng, chạy xe đạp dàn hàng ngang , phóng nhanh vượt ẩu.

a) Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn ấy?

b) Nếu là em , em sẽ làm gì? hãy cho các bạn lời khuyên để các bạn biết tôn trọng kỉ luật

2/ Hải sinh ra trong 1 gia đình giàu có và là con Một của gia ddihf nên được cha mẹ nuông chiều và thỏa mãn mọi điều kiện của Hải. Hải lê la ăn chơi , đua đòi , hút thuốc , rồi nghiện ngập ma túy

a) Theo em , ai là người có lõi trong việc này?

b) Nếu là Hải em nên xử sự như thế nào?

Tình huống:

1/ Tan trường , một số bạn nam vừa ra khỏi cổng trường đã bỏ áo ngoài quần , tháo khăn quàng, chạy xe đạp dàn hàng ngang , phóng nhanh vượt ẩu.

a) Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn ấy?

b) Nếu là em , em sẽ làm gì? hãy cho các bạn lời khuyên để các bạn biết tôn trọng kỉ luật

2/ Hải sinh ra trong 1 gia đình giàu có và là con Một của gia ddihf nên được cha mẹ nuông chiều và thỏa mãn mọi điều kiện của Hải. Hải lê la ăn chơi , đua đòi , hút thuốc , rồi nghiện ngập ma túy

a) Theo em , ai là người có lõi trong việc này?

b) Nếu là Hải em nên xử sự như thế nào?

0
22 tháng 9 2018

Mk bình chọn rồi đó nha nhưng lần sau bn ko nên đăng nhưng câu hỏi linh tinh nhá 

Hok tốt

.........

22 tháng 9 2018

mk đã bình chọn cho bạn rồi! hay lắm

Nhưng bạn nhớ lần sau đừng đăng những câu hỏi linh tinh như vậy nữa nhé!

kb nha 

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

2 tháng 1 2020

mk có học lớp 4 

2 tháng 1 2020

@Ash Creninja: Ko s đâu ak

Thưa các bạn mik viết để mọi người nhận xét chứ mik biết luật rồi mong mọi người kính đọc hi vong mọi người thấy hayTÊN BỈ ỔI TÔI SẼ GIẾT ANH(CHAP 1)-Thiên Kim,em có biết gì về việc Thiên Duyên mất tích không?  Thiên Kim tỏ ra 1 vẻ mặt lạnh lùng đứng nghịch bộ tóc đỏ  của mình,im lặng quay mặt đi không nói gì-Em trả lời tôi mau dù sao tôi cũng là hiệu trưởng của em,Thiên Du là...
Đọc tiếp

Thưa các bạn mik viết để mọi người nhận xét chứ mik biết luật rồi mong mọi người kính đọc hi vong mọi người thấy hay

TÊN BỈ ỔI TÔI SẼ GIẾT ANH(CHAP 1)

-Thiên Kim,em có biết gì về việc Thiên Duyên mất tích không?

  Thiên Kim tỏ ra 1 vẻ mặt lạnh lùng đứng nghịch bộ tóc đỏ  của mình,im lặng quay mặt đi không nói gì

-Em trả lời tôi mau dù sao tôi cũng là hiệu trưởng của em,Thiên Du là người ở cạnh em lúc chết mà chắc em cũng phải biết cô bé chết đều sẽ đổ lên đầu thầy chứ chuyến đi đó tôi biết là sẽ nguy hiểm.Đúng rồi tất cả là tại ba em ,tại ba em nhất quyết phải đi mà.

Ngay lặm tức Thiên Kim chen vào :

-Thầy không phải cái gì cũng phải đổ lên đầu các phụ huynh hay học sinh đâu

Ngay lúc đó Thiên Kim chạy đi luôn,lúc đó có 1 đứa con trai mở cửa thì cô bé va vào rồi ngã thế rồi lại chạy đi luôn.Cậu bé đó nhìn về phía hiệu trưởng hỏi:

-Có chuyện j thế thầy?

---------------------------------lần sau viết típ--------------------------

nhận xét vào nha

9
25 tháng 9 2018

bạn viết hay lắm

25 tháng 9 2018

ban viet ha ?

Hay nhi 

ban hoc lop may vay

tk minh nha