K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2021

Tham khảo!

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

24 tháng 12 2017

Chọn đáp án: D

17 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

  Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng  sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ  mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiểu. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để  bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.

 
21 tháng 2 2021

Tham khảo dàn ý nhé:

1. Mở bài

Giới thiệu chủ nghĩa nhân đạo qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) của Đặng Trần Côn - Bản dịch của Đoàn Thị Điểm

2. Thân bài

- Khái niệm giá trị nhân đạo.

- Giá trị nhân đạo trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trước hết được thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi nhớ mong của người con gái chờ chồng nơi phương xa.

 4 câu đầu: Sự mong ngóng, đợi chờ trong vô vọng của người chinh phụCâu 5 đến câu 8: Nhận ra không ai để mình có thể chia sẻ nỗi buồn, sự đau khổ càng tăng lên. Cực tả nỗi cô đơn trong tình cảnh lẻ loi.Câu 9 đến câu 12: Nỗi buồn nổi bật lên trên nền của không gian và thời gianCâu 13 đến câu 16: Người chinh phụ gắng tìm cách vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn, nhưng rốt cuộc vẫn không thoát nổi.

- Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được thể hiện ở tiếng nói cảm thương cho tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ gửi tới chồng ở miền xa.

Câu 17 đến câu 20: Nỗi nhớ mong muốn được nhắn gửi, nhưng lại xa vời vì khoảng cáchCâu 21 đến câu 24: Chinh phụ nhìn cảnh vật bằng đôi mắt chất chứa buồn thương nên thấy bất cứ cái gì cũng gợi dậy bao nỗi đoạn trường.Câu 25 đến câu 28: Tất cả những hình ảnh, âm thanh như đang xoáy sâu vào tâm hồn, ăn mòn tâm trí của chinh phụ.

- Nhà thơ còn bộc lộ sự nhân văn của mình thông qua việc trân trọng, đồng tính với khát vọng được hưởng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.

Thủ pháp trùng điệp liên hoàn tạo ra những hình ảnh lồng xoáy vào nhau, những lớp hình ảnh giao hòa.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã đạt đến mức điêu luyện.Những khao khát thầm kín và mãnh liệt của người chinh phụ – đó cũng là những khát vọng trần thế và nhân bản của con người.

- Qua tất cả những sự đồng cảm ấy, tác giả đã lên án chiến tranh phi nghĩa, chia cắt đôi vợ chồng chinh phu - chinh phụ.

- Nghệ thuật của đoạn trích.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, và đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

26 tháng 4 2021

1. Mở bài

Giới thiệu chủ nghĩa nhân đạo qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) của Đặng Trần Côn - Bản dịch của Đoàn Thị Điểm

2. Thân bài

- Khái niệm giá trị nhân đạo.

- Giá trị nhân đạo trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trước hết được thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi nhớ mong của người con gái chờ chồng nơi phương xa.

 4 câu đầu: Sự mong ngóng, đợi chờ trong vô vọng của người chinh phụCâu 5 đến câu 8: Nhận ra không ai để mình có thể chia sẻ nỗi buồn, sự đau khổ càng tăng lên. Cực tả nỗi cô đơn trong tình cảnh lẻ loi.Câu 9 đến câu 12: Nỗi buồn nổi bật lên trên nền của không gian và thời gianCâu 13 đến câu 16: Người chinh phụ gắng tìm cách vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn, nhưng rốt cuộc vẫn không thoát nổi.

- Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được thể hiện ở tiếng nói cảm thương cho tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ gửi tới chồng ở miền xa.

Câu 17 đến câu 20: Nỗi nhớ mong muốn được nhắn gửi, nhưng lại xa vời vì khoảng cáchCâu 21 đến câu 24: Chinh phụ nhìn cảnh vật bằng đôi mắt chất chứa buồn thương nên thấy bất cứ cái gì cũng gợi dậy bao nỗi đoạn trường.Câu 25 đến câu 28: Tất cả những hình ảnh, âm thanh như đang xoáy sâu vào tâm hồn, ăn mòn tâm trí của chinh phụ.

- Nhà thơ còn bộc lộ sự nhân văn của mình thông qua việc trân trọng, đồng tính với khát vọng được hưởng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.

Thủ pháp trùng điệp liên hoàn tạo ra những hình ảnh lồng xoáy vào nhau, những lớp hình ảnh giao hòa.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã đạt đến mức điêu luyện.Những khao khát thầm kín và mãnh liệt của người chinh phụ – đó cũng là những khát vọng trần thế và nhân bản của con người.

- Qua tất cả những sự đồng cảm ấy, tác giả đã lên án chiến tranh phi nghĩa, chia cắt đôi vợ chồng chinh phu - chinh phụ.

- Nghệ thuật của đoạn trích.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, và đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Giải thích: Chú ý về hình thức của các bài.

5 tháng 3 2023

Đáp án: D

Giải thích: Chú ý về hình thức của các bài.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ khổ thơ 3.

- Chú ý những từ ngữ miêu tả hình ảnh người lính Tây Tiến.

Lời giải chi tiết:

     Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.

7 tháng 5 2023

     Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

Thu Hứng được sáng tác khi Đỗ Phủ đang lưu lạc tại Quỳ Châu, sống những tháng ngay khốn khó, bệnh tật. Tuy nhiên, bài thơ không chỉ là nỗi niềm thân phận của cá nhân nhà thơ mà còn là nỗi lòng của biết bao người dân Trung Hoa thời bấy giờ. Sống trong cảnh loạn lạc, nước mất nhà tan, xã hội chưa ngày nào được yên ổn, người dân luôn phải sống trong nỗi bất an, lo sợ, lẻ loi, trống vắng. Đỗ Phủ tả cảnh mùa thu xơ xác, tiêu điều hay chính lòng nhà thơ đang cảm thấy u uất, bất an, lo sợ. Cái vọt lên của sóng, cái sà xuống của mây phải chăng là tâm trạng muốn vùng thoát khỏi thực tại tù túng, tối tăm, mù mịt. Mỗi lời thơ tả cảnh của Đỗ Phủ đều thật chan chứa cảm xúc, như nói thay bao nỗi lòng của con người thời bấy giờ.