K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2023

Từ "Tây Sơn" thường được liên kết với lịch sử Việt Nam, đặc biệt là với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ở cuối thế kỷ 18. Tây Sơn nằm ở tỉnh Bình Định, nơi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, và Nguyễn Huệ (sau này là Hoàng đế Quang Trung) đã khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến lúc bấy giờ. 

 

Từ "Tây Sơn" cũng có thể được dịch là "Núi phía Tây" hoặc "Núi Tây". 

 

Momg đc đánh giá đúng ạ

12 tháng 10 2023

Tây Sơn là tên của một cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn ở Việt Nam vào thế kỉ XVIII. Tây Sơn ban đầu là tên của một ngọn núi ở Bình Định, nơi mà ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ bắt đầu cuộc khởi nghĩa. 

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn:

+ Phong trào Tây Sơn là sự hội tụ và là đỉnh cao trong cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân chống ách áp bức, bóc lột ở Đại Việt thế kỉ XVIII. Phong trào đã lần lượt đánh đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê, đồng thời xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh đã đập tan ý đồ can thiệp, xâm lược Đại Việt của các thế lực ngoại bang, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

5 tháng 8 2023

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Bảng tóm tắt nét chính về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

Bối cảnh

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong lâm vào khủng hoảng: kinh tế suy thoái, thuế khóa nặng nề, quan lại nhũng nhiễu nhân dân,…

- Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ngày càng dâng cao. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra.

=> Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn thượng đạo.

Diễn biến chính

- Từ năm 1771 - 1773: nghĩa quân nhanh chóng làm chủ miền Tây Sơn thượng đạo, phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, chia cắt kinh thành Phú Xuân với Gia Định.

- Từ năm 1774 - 1786: nghĩa quân Tây Sơn tập trung lực lượng tiêu diệt các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn.

- Năm 1785, quân đội Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ tổ chức đánh bại cuộc xâm lược của Xiêm vào đất Gia Định, làm nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút vang dội.

- Tết Kỷ Dậu (năm 1789), quân đội Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung đã quét sạch 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long, khôi phục nền độc lập cho đất nước.

Ý nghĩa

- Lật đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, xóa bỏ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài, đặt nền móng cho việc khôi phục nền thống nhất đất nước.

- Với chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, phong trào Tây Sơn đã giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc. Để lại những bài học quý báu về tư tưởng và nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).

- Những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A là: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm; tinh thần tự lập, tự cường; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục hoàn toàn nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.

+ Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ, đồng thời mở ra thời kì phát triển mới cùng nền độc lập, tự chủ lâu dài của Đại Việt.

    
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

 - Bối cảnh lịch sử:

+ Sau khi nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (năm 1407), Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.  Chính quyền đô hộ nhà Minh đã thẳng tay đàn áp, khủng bố tàn bạo đối với dân chúng, thiết lập nền thống trị hà khắc, thực thi chính sách triệt để vơ vét của cải và phá hoại, thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt.

+ Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.
+ Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

- Diễn biến chính:

+ Giai đoạn 1418  - 1423: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng và bảo vệ căn cứ ở vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hoá). Nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, chịu những tổn thất lớn, trược tình thế đó, Lê Lợi chủ trương thực hiện kế sách tạm hoà hoãn với quân Minh.

+ Giai đoạn 1424  - 1425: nghĩa quân tiến quân vào Nghệ An, giành thắng lợi trong hai trận Trà Lân, Khả Lưu - Bồ Ải. Mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hoá.


+ Giai đoạn 1426 - 1427: quân Lam Sơn tổng tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hoá, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước. Năm 1426, quân Lam Sơn giành thắng lợi trong trận Tốt Động - Chúc Động, vây hãm thành Đông Quan, kết hợp ngoại giao "tâm công", buộc Vương Thông và 10 vạn quân phải cố thủ chờ viện binh. Năm 1427, nghĩa quân giành thắng lợi ở Chi Lăng - Xương Giang, tiêu diệt viện binh do Liễu Thăng chỉ huy. Do không có viện binh, Vương Thông phải xin hàng. Ngày 10/12/1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt. Tháng 1/1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.

- Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt, chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập dân tộc.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí và tinh thần độc lập của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV.

+ Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ - một triều đại phong kiến phát triển hùng mạnh trong lịch sử dân tộc.

12 tháng 10 2023

Nơi khởi đầu của phong trào Tây Sơn là ở Bình Định. Tại vị trí khởi nghĩa có cả đồi núi và đồng bằng nhưng nhưng các trận đánh chủ yếu diễn ra trên đồi núi.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi.

- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh. 

- Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.

20 tháng 7 2023

 Tham khảo: Việc sử dụng tên các nhân vật lịch sử trong khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn để đặt tên đường, tên phố, tên trường học,... đã thể hiện:

+ Lòng tri ân, sự vinh danh những cá nhân đã có nhiều công lao, đóng góp cho dân tộc.

+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam;

+ Góp phần tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc.