K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm. Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Dường như hạt mầm ấy đã trở thành một sinh linh sống “thì thầm” cùng nhân vật “tôi”. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Mầm ủ mình để vượt qua gió bấc, mưa giông - sự khắc nghiệt của tự nhiên để chờ được những tia nắng hồng đánh thức. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này. Năm khổ thơ trên được viết chủ yếu là gieo vần chân cùng cách ngắt nhịp 2/2 đã góp phần tạo nên sự nhịp nhàng cho đoạn thơ đồng thời gợi tả thật sinh động rõ nét từng ngày lớn lên của hạt mầm. Thể thơ bốn chữ khiến bài thơ giống như một câu chuyện giản dị, gần gũi dễ dàng đọng lại trong tiềm thức của người đọc những ấn tượng khó quên. Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”.

3 tháng 10 2023

Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.

 
23 tháng 9 2020

Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Mà em vẫn giữa tấm lòng son”.
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”.
Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy em đềm, cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao, cuộc đời phất phơ như bông lúa giữa đồng.
Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.

4 tháng 11 2016

có ít ng rảnh để ngồi lm cho bn 1 bài văn này lắm

chủ yếu toàn là mạng

cảm nghĩ về quê hương thì nên dành nhiều tình cảm của mk vào bài viết , theo cảm xúc của chính bản thân

nếu chưa rõ có thể tham khảo những bài trên mạng

biến văn của họ thành văn của mk , thêm 1 số ý vào

đọc nhiều văn vào , rồi từ đó , tự mk có thể lm ra 1 bài văn của riêng mk .

Chúc bn thành công !

4 tháng 11 2016

bạn giúp mk ik

 

4 tháng 11 2016

Quê hương..!

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.

 

Bài văn cảm nghĩ của em về quê hương

Bài văn cảm nghĩ của em về quê hương - Ảnh minh họa


Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.

Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, ***** con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.

Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.

Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!

tk

 

I. Dàn ý Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi caoDàn ý Nghị luận về câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

2. Thân bài

a. Giải thích

Một cây: số ít. Ba cây: số nhiều. Ý cả câu tục ngữ khuyên nhủ con người nên sống đoàn kết với nhau để tạo nên khối sức mạnh to lớn.

Đoàn kết: là việc con người trong một tổ chức, một tập thể cùng hướng đến một mục tiêu, một lí tưởng và nỗ lực hết sức để thực hiện mục tiêu chung ấy. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn.

b. Phân tích

- Biểu hiện của tinh thần đoàn kết:

Bỏ bớt cái tôi, sống chan hòa, yêu thương với mọi người. Sẵn sàng làm việc, hành động vì mục tiêu chung của tập thể mà không màng đến lợi ích cá nhân.

 

Sẵn sàng tham gia vào các công việc tập thể, không ngại ngùng trước những việc khó khăn, luôn nhiệt tình, làm việc bằng cả trái tim.

Người sống có tinh thần đoàn kết cũng là người có trái tim yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

- Ý nghĩa của tinh thần đoàn kết:

Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.

Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Nếu xã hội ai cũng có tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết, sống yêu thương thì xã hội ấy sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp, tạo thành 1 khối sức mạnh không thể tách rời.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng tiêu biểu, xác thực về tinh thần đoàn kết để minh họa cho bài làm của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự tách mình ra khỏi tập thể, chỉ biết đến bản thân mình mà không phấn đấu vì mục tiêu chung của mọi người. Lại có những người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

 Dàn ý Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Lưu ý: học sinh được tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Một cây: chỉ cá nhân, sự yếu ớt không thể chống chọi lại được với những giông tố.

Ba cây: số nhiều, chỉ tập thể, sức mạnh của sự đoàn kết có thể chống lại những khó khăn, gian khổ.

→ Câu tục ngữ khuyên con người sống lại có tập thể, nhìn trước nhìn sau, đoàn kết với người khác trong xã hội để xây dựng một xã hội giàu đẹp, vững mạnh chống chọi lại mọi khó khăn gian khổ cũng như sự xâm chiếm của kẻ thù.

b. Phân tích

Mỗi cá nhân chỉ là một hạt cát, một phần vô cùng nhỏ bé của cuộc sống, sẽ vô cùng khó khăn và không thể chống đỡ được sự tấn công, những giông tố của cuộc đời. Nhưng sức mạnh của một tập thể có thể làm được điều đó.

Nếu chúng ta tự cô lập bản thân, sống một mình, tách mình với tập thể, với xã hội, chúng ta sẽ không nhận được sự giúp đỡ, lâu dần sẽ tự hủy bản thân.

Người sống có tập thể, biết nhìn trước nhìn sau, xây dựng một xã hội đoàn kết sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

Gợi ý: Trong thời kì dịch bệnh như hiện nay, cả nước ta đoàn kết một lòng chống dịch. Trong thời kì lịch sử trước đây khi bị quân giặc đô hộ, nước ta đoàn kết đồng tâm hiệp lực chống lại kẻ thù vô cùng mạnh để lấy lại độc lập tự do,…

 

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự tách mình ra khỏi khối sức mạnh của cộng đồng, tự cô lập bản thân, sống vị kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không nghĩ cho người khác cũng như cho lợi ích chung của xã hội,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Một cây làm chẳng nên non

II. Văn mẫu Nghị luận về tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi caoMột cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 1

Mỗi con người chúng ta được sống trong nền hòa bình, yên ấm như hiện nay là một điều vô cùng may mắn phải cảm ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn họ và sống với nhau bằng tinh thần đoàn kết, bởi lẽ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Một cây nhằm để chỉ cá nhân, sự yếu ớt không thể chống chọi lại được với những giông tố. Còn ba cây là số nhiều, chỉ tập thể, sức mạnh của sự đoàn kết có thể chống lại những khó khăn, gian khổ. Câu tục ngữ khuyên con người sống lại có tập thể, nhìn trước nhìn sau, đoàn kết với người khác trong xã hội để xây dựng một xã hội giàu đẹp, vững mạnh chống chọi lại mọi khó khăn gian khổ cũng như sự xâm chiếm của kẻ thù.

Tinh thần đoàn kết là việc con người trong một tổ chức, một tập thể cùng hướng đến một mục tiêu, một lí tưởng và nỗ lực hết sức để thực hiện mục tiêu chung ấy. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Người sống có tinh thần đoàn kết là những người sẵn sàng bỏ bớt cái tôi, sống chan hòa, yêu thương với mọi người, sẵn sàng làm việc, hành động vì mục tiêu chung của tập thể mà không màng đến lợi ích cá nhân, sẵn sàng tham gia vào các công việc tập thể, không ngại ngùng trước những việc khó khăn, luôn nhiệt tình, làm việc bằng cả trái tim. Bên cạnh đó, người sống có tinh thần đoàn kết cũng là người có trái tim yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

 

Tinh thần đoàn kết có ý nghĩa to lớn đối với con người: Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn. Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nếu xã hội ai cũng có tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết, sống yêu thương thì xã hội ấy sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp, tạo thành một khối sức mạnh không thể tách rời.

Từ những ý nghĩa to lớn của tinh thần đoàn kết, mỗi chúng ta hãy sống và đoàn kết với nhau để đất nước này ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 2

Kho tàng văn học Việt Nam vô cùng phong phú và da dạng. Từ xưa, ông cha ta đã sáng tác ra nhiều câu ca dao, tục ngữ mang bài học sâu sắc, trong đó phải kể đến câu: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao khuyên nhủ con người sống đoàn kết.

Một cây ở đây chỉ cá nhân, sự yếu ớt không thể chống chọi lại được với những giông tố. Còn ba cây là số nhiều, chỉ tập thể, sức mạnh của sự đoàn kết có thể chống lại những khó khăn, gian khổ. Một cái cây đứng bơ vơ giữa trời đất sẽ không thể chống trọi lại với những khó khăn, giông tố của thiên nhiên, nhưng khi nhiều chiếc cây quây quần bên nhau tạo thành một khu rừng thì không những tạo nên một cảnh quan đẹp đẽ mà còn có thể chống chọi với thách thức của thiên nhiên và thậm chí còn bảo vệ được những sinh linh khác. Câu tục ngữ khuyên con người sống lại có tập thể, nhìn trước nhìn sau, đoàn kết với người khác trong xã hội để xây dựng một xã hội giàu đẹp, vững mạnh chống chọi lại mọi khó khăn gian khổ cũng như sự xâm chiếm của kẻ thù.

Mỗi cá nhân chỉ là một hạt cát, một phần vô cùng nhỏ bé của cuộc sống, sẽ vô cùng khó khăn và không thể chống đỡ được sự tấn công, những giông tố của cuộc đời. Nhưng sức mạnh của một tập thể có thể làm được điều đó. Nếu chúng ta tự cô lập bản thân, sống một mình, tách mình với tập thể, với xã hội, chúng ta sẽ không nhận được sự giúp đỡ, lâu dần sẽ tự hủy bản thân. Người sống có tập thể, biết nhìn trước nhìn sau, xây dựng một xã hội đoàn kết sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự tách mình ra khỏi khối sức mạnh của cộng đồng, tự cô lập bản thân, sống vị kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không nghĩ cho người khác cũng như cho lợi ích chung của xã hội,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

Mỗi chúng ta không chỉ sống cuộc đời của mình mà còn là một công dân của tổ quốc, chính vì thế, chúng ta cần phải có thái độ và trách nhiệm đoàn kết với mọi người, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cũng như phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn.

 Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 3

Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. "Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn "ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn "chụm lại" thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đâu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định "Đoàn kết là sức mạnh vô địch”.

Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.

Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 4

Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. “Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.

 

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.

Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 5

Ông cha ta ngày xưa đã dặn:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Câu tục ngữ nhằm răn dạy chúng ta phải biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau để làm nên được những việc lớn. Vậy “một cây” là gì? “Ba cây” là gì? Tại sao “một cây làm chẳng nên non” còn “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?

Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người, là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.

Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa. Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lý, Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh, Nhật, Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức, chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.

Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện, không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước, cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân, không có lòng thương yêu đồng loại, không biết giúp đỡ người khác… Không những thế nhiều người còn lập ra tổ chức phản động nhằm chống đối chính quyền, chia rẽ đất nước, dân tộc. Những hành động ấy của họ thật đáng chê trách.

 

Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng.

Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức xây dựng một xã hội đầy ắp tình người. Vì “một cây” sẽ chẳng bao giờ làm nên được một thế giới tốt đẹp hơn.

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 6

Ca dao là một trong những viên ngọc sáng của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Ca dao Việt Nam phong phú về nội dung, đẹp về hình thức. Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, trào phúng,… còn có những bài ca dao về đề tài khuyên bảo, dạy dỗ của người đời về tinh thần đoàn kết. Đây là câu ca dao mà ta thường nhắc nhở nhau:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Vậy câu ca dao trên mang ý nghĩa gì?

Suy ngẫm về câu ca dao này, chúng ta thấy hiện lên hai tầng nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tầng nghĩa đen khẳng định sự lẻ loi, đơn độc của một cái cây nếu nó đứng một mình. Bản thân cái cây đó thật nhỏ bé. Nhưng nếu có nhiều cây sẽ tạo nên một khu rừng. Thế nhưng hiểu ca dao theo nghĩa đen thì rất nông cạn. Tầng nghĩa bóng có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Câu ca dao khuyên chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, để có thể chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, khắc phục khó khăn, cải tạo cuộc sống… để có cuộc sống ấm no, phong phú về vật chất lẫn tinh thần.

Thực tế, lịch sử dân tộc Việt Nam bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh điều đó.

Từ thời dựng nước, đất nước ta luôn gặp nạn ngoại xâm. Những người dân Việt Nam đã biết kết hợp sức người để chống lại bè lũ cướp nước tới cùng. Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi… nhân dân ta đoàn kết, lần lượt đuổi giặc Tống, Mông – Nguyên, Minh… ra khỏi đất nước.

Từ năm 1858, giặc Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng, mở màn cuộc xâm lược của bọn thực dân châu u vào Việt Nam. Nhân dân ta đoàn kết với các bạn Lào, Campuchia đánh đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương.

Cuộc kháng chiến chống Pháp gần một trăm năm vừa kết thúc thì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bùng nổ. Lần đầu tiên nhân dân ta phải đương đầu với những phương tiện và vũ khí tối tân nhất thế giới. Cuối cùng, nhờ sự đoàn kết của nhân dân hai miền Nam – Bắc cũng như sự giúp đỡ của nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới, chúng ta đã chiến thắng. Cả thế giới đều nể phục tinh thần đoàn kết và sự anh dũng của nhân dân Việt Nam.

Sau đó, non sông chung một màu cờ, nhân dân ta tiếp tục đoàn kết hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ thiếu ăn, ngày nay chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng ở tốp đầu thế giới. Chúng ta đã xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc – Nam, đưa ánh sáng đến tận vùng xa xôi, hẻo lánh nhất của Tổ quốc. Chúng ta khôi phục quốc lộ 1A, xây dựng cầu Mĩ Thuận, cầu Rạch Miễu… nối liền vùng đồng bằng sông Cửu Long với các vùng khác trong cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nhiều lĩnh vực… Và còn biết bao công trình khác nữa mọc lên theo quá trình phát triển và hội nhập của đất nước.

Tóm lại, chúng ta không thể nào nói hết được sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Vậy nên, đọc câu ca dao, em suy nghĩ và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Trong cuộc sống, chúng ta khó có thể sống và làm việc một cách đơn độc. Nếu làm việc nhỏ, cũng phải suy nghĩ chín chắn. Khi làm việc lớn, phải bàn bạc với những người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, em thấy cần vận dụng câu ca dao đúng tình huống. Chẳng hạn, khi làm bài kiểm tra, chúng ta không nên “đoàn kết” cùng các bạn mà phải biết tự làm bài hết khả năng của mình. Khi muốn giúp người khó khăn, già yếu neo đơn, em vận động mọi người đoàn kết tham gia. Đêm nằm suy nghĩ, em càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ kính yêu:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.

Và em cũng không quên nhân sinh quan cao đẹp mà nhà thơ Tố Hữu gửi gắm mọi người trong bài thơ Tiếng ru:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bài mẫu 7

Đã tự bao đời nay cha ông ta đã biết được để có thể tồn tại cũng như để phát triển được thì con người phải biết đoàn kết với nhau. Khi chúng ta đoàn kết thì sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn để có thể vượt qua mọi khó khăn và thử thách. Nên ông cha ta đã có câu tự ngữ nói về điều đó là “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đoàn kết thực sự sẽ tạo ra sức mạnh, giúp con người chúng ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống đã cho thấy rằng khi con người chiến đấu và lao động của dân tộc cần phải có sự đoàn kết mọt lòng thì mới có thể thành công được. Non sông đất nước Việt Nam có được tự do như ngày hôm nay chính là nhờ vào sự đoàn kết của dân tộc ta ngày trước. Đó chính là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, và quả thực cũng đã có mấy chục triệu người chung một lòng, dân ta như cùng chung một chí hướng đánh giặc. Cũng đã phải trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh… xâm lược nước ta. Ta cả bè lũ bán nước chúng dường như cũng đã muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nố lệ. Chúng luôn luôn ỷ quân đông, thế mạnh mà đã có những mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Quân Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh và hung bạo nhất, chúng đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, và đồng thời cũng như đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lấn đại bại. Lúc này đây thì quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng thời cũng đã đồng tâm giết giặc. Ngay từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hổng năm nào thì đến thiếu niên Trần Quốc Toản. Ngay từ danh tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cho ngay cả đến chàng trai đan sọt làng Phù ủng… Tất cả đều đổng lòng Sát Thát, tất cả dường như cũng đã tạo lên sức mạnh tổng hợp để có thể làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.

 

Cho đến thế kỷ XX đất nước ta cũng lại phải đấu tranh đánh giặc Pháp và giặc Mỹ. Đất nước đau thương hình chữ S không rộng người không nhiều rồi lại vũ khí thì thô sơ. Nhưng chúng ta vẫn dành được chiến thắng vang dội trước các cường quốc.

Rồi chính trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Khi các cơn lũ ập đến với đồng bào miền Trung để lại những hậu quả to lớn, nhưng nhờ sự đoàn kết, tương thân tương ái đã giúp cho đông bào miền Trung nhanh chóng khắc phục được phần nào đau thương. Chúng ta đoàn kết để có thể tạo lên sức mạnh to lớn.

Ta như thấy được câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết dường như chính là cội nguồn của sức mạnh, nó đồng thời cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tổn và phát triển của con người. Bác Hổ vĩ đại của dân tộc ta cũng đã từng căn dặn chúng ta rằng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Để có thể nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng em đã xây dựng tinh thẩn đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Ta như thấy được chính tình đoàn kết đã tăng thêm sức mạnh cho chúng em, và cũng như đã giúp chúng em dạt được những kết quả tốt nhất trong học tập.

10 tháng 11 2019

“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man ma, mênh mang và xa xăm, tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.

10 tháng 11 2019

Mình bảo là không quá 10 dòng rồi mà -_-

10 tháng 11 2019

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

2 lần rồi viết mỏi tay quá :((

10 tháng 11 2019

bài này có trên mạng mà , mỏi tay cái gì

14 tháng 10 2021

Mong mọi nười giúp mik câu này ạ!

Mik cảm ơn!