K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo :

I. GTVĐ
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục - đào tạo là hình thành và phát triển nhân cách con người, dạy người, dạy chữ, dạy những tri thức về tự nhiên, xã hội. Vì thế mà sách Trung Dung đã dạy rằng: “Học cho rộng. Hỏi cho thật kỹ. Suy nghĩ cho thật cẩn thận. Phân biệt cho rõ ràng. Làm việc cho hết sức. Như thế mới thành người”.
II. GQVĐ
1. Giải thích vấn đề.
- Học cho rộng: là khi học ta phải học cho thật rộng, vì kiến thức là bao la như biển cả đại dương, cho nên đã học là phải tìm hiểu thật nhiều, biết cho rộng thì mới đáp ứng được việc trở thành người hiểu biết rộng.
- Hỏi cho thật kỹ: là khi học không những cần học cho rộng mà còn phải học cho sâu sắc những điều mình biết, như thế mới là học, tránh cái gì cũng biết một cách hời hợt, chỉ biết cái bề ngoài mà không hiểu cho kỹ, cho sâu sắc cái bên trong.
- Suy nghĩ cho thật cẩn thận: là trên thinh thần học cho kỹ, cho sâu thì trong quá trình học yêu cầu phải suy nghĩ cho thật kĩ, thật cẩn thận, sâu sắc vấn đề mình học.
- Phân biệt cho rõ ràng: là ta phải biết phân biệt rõ ràng giữa đúng – sai, tốt – xấu, thiện - ác, điều gì nên nói, điều gì không cần nói, việc gì nên làm, việc gì không nên làm,...
- Làm việc cho hết sức: là khi ta đã học rộng, học kĩ, suy nghĩ cẩn thận, phân biẹt rõ ràng thì cần phải làm việc cho hết sức, cho toàn vẹn, cho chu đáo. Đem hết những hiểu biết của mình mà làm việc thì hiệu quả cộng việc sẽ cao.
=> Nếu làm được như vậy thì “Như thế mới thành người”
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
- Trên cơ sở của việc giải thích thì ta phân tích theo từng ý như trên, làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn
b. Chứng minh.
- Lấy dẫn chứng từ chính bản thân mình trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm hiêu và trong quá trình thực hành.
- Dẫn chứng từ những người xung quanh.
c. Bình luận.
- Trong xã hội ngày nay vẫn còn nhiều người trong qua trình học tập và thực hành (học->hành) đã: học chưa rộng, hỏi chưa thật kỹ, suy nghĩ chưa cẩn thận vì thế không phân biệt được rõ đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tốt, đâu là xấu, ... cho nên khi làm việc, khi hành động sẽ không hết sức, không đạt hiệu quả mong muốn. Và vì thế cũng chưa thành người. (tức là người đã trưởng thành về nhân cách, năng lực)
- Tất nhiên, cũng đã có nhiều người trong xã hội xưa-nay đã làm được như vậy.
3. Mở rộng.
III. KTVĐ
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và tác động của lời dạy trên đối với mọi người trong quá trình học tập, lao động, công tác...
- Bài học bản thân.

23 tháng 2 2017

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn khóc tế các nghĩa sĩ tử trận, xây dựng hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hào hùng của dân tộc

   + Nghệ thuật bài văn tế: viết theo lối cổ nhưng giàu cảm xúc nhà thơ, đủ để lay động triệu trái tim

- Thanh niên ngày nay cần nuôi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Phải học tập để đáp ứng những yêu cầu cần thiết của xã hội trong thời kì mới

14 tháng 10 2018

- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ

Luận điểm cơ bản:

Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt

- Nói những điều tốt đẹp

- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe

Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm

Nêu nghệ thuật của tác phẩm

- Lập dàn ý:

    + MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích

    + TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )

    + KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả

Viết mở bài:

Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.

Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

    Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất nước là nơi ta hò hẹn

    Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.

11 tháng 11 2019

Chủ đề cụ thể: Tình bạn trong thời đại công nghệ số

Lên ý tưởng trình bày các ý:

Công nghệ hiện nay trở nên phổ biến, con người dễ dàng kết nối với nhau nhưng cũng dễ dàng xa nhau, tình bạn cũng vì thế trải qua thử thách

- Tầm quan trọng của tình bạn trong đời sống hiện đại

- Việc con người dễ dàng liên lạc với nhau qua mạng xã hội, việc gặp gỡ sẽ bị hạn chế

- Nhiều yếu tố của cuộc sống ảnh hưởng, chi phối tình bạn

- Con người có nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, tư tưởng với nhau

- Tình bạn giúp con người mạnh mẽ, có người lắng nghe, chia sẻ

- Tình bạn là thực tế trải nghiệm của đời sống, con người, con người không thể sống thiếu bạn bè

- Cần tạo ra sự kết nối từ thực tế thay vì việc sống trong

19 tháng 1 2018

Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Đáp án cần chọn là: B

12 tháng 11 2017

- Đề 1: nghị luận xã hội. Đề 2 nghị luận văn học

- Xô-crat đưa ra những luận điểm: có chắc chắn về điều mình nói không? Những điều anh nói có tốt đẹp không? Những điều anh nói có thật sự cần thiết cho tôi?

Bài học: khi nói bất cứ điều gì cần có tính xác thực, cần mang những điều tốt đẹp tới người khác thay vì bôi xấu, đặt điều cho những người không có mặt. Nên nói những điều cần thiết với người nghe

Đối với đề số 2: cần nêu bật được giá trị nội dung và nghệ thuật, của tác phẩm.