K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2021

cậu tham khảo :

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

hc tốt

19 tháng 9 2021

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

NG
27 tháng 12 2023

- Các em có thể chọn trên Internet các hình ảnh sau: hoa sen, Hồ Gươm, ruộng bậc thang Sa Pa, bãi biển Đà Nẵng, đồng Tháp Mười.

      Trên dải đất cong cong hình chữ S này có biết bao danh lam thắng cảnh hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Tọa giữa thủ đô nước Việt là hình ảnh Hồ Gươm tôn kính với sự tích chống giặc Minh lừng lẫy của nhân dân Đại Việt. Ngược lên phía rẻo cao của đất nước, thu vào tầm mắt ta là bao la của đồi chè, hùng vĩ của núi rừng và nổi bật với mây núi Sa Pa đang bao phủ những cánh ruộng bậc thang mềm mại. Những cánh đồng lúa chín vàng ươm như tấm thảm vàng được dệt giữa nền trời xanh biếc và là biểu tượng cho sự cần cù của người Việt trong công cuộc lao động sản xuất. Việt Nam cũng tự hào là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu nông sản lúa gạo. Chạy dọc theo dải đất cong cong của miền Trung ta sẽ bắt gặp một Đà Nẵng trong lành, đáng sống với những bãi biển xanh trong, giàu tiềm năng du lịch. Trở xuống miền Tây Nam Bộ trù phú, ta bắt gặp những đóa sen thơm nổi lên giữa các đồng Tháp Mười và nhớ lại câu thơ:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Từ vùng núi đến đồng bằng, từ rừng xanh đến biển thẳm đều là khung cảnh say đắm lòng người. Cùng đến và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam.

10 tháng 5 2016

1,

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

2,Vì mk ko bít bn ở đâu nên ko làm được nhagianroi

11 tháng 5 2016

tả vịnh hạ long cũng được

 

20 tháng 2 2023

loading...  loading...  Sapaloading...  Sapaloading...  Phong Nha Kẻ Bàngloading...  Phong Nha Kẻ Bàngloading...  Cà Mauloading...  Cà Mau

2 tháng 3 2018

Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu lễ hội mà em đã được chứng kiến/ xem cảnh trên truyền hình (Là lễ hội nào? Ở đâu?...).

   - Ấn tượng chung của em về lễ hội đó như thế nào? (Trang nghiêm, tráng lệ, đồ sộ, tươi vui...)

b. Thân bài (9đ)

   - Lễ hội diễn ra vào thời gian nào? (mùa nào? Tháng nào?). (1đ)

   - Địa điểm tổ chức lễ hội đó. (sân đình/ sân chùa...) (0.5đ)

   - Mục đích của lễ hội ( Lễ hội đó tổ chức để làm gì?) (1đ)

   - Quang cảnh chung của lễ hội (trang trí như thế nào?, trang phục người tham gia ra sao?...) (1đ)

   - Không khí lễ hội. (0.5đ)

   - Hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:

      + Phần lễ (trang phục của người tham gia như thế nào? Họ làm những gì? ở đâu?...) (1đ)

      + Phần hội (có những trò chơi nào...) (1đ)

   - Tâm trạng của em khi tham gia/ xem cảnh lễ hội. (1đ)

   - Kỉ niệm đáng nhớ của em về lễ hội (khi tham gia) (1đ)

   - HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả lễ hội. (1đ)

c. Kết bài (0.5d)

   - Cảm nghĩ của em về lễ hội đó. Hào hứng và yêu thích lễ hội. Lễ hội làm cho người dân yêu làng quê, tự hào về nét văn hoá cổ truyền của quê hương.

10 tháng 5 2023

   tham khảo:

                                 Bài làm

       Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang “Cố lên…! Cố lên…” như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

 

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

6 tháng 5 2023

Chùa Thiên Mụ là một trong những địa danh nổi tiếng và đẹp nhất của Huế. Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ 17, một bà cụ già đến từ phương Bắc đã đến chùa này và nói rằng đây là nơi mà một vị Phật đã xuất hiện và tiên đoán rằng một vị vua sẽ xây dựng một lâu đài ở đó. Sau đó, vị vua Gia Long đã nghe được câu chuyện này và xây dựng lâu đài Hoàng Thành trên đồi bên cạnh.
Cảm nhận của tôi về quê hương là rất đặc biệt và đẹp. Tôi luôn cảm thấy yêu quý và tự hào về các di sản văn hóa và thiên nhiên tuyệt vời của quê hương mình. Chùa Thiên Mụ là một ví dụ điển hình cho vẻ đẹp của quê hương, với kiến trúc độc đáo và tinh tế, cùng với vị trí đắc địa trên đồi cao, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Để phát huy những vẻ đẹp của quê hương và đất nước, chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta cũng cần tôn trọng và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững để giữ gìn và phát huy những giá trị đó cho thế hệ sau. Chỉ khi chúng ta yêu quý và tự hào về quê hương, mới có thể phát huy được những vẻ đẹp của nó và giữ gìn cho tương lai.

14 tháng 2 2018

đây là hỏi đáp về tiếng việt mà bn,đâu phải là môn lịch sử đâu

27 tháng 3 2018

Câu 1: 

Tổ tiên ta vẫn giữ đc tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tôc: Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh trưng bánh giầy,...

Câu 2:

- Về Bà Triệu: 

Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ múc nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.

Hay

Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.

Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,
Nơi đây Bà Triệu trận tiền xung phong

- Về Mai Thúc Loan:

Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon.
…..
Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng lộc chung.

Hay câu ca:

Sa nam trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh.

Câu 3: Tùy vào từng địa phương nhé

Câu 4: ...

2 tháng 4 2020

bạn ơi bạn nhầm môn rồi nha bạn đây là môn lịch sử nha bạn còn bạn muốn được hỏi câu hỏi của nhiều môn thì bạn vô hoc 24.vn nha