K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2020

Vị trí địa lý

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.

Lịch sử

Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện (?). Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.

Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.

Giá trị văn hóa

Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...

Hoàng Thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.

Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.

Xa xa về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam.

Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận; lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa rừng núi hồ ao được tôn tạo khéo léo, hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ; lăng Thiệu Trị thâm nghiêm, vừa thâm trầm u uẩn giữ chốn đồng không quạnh quẽ, cũng thể hiện phần nào tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn đàn song không nối được chí tiền nhân trong chính sự; lăng Tự Ðức thơ mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn bởi tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách yếu ớt của một nhà thơ...

Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An...

Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới  Colombia từ ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại. Một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế.

Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí số 4, đã hội đủ các yếu tố:

  • Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng.
  • Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hoá của thế giới;
  • Một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng.
  • Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử.
1 tháng 3 2022

Tham khảo:

Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) là một di tích giá trị, phản ánh lịch sử quân sự, kiến trúc, xây dựng thời quân chủ phong kiến ở Lạng Sơn. Năm 1999, di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia.

Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) có thể được xây dựng khoảng từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV. Thành xây bằng gạch và đá hình chữ nhật, có chu vi 270 trượng, cao 9 thước, có 4 cổng ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, xung quanh thành có tất cả 19 điếm canh. Thành cổ Lạng Sơn là di tích kiến trúc quân sự có vai trò quan trọng trong việc trấn giữ, phòng thủ nơi cửa ngõ biên cương của Tổ quốc. Cùng với những di tích khác trên địa bàn thành phố, Thành cổ thực sự là điểm di tích tiêu biểu giúp Nhân dân Lạng Sơn nói riêng và du khách gần xa nói chung hiểu thêm về lịch sử đất và người Xứ Lạng.

Thành được xây dựng đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến. Xưa kia, Thành được xây dựng với chu vi khoảng một km, xung quanh bốn mặt đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết; bên trong có nhiều binh lính, xung quanh là chợ và phố xá đông đúc, hoạt động buôn bán giao lưu với các thương nhân Trung Quốc diễn ra khá tấp nập.

Tường thành được xây bằng gạch vồ, cao 4 m. Trên đỉnh tường thành gạch được xây chìa ra hai bên, mỗi bên 0,1 m tạo thành mái bảo vệ tường thành bền vững. Móng và chân thành được xây bằng đá vôi màu xanh, các phiến đá được gọt vuông thành sắc cạnh. Tường thành phía Nam vẫn còn giữ được dáng cổ, cây cối mọc trùm lên. Cổng phía Tây đã được xây bít lại. Hiện nay tường thành bao bọc một số cơ quan như Tỉnh ủy, Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.

Trải qua thăng trầm của thời gian, biến thiên của lịch sử, dấu tích Thành cổ Lạng Sơn hiện nay còn hai đoạn thành, hai cổng Nam và Tây, cổng Tây đã bị xây bít lại, chỉ còn cổng phía Nam vẫn qua lại được có đường Nguyễn Thái Học chạy qua. Tuy không còn nguyên vẹn nhưng giá trị lịch sử của thành cổ vẫn còn mãi trong đời sống, tâm thức của các thế hệ người Xứ Lạng.

Một đoạn của thành cổ phía Đông. Thành cổ Lạng Sơn đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1999. Theo Ban quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn, đây là di tích lịch sử có vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở Lạng Sơn, là công trình kiến trúc quân sự kiên cố, quy mô của các vương triều phong kiến Việt Nam.

Đến tham quan di tích Thành cổ Lạng Sơn, du khách sẽ được khám phá những nét độc đáo của kiến trúc Thành cổ xưa, tham quan và hành lễ tại các ngôi đền linh thiêng nằm ở xung quanh Thành.

  
1 tháng 3 2022

Cảm ơn bạn nhiều nhé

4 tháng 2 2018

Khi viết lại bố cục bài này, chọn các chi tiết tiêu biểu làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích, thắng cảnh:

  - Chi tiết về lịch sử hình thành hồ:

    + Là một đoạn cũ của dòng sông Hồng, hồ có đến vài nghìn tuổi.

    + Trước đó có tên là hồ Lục Thủy

    + Thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm, gắn với sự tích trả gươm thần.

    + Cuối cùng gọi tên hồ là Thủy Quân

  - Chi tiết về lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn

    + Từng là Điếu Đài- nơi vua tới câu cá

    + Thời chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió.

    + Đền có ba nếp

  - Chi tiết về lịch sử hình thành Tháp Rùa:

    + Từ thờ Phật chuyển thành nơi thờ thánh Văn Xương và Đức Thánh Trần

    + Nguyễn Siêu sửa sang lại và tạc lên thân tháp chữ Tả Thanh Thiên

  - Cảnh hiện nay:

    + Bờ Hồ là nơi dạo chơi, hội họp, lễ Tết hằng năm.

Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn? Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản sinh những câu hò, điệu lý vang vọng trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm, ru vỗ, an ủi con người.Tưởng nhớ nàng công chúa nhà Trần đã vì nghĩa lớn dấn thân, câu hò trên dòng sông vút cao, lan xa, truyền đi trên sóng nước:...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn?

Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản sinh những câu hò, điệu lý vang vọng trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm, ru vỗ, an ủi con người.Tưởng nhớ nàng công chúa nhà Trần đã vì nghĩa lớn dấn thân, câu hò trên dòng sông vút cao, lan xa, truyền đi trên sóng nước: “Nước non ngàn dặm ra đi… Mượn màu son phấn, đền nợ Ô - Ly…”. Ngậm ngùi trước thất bại của vị vua yêu nước và các nghĩa sĩ, giọng mái nhì trên dòng sông ai oán: “Chiều chiều… trước bến Văn Lâu/Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai đợi, ai trông, thuyền ai thấp thoáng bên sông...?”. Tất cả, tất cả thường hằng, rì rào như tiếng sóng nhẹ vỗ về bờ cỏ, như tiếng chuông chiều man mác, ngân nga truyền lan trên mặt sông, như tiếng gió reo trong ngàn thông đôi bờ, trải thời gian, đã kết tụ, thăng hoa thành Nhã nhạc cung đình, trở thành giá trị văn hóa phi vật thể, đóng góp vào đời sống nhân loại.

A. Bố cục rõ ràng, mạch lạc

B. Không phân định được được mở, thân , kết của đoạn văn

C. Chưa có bố cục rõ ràng

D. Các ý lộn xộn

1
11 tháng 4 2019

Chọn đáp án: A

16 tháng 9 2023

Vấn đề: Ý nghĩa của việc trân trọng các giá trị lịch sử

- Giải thích: giá trị lịch sử là cội nguồn của dân tộc, là những yếu tố hình thành nên nền văn hóa, truyền thống do thế hệ đi trước gây dựng, giữ gìn, lưu truyền và được kế thừa, phát huy.

=> Giá trị lịch sử làm nên giá trị riêng của mỗi đất nước, dân tộc.

- Trân trọng giá trị lịch sử là thái độ, hành vi của con người đối với những truyền thống, văn hóa lịch sử của dân tộc: học hỏi, giữ gìn, bảo vệ, kế thừa, phát huy,...

- Ý nghĩa của việc trân trọng những giá trị lịch sử trong đời sống dân tộc:

+ Thể hiện sự biết ơn với công lao của bao thế hệ đi trước đã gây dựng.

+ Là sức mạnh nội tại để cá nhân và cộng đồng chung tay, góp phần đẩy lùi sự “xói mòn” về văn hóa, tư tưởng trong thời điểm giao lưu văn hóa toàn cầu.

+ Giúp con người chủ động tìm hiểu, từ đó có nhận thức sâu rộng hơn về cội nguồn, quê hương, đất nước.

=> Có ý thức, trách nhiệm về vai trò của bản thân.

+ Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân tộc.

Cho đoạn trích    "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương Ở vào nơi trung tâm trời đất được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích

    "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương Ở vào nơi trung tâm trời đất được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời."

 Dựa vào đoạn trích trên và những hiểu biết về lịch sử đất nước, em có suy nghĩ gì về bổn phận và trách nhiệm của mình trong việc phát huy vị thế và tầm vóc của thành Đại La xưa Thủ đô Hà Nội ngày nay. trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi .

1
27 tháng 2 2021

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hưởng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.Nhà vua dựa vào thuyết phong thủy để phân tích và chứng minh lợi thế và vẻ đẹp muôn mặt của thành Đại La về địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện sống của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật.Thành Đại La ở vị trí trung tâm của đất nước. Có thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa hình đa dạng có núi có sông, địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia. Đây cũng là đầu mối giao lưu chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước. Xét toàn diện, thành Đại La có đủ điều kiện tối ưu để trở thành kinh đô mới của Đại Việt. Chứng cớ nhà vua đưa ra có sức thuyết phục rất lớn vì được cân nhắc kĩ càng trên nhiều lĩnh vực, Trên cơ sở đó nhà vua khẳng định:Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thánh địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.Tác giả gọi Đại La là thánh địa của đất Việt bởi lẽ ông đã nhận ra nơi đây là đất tốt, đất lành, có thể đem nhiều lợi ích, đồng thời ông tiên đoán Đại La sẽ là chốn tụ hội trọng yếu, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.Kết thúc bài Chiếu dời đô, Lí Thái Tổ không lấy uy quyền của vua chúa để ban bố mệnh lệnh mà lại đặt ra câu hỏi: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?Câu hỏi tu từ này thể hiện thái độ tôn trọng của người đứng đầu đất nước đối với triều đình phong kiến đương thời. Có thể coi đây là yếu tố dân chủ tiến bộ trong tư tưởng của Lí Thái Tổ. Lời lẽ bài chiếu mang tính chất đối thoại, tạo sự hiểu biết và đồng cảm giữa nhà vua với các bậc quan lại trong triều đình và dân chúng. Một lần nữa, nhà vua khẳng định quyết tâm dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La của mình.Chiếu dời đô được viết theo lối văn biền ngẫu với những cặp câu song song, các vế câu đối nhau rất chỉnh về cả ý lẫn lời. Những đoạn văn cân xứng kết hợp và bổ sung cho nhau để thể hiện nội dung tư tưởng của bài chiếu. Tác giả đã thuyết phục người nghe bằng lí lẽ sắc sảo và tình cảm chân thành. Nguyện vọng dời đô của Lí Thái Tổ phù hợp với nguyện vọng của thần dân trăm họ.Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường của dân tộc và sự phát triển lớn mạnh của quốc gia Đại Việt. Qua đó, chúng ta có thể thấy được khát vọng mãnh liệt của tổ tiên về một nước Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng cường và tư thế hiên ngang của một quốc gia tự chủ đang trên đà phát triển lớn mạnh. Dời đô từ vùng núi Hoa Lư chật hẹp ra vùng đồng bằng rộng rãi, điều đó chứng tỏ triều đình nhà Lí đã đủ khả năng chấm dứt nạn phong kiến cát cứ trong nước và đủ sức chống cự với quân xâm lược phương Bắc. Việc Lí Thái Tổ định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, để có điều kiện xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh.Sự đúng đắn của quyết định dời đô đã được lịch sử chứng minh một cách hùng hồn. Thăng Long xưa – thủ đô Hà Nội ngày nay xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, đã vững vàng trước mọi thử thách ác liệt của nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.