K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2021

Siêng năng là thể hiện sự chịu khó còn cần cù thể hiện sự chăm chỉ và nó nghĩa như nhau và chỉ khác...

5 tháng 7 2019

Khác nhau hình thức

   + Câu a sử dụng cặp từ "có … không"

   + Câu b sử dụng cặp từ "đã … chưa"

  - Ý nghĩa khác nhau:

   + Câu a hỏi về tình trạng sức khỏe thực tại nên có thể trả lời " Anh khỏe"

   + Câu b hỏi về tình trạng sức khỏe khi đã biết hiện trạng sức khỏe trước đó nên có thể trả lời " Anh đã khỏe rồi/ Anh chưa khỏe lắm."

  - Một số câu đã có mô hình "có…không" và "đã…chưa":

   + Cậu có cuốn Búp sen xanh không?

   Cậu đã có cuốn Búp sen xanh chưa?

   + Anh có đi Sài Gòn không?

   Anh đã đi Sài Gòn chưa?

15 tháng 9 2023

Tiêu chí

Phân tích một tác phẩm thơ

Thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ

Mục đích

Làm rõ những điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về bài thơ như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, giá trị, ý nghĩa...

Nội dung

Phân tích, cảm nhận và chỉ ra được những giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tác phẩm, nhất là các sáng tạo độc đáo của người viết.

Thuyết minh, giới thiệu về những vấn đề xoay quanh tác phẩm thơ như: tác giả, hoàn cảnh ra đời,... giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Hình thức

Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận.

Bài thường được trình bày theo trình tự: từ khái quát thông tin về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của bài thơ; từ thông tin khác quan đến ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu.

Lời văn

Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết.

Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác.

1 tháng 3 2016

*** Giống nhau :
- Đều là những thể loại văn nghị luận xưa có xuất sứ từ Trung Quốc
- Có nội dung là những việc quan trọng , to lớn , có sức ảnh hưởng lớn với quốc gia , xã tắc .
- Về nghệ thuật thì các thể loại này không hạn chế số câu chữ , văn phong mang tính chính luận nên ngôn từ sắc bén , trang trọng , lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục.

*** Khác nhau :
- Chiếu , Hịch , Cáo đều là những văn bản chỉ có vua chúa , thủ lĩnh ( những người cẩm quyền nói chung ) được viết , riêng với Tấu là do các quan viết ( đã nêu trên ) .
- Khác nhau về nội dung ( bạn hãy dựa vào phần định nghĩa trên ) :
+ Chiếu dùng để kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương , chính sách nào đó
+ Cáo dùng để trình bày một tuyên ngôn , một chủ trương , sự nghiệp .
+ Hịch dùng để khích lệ tinh thân nhân dân hoặc binh sĩ .
+ Tấu dùng để trình bày ý kiến của quan thần lên vuaeoeo

14 tháng 5 2017

sai rồi

25 tháng 1 2022

Bài thơ "Khi con tu hú" và bài thơ "Ngắm trăng" đều thể hiện lòng yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên cùng khát vọng tự do của những người tù cách mạng nhưng cách biểu hiện của tác giả Hồ Chí Minh khác với Tố Hữu. Thật vậy, nếu như Bác Hồ thể hiện lòng yêu cuộc sống và phong thái ung dung của mình qua một đêm ngắm trăng thì Tố Hữu lại thể hiện khát vọng tự do đến cháy bóng, để ngột ngạt, đến uất ức không chịu nổi nữa của mình. Ở bài thơ "Ngắm trăng", tác giả đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên của mình qua hai câu thơ đầu "Trong tù không rượu cũng không hoa/ Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Đây là tình yêu thiên nhiên của một người chiến sĩ cách mạng, luôn hướng về thiên nhiên dù cho đang trong tình cảnh tù đày khổ sở. Còn ở bài thơ "Khi con tu hú", tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình bằng hàng loạt hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, giàu sức sống: lúa chiêm, sáo diều, tiếng chim tu hú, bắp rây, nắng đào,.... Hình ảnh trăng và hình ảnh tiếng chim tu hú trong hai bài thơ đều là những hình ảnh trung tâm của bài thơ hay cũng là nguồn cơn tạo nên tình yêu thiên nhiên sâu sắc của hai nhà thơ. Tuy nhiên, hình ảnh trăng trong "Ngắm trăng" là hình ảnh tả thực còn hình ảnh thiên nhiên mùa hè mà Tố Hữu miêu tả có thể chỉ là bức tranh trong tưởng tượng của nhà thơ đang mất tự do mà thôi. Tiếp theo, về khát vọng tự do, phong thái ung dung của hai nhà thơ đều có những điểm khác nhau. Nếu như nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện cuộc vượt ngục tinh thần của mình bằng hai câu thơ kết thúc "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Còn nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện trực tiếp khát vọng tự do của mình bằng những từ thể hiện cảm xúc dữ dội "làm sao, thôi" hay động từ mạnh như "đạp tung, ngột, chết uất". Đó là những tâm trạng bột phát của nhà thơ Tố Hữu trong hoàn cảnh tù đầy bị tiếng chim tu hú khơi gợi xúc cảm khao khát tự do. Tóm lại, hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do của hai nhà thơ nhưng cách thể hiện khác nhau.

25 tháng 1 2022

hơi ngắn

23 tháng 2 2022

Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong đoạn trích a và b.

a. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần:

– Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khổ.

b. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.

từ'' hãy ''ở câu a                                                       từ'' hãy'' ở câu b

hãy có nghĩa là nó 

là từ ngữ địa phương                         là dùng để kêu người ta làm gì đó

12 tháng 8 2017

 - Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.

    + Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).

    + Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .

    + Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.

    + Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.

    → Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.

  - Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.

    + Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.

    + Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.

    + Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).

    + Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.

  - Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.

    → Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.