K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2019
Nhanh đi xin mn mik k có nhìu tgh

Đền Taj Mahal. Đền Taj Mahal là biểu tượng du lịch nổi tiếng nhất của Ấn Độ mà bất kì khách du lịch nào đến đây cũng đến thăm. ...
Đền Mahabalipuram. ...
Lăng mộ Humayun. ...
Harmandir Sahib (Đền Vàng) ...
Đền Ranakpur. ...
Đền Sri Ranganathaswamy. ...
Đền Hoa Sen. ...
Cung điện Mysore.

đặc điểm:

Cội nguồn của linh cảm – quan niệm và hình thức của kiến trúc cổ đại ấn Độ

Stupa của Phật giáo: Sự tượng trưng của trung tâm và phương hướng

Các nhà nghiên cứu Ân Độ cho rằng chủ đề cơ bản của kiến trúc cổ đại Ân Độ chính là thể hiện trung tâm và điều này thấy rõ trong kiến trúc Phật giáo và Hindu giáo.
Stupa có nghĩa là tháp hay tháp để hài cốt cho các vị sư, cũng có nghĩa là phần mộ chôn cất xá lị.
Đầu tiên, theo truyền thuyết, sau khi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni về cõi Niết bàn, xá lị của người được phân chia về cho tám nước tồn giữ và cúng bái. Mọi người sùng bái Stupa vì nó tượng trưng cho sự hoá thân của Đức Phật và thể hiện trung tâm vũ trụ của Phật pháp vô biên.
Nổi tiếng nhất là Stupa ở Sanchi (toà tháp 1), được xây dựng năm 250 trước Công nguyên Vương triều Asoka, sau đó được Vương triều Sunga và Andiara mở rộng, có đường kính 36,6 mét, có hàng rào bao quanh và có 4 cửa ra vào được điêu khắc rất tinh xảo. Hình thức chính của Stupa là một khối nửa tròn (Anda), đật trên một khối bệ móng (Medhi), trên đỉnh bệ tròn đật một khối vuông rỗng (Harmika) là nơi cất giữ thánh cốt và trên cùng là một cái ô 3 tầng.
Hình ảnh tượng trưng “trung tâm” của Stupa không bao giờ thay đổi, mặc dầu ở các địa phương của Ân Độ và các nước lân bang khi xây Stupa người ta có thể thay đổi hình thức. Về phương hướng đi vòng quanh, cũng được thể hiện trong nghi thức Phật giáo, các tín đồ chuyển động từ Đông sang Tây đưa theo quỹ đạo của mặt trời, thể hiện sự sùng bái mặt trời.

Đền thờ của Hindu giáo: sự tượng trưng của trung tâm và phương hướng
Đền thờ Hindu xuất hiện muộn hơn kiến trúc Phật giáo, do thời kỳ đầu nội dung chính của tôn giáo này là sát sinh tế lễ, làm các đàn tế là chính, thứ hai là các đoàn thể tôn giáo Hindu thành lập muộn, đến thế kỷ thứ IX mới xuất hiện.
Đặc điểm quan trọng của hình thức mái là giống như đỉnh núi Meru, dù là dạng Nagara ở phía Bắc hay dạng Doravida ở phía Nam. Núi Meru là nơi ở của thần quyền Hindu giáo, được coi là trung tâm của vũ trụ, vì thế việc biểu hiện trung tâm là chủ đề quan trọng nhất của đền thờ Hindu giáo.
Phần ngoài của các ngôi đền hình đỉnh núi được trang trí rất phức tạp, đa phần thể hiện tinh thần ham muốn nhục dục, điều đó phụ thuộc vào tâm lí hảo phồn của người Ân Độ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng sự nhấn mạnh tính biểu trưng của núi Meru mới là quan trọng nhất.
Hình thức mái (tường ngoài) của đền thường dật khấc đê chứa đựng được nhieu hình điêu khắc hơn, hình thức gấp khúc này gọi là Ratha.
Trong khi đó, mái đền (Sikhara) thì được thu dần về phía trên, tạo cảm giác động thái mãnh liệt đề nhấn mạnh ngôi đền mang ý nghĩa tượng trưng là trung tâm vũ trụ. Y nghĩa tượng trưng này sau này còn được gắn vào một dạng tháp công lớn có tên là Gopura cua các ngôi đền Nam Ân.
Ví dụ tiêu biểu cho sự biểu tượng trung tâm của đền đài An Độ là ngôi đền Kandariya Mahadeva ở Khajuraho. Ngôi đền này có hình thức mái vươn mạnh mẽ và kết thúc bằng một phần đỉnh gọi là bảo tháp.
Chủ đề trung tâm không chỉ thể hiện ở ngoại thất mà còn thể hiện ớ nội thất. Các mật thất nhỏ để cúng các vị thần luôn chiếm vị trí quan trọng. Các phòng này có tên là Garbhagriha, trong đó thường đặt Linga, được xem là trung tâm nãng lượng của vũ trụ.
Tính phương hướng của đền thờ Hindu giáo có hai cách thể hiện: cách thứ nhất là biểu hiện ở bố trí cửa đền ở hướng Đông, cách thứ hai là phần bên trong các Garbhagriha bao giờ cũng có một vòng hành lang dành cho “nghi thức xoay phải”, phụ thuộc vào cách di chuyển thuận theo chiểu kim đồng hồ.
Mandala là một hình thức hình học trong đền thờ Ấn Độ giáo liên quan nhiều đến các yêu tô trung tâm và phương hướng. Các đền thờ Hindu khi xây dựng đền tuân thủ nghiêm ngặt cấu trúc của Mandala. Các Garbhagriha đều đặt ỏ trung tâm của Mandala.
Mandala là một sự quy cách hoá và bình diện hoá đỉnh núi Meru trên mặt phẳng đó chính là vũ trụ trên mặt bằng.

Kiến trúc tạc đá: quan niệm chính và phụ, ám và dương
Kiến trúc “tạc đá” trong kiến trúc Ấn Độ có hai loại chính là “kiến trúc động đá” (Kiến trúc đục ngầm trong đá) và “kiến trúc đá tảng”.
Kiên trúc động đá là kiên trúc nằm trẽn vách đá hoặc đục vào hang đá, đó là Chaitya (nơi làm nghi thức tôn giáo) và Vihara (tu viện).
Những Chaitya nổi tiếng nhất là các khu vực kiến trúc động đá tần lượt hình thành trong lịch sử như ở khu Bajaj, khu Karli và khu Ajanta và khu Ellora.
“Kiến trúc đá tảng” là kiến trúc tạo thành từ việc tạo khắc các khối đá khổng lổ, kiến trúc đá tảng thường chỉ có không gian bén ngoài, không có không gian bên trong hoặc chỉ có một phần rất ít. Ví dụ tiêu biểu là Stupa toàn bộ bằng đá khối ở Bharhut và đền thờ “Chiến xa” ở Mamallapuram. Một tác phẩm kiến trúc tạc đá nổi tiếng khác là đền thớ số 16 Kailasa Shiva thuộc quần thể động đá Ellora (756 – 773 sau Công nguyên), cách thi công đển thờ này là đầu tiên người ta tạc phần ngoài của tảng đá lớn trên một vách núi, sau đó mới tạc phần không gian bên trong của nó.
về quan niệm, kiến trúc động đá và kiến trúc đá tảng là bộc lộ hình thức kiến trúc “chính – phụ”. Kiến trúc động đá bộc lộ quan niệm “phụ” (âm) vào không gian kiến trúc còn kiến trúc đá tảng bộc lộ quan niệm “chính” (dương) vào thực thể kiến trúc.

Hồ, giếng nước: hình ảnh tượng trưng của nước và bậc cấp
Nước có ý nghĩa quan trọng đối với một đất nước có khí hậu nóng nực và oi bức. Tám quan trọng của nước đã ãn sâu vào tư tưởng cũng như tôn giáo Ấn Độ. Ý nghĩa của nước chính là nguồn gốc của sinh mệnh. Giếng nước, do đó chiếm vị trí quan trọng trong làng quê Ân Độ, giếng nước có ở đền thờ đạo Hindu, đạo Hồi, cung điện hay pháo đài, thành quách. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nói đến vãn hoá Ân Độ mà không nói đến giếng nước hay hồ nước là một thiếu sót thực sự.
Bậc cấp cũng là một yếu tố quan trọng khác của văn hoá kiến trúc Ân Độ. Đó là một loại hình kiến trúc lộ thiên rất gắn bó với đời sống của người An Độ, họ thường ngồi nghỉ hoặc ngủ trên loại hình kiến trúc lộ thiên này. Bậc cấp tại bên phà sông Hằng ở Varanaxi là một ví dụ, ớ đó người ta tắm rửa, trừ tà, nghỉ ngơi, giao lưu, hoá táng, tóm lại, đó là một nơi giao tiếp công cộng quan trọng.
Ở Ấn Độ, các yếu tố gắn bó với tập quán sống và môi trường sống đều được coi trọng, mang tính chất đa nâng và đổng nhất với văn hoá. Yếu tố nước như vậy đã tạo thành tính cách của văn hoá kiến trúc An Độ.

Kiến trúc Muslim Ân Độ: phong cách chuyển đôi và dung hợp
Nghiên cứu Ấn Độ thường xét 2 yếu tố Arian và Muslim, yếu tố thứ nhất được xem là sâu sắc và mơ hồ, yếu tố thứ hai được xem là rõ ràng và hiển hiện.
Người Muslim thống trị Ân Độ từ năm 1193 đến thế kỷ XVIII đã tạo ra sự biên đôi quan trọng nhất trong văn hoá Ân Độ.
Người Muslim mang đến Ba Tư và Trung Á nền văn hoá Islam, nhưng họ luôn luôn biết dung hợp với văn hoá bản địa. Các nhà vua Muslim đã biết sử dụng nhân công và vật liệu địa phương.
Ngôi đền thờ Hồi giáo “Sức mạnh của Islam” đầu tiên do vị hoàng đế Hồi giáo đầu tiên xây dựng ở Delhi, trên di chỉ một đền thờ Hindu và sử dụng lại vật liệu của 27 đền thờ Hindu giáo và Jaina giáo.
Ngọn tháp Qutb Minar cao 72,7 mét trong ngôi đền trên cũng là một công trình kiến trúc kết hợp giữa phong cách Ấn Độ và phong cách Ba Tư.
Các vương triều Mughul đã xây dựng rất nhiều đền thờ Hồi giáo, lăng mộ, pháo đài và cung điện nổi tiếng như Humayun và pháo đài Fatehpur Sikrri hay lăng Taj Mahal ở Agra. Đó là những sản phẩm kết hợp phong cách Ba Tư với phong cách Hindu giáo Phật giáo và Jaina giáo. Ví dụ mái vòm của lăng Taj Malhal mang phong cách Ấn Độ còn các công vòm lõm sâu vào trong của toà lăng này lại mang phong cách Ba Tư.
Tính không đối xứng của một số quần thể cung điện, pháo đài cũng tạo nên sự dễ thích ứng với cảnh của kiến trúc. Điểu đó chứng tỏ “tính chất mở” của kiến trúc Hồi giáo Ấn Độ.

Ý nghĩa hiện thực của kiến trúc truyền thống Ân Độ
Kiến trúc truyền thống An Độ đã để lại nhiều bài học lớn, nhất là cho các KTS đương đại An Độ.
Charles Correa, KTS đương đại sô một của Ấn Độ nói: “Chúng ta cần phải nghiên cứu quá khứ, vì trong nó có lắng đọng sự tích luỹ qua nhiều thế kỷ của loài người nhưng mục đích nghiên cícu không phải chỉ đơn giản là nhằm nhấn mạnh một giá trị đã tồn tại nào đó, mà chúng ta cần phải biết tại sao nó phải thay đổi để từ đó tìm ra cánh cửa cho việc định hướng mới”. Ý nghĩa của câu nói trên, đúng như tinh thần của trường phái. Yếu tố luận phương Tây hiện đại: “Hãy đập vụn các yếu tố ra và bố cục lại”.
Có nhiều vấn đề đặt ra cho thấy nền kiến trúc cổ đại Ấn Độ có thể tạo tiền để cho việc tìm ra một cái cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, chẳng hạn như vấn đề cộng sinh đa nguyên và vấn đề hình học trong kiến trúc.
Các KTS Ấn Độ đã phát huy các di sản một cách sáng tạo, họ nghiền ngẫm nhưng không sao chép nguyên xi, hình ảnh của một số kiến trúc cũ vẫn được gợi lên nhưng trong một hình thức hoàn tỡân mới mẻ. Hình ảnh ấy hiển hiện trong một số kiệt tác kiến trúc đương đại Ân Độ như: Galery nghệ thuật Husain Gafa ớ Ahmedabad, 1995 (KTS B. V. Doshi), gợi hình ảnh của Stupa và các thạch động; Học viện Quốc gia Công nghệ Thời trang ở New Dehli, 1991 (KTS B. V. Doshi), gợi hình ảnh các hồ nước truyền thống và Toà nhà Quốc hội Vidhan Bhavan, bang Bhopal, 1996 (KTS. Charles Correa), áp dụng lí luận thống nhất và cộng sinh đa nguyên.
Việc ứng dụng quan niệm trung tâm và phương hướng, việc gợi lại những triết lí về nước trong đời sống Ấn Độ, việc gợi lại sơ đồ hình học Mandala không chỉ thấy trong nhiều tác phẩm kiến trúc mà còn thấy trong các mặt bằng đô thị.
Để kết luận bài này, chúng tôi muốn mượn câu nói của c. Marx (trích trong thư Marx gửi Engel) đê nói lên mối liên hệ giữa truyền thống và hiện đại: “chúng ta không muốn dự liệu trong tương lai một cách giáo điều, mà chỉ muốn thông qua việc phê phán thế giới cũ phát hiện thế giới mới”.

20 tháng 9 2019

Người hiện đại về phương diện giải phẫu được cho là đến Nam Á từ 73.000 – 55.000 năm trở lại đây, song các hài cốt được xác nhận của giống người này chỉ có niên đại sớm nhất là từ 30.000 năm trước.Tại nhiều nơi trên tiểu lục địa Ấn Độ, người ta phát hiện được các di chỉ nghệ thuật trên đá gần cùng thời với thời đại đồ đá giữa, bao gồm các chỗ ở hang đá Bhimbetka tại Madhya Pradesh. Khoảng năm 7000 TCN, các khu định cư thời đại đồ đá mới đầu tiên được biết đến đã xuất hiện trên tiểu lục địa, tại Mehrgarh và các di chỉ khác ở đông bộ Pakistan. Chúng dần phát triển thành văn minh thung lũng sông Ấn, là nền văn hóa đô thị đầu tiên tại Nam Á; và phát triển hưng thịnh trong khoảng thời gian 2500–1900 TCN tại Pakistan và tây bộ Ấn Độ. Nền văn minh này tập trung quanh các thành thị như Mohenjo-daro, Harappa, Dholavira, và Kalibangan, và dựa trên các hình thức sinh kế đa dạng, nền văn minh này có hoạt động sản xuất thủ công nghiệp mạnh cùng với mậu dịch trên phạm vi rộng.

Trong giai đoạn 2000–500 TCN, xét theo khía cạnh văn hóa, nhiều khu vực tại tiểu lục địa chuyển đổi từ thời đại đồ đồng đá sang thời đại đồ sắt. Vệ-đà là những thánh kinh cổ nhất của Ấn Độ giáo, chúng được soạn trong giai đoạn này, và các nhà sử học phân tích chúng để thừa nhận về một nền văn hóa Vệ-đà ở vùng Punjab và phần thượng của đồng bằng sông Hằng. Hầu hết các sử gia cũng nhận định trong giai đoạn này có một vài làn sóng người Ấn-Arya nhập cư đến tiểu lục địa từ phía tây-bắc.Chế độ đẳng cấp xuất hiện trong giai đoạn này, tạo nên một hệ thống thứ bậc gồm các tăng lữ, quân nhân, nông dân tự do, tuy nhiên loại trừ người dân bản địa bằng cách gán cho công việc của họ là thứ ô uế.Trên cao nguyên Deccan, bằng chứng khảo cổ từ thời kỳ này khẳng định sự tồn tại của tổ chức chính trị ở một giai đoạn tù bang. Tại nam bộ Ấn Độ, một lượng lớn các bia kỷ niệm cự thạch có niên đại từ thời kỳ này cho thấy có một sự tiến triển lên cuộc sống định cư, ngoài ra còn có các dấu vết về nông nghiệp, bể tưới tiêu, và thủ công truyền thống nằm không xa đó.

Bức họa tại Các hang Ajanta, Aurangabad, bang tây bộ Maharashtra

Vào cuối giai đoạn Vệ-đà, khoảng thế kỷ V TCN, các tù bang nhỏ ở đồng bằng sông Hằng và tây-bắc thống nhất thành 16 quả đầu quốc và quân chủ quốc lớn, chúng được gọi là các mahajanapada. Đô thị hóa nổi lên và các tính chất chính thống trong thời kỳ này cũng hình thành nên các phong trào tôn giáo không chính thống, hai trong số đó trở thành các tôn giáo độc lập. Phật giáo dựa trên lời dạy của Tất-đạt-đa Cồ-đàm, thu hút các môn đồ từ tất cả các tầng lớp xã hội trừ tầng lớp trung lưu; ghi chép biên niên sử về cuộc đời của Phật là trung tâm trong việc khởi đầu lịch sử thành văn tại Ấn Độ. Đạo Jaina nổi lên trong thời kỳ của người mô phạm của nó là Mahavira.Tại một thời kỳ mà đô thị thêm phần thịnh vương, cả hai tôn giáo đều duy trì sự từ bỏ như một tư tưởng, và cả hai đều hình thành các truyền thống tu viện lâu dài. Về mặt chính trị, vào thế kỷ III TCN, Vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà) sáp nhập hoặc chinh phục các quốc gia khác để rồi nổi lên thành Đế quốc Maurya (Khổng Tước). Đế quốc Maurya từng kiểm soát hầu hết tiểu lục địa ngoại trừ vùng viễn nam, song các khu vực lõi của nó nay bị phân ly bởi các khu vực tự trị lớn. Các quốc vương của Maurya được biết đến nhiều với việc xây dựng đế quốc và quản lý sinh hoạt công cộng một cách quả quyết, như Ashoka từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt và ủng hộ rộng rãi "Phật pháp".

Văn học Sangam viết bằng tiếng Tamil tiết lộ rằng vào giai đoạn từ 200 TCN đến 200 CN, nam bộ bán đảo nằm dưới quyền quản lý của các triều đại Chera, Chola, và Pandya, các triều đại này có quan hệ mậu dịch rộng rãi với Đế quốc La Mã cũng như với khu vực Tây và Đông Nam Á. Ở bắc bộ Ấn Độ, Ấn Độ giáo khẳng định quyền kiểm soát phụ quyền trong gia đình, khiến phụ nữ tăng thêm tính lệ thuộc. Đến thế kỷ IV và V, Đế quốc Gupta được hình thành tại đồng bằng sông Hằng với một phức hệ về hành pháp và phú thuế, trở thành hình mẫu cho các vương quốc sau này tại Ấn Độ.Dưới chế độ Gupta, Ấn Độ giáo hồi phục dựa trên cơ sở lòng sùng đạo thay vì quản lý lễ nghi và bắt đầu khẳng định được mình. Sự phục hồi của Ấn Độ giáo thể hiện qua việc nở rộ các công trình điêu khắc và kiến trúc, những thứ trở nên quen thuộc trong một giới tinh hoa đô thị. Văn học tiếng Phạn cổ điển cũng nở rộ, và khoa học, thiên văn học, y học, toán học Ấn Độ có các tiến bộ đáng kể.

18 tháng 9 2019
phong kiến châu âuphong kiến châu á
kinh tế ?kinh tế ?
...............................................................................
...............................................................................
quyền lực của nhà nước ?

quyền lực của nhà nước ?

.............................................................................................
................................................................................................

Nhanh nha các bạn mình cần ấp 

ai nhanh nhiều

môn lịch sữ nha ae do kg có môn lịch sử

2 tháng 10 2018

Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm,dân ta đã hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân,toàn dân đánh giặc,nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn,lấy ít địch nhiều,lấy chất lượng cao thắng số lượng đông.

Trong quá trình đó,nghệ thuật quân sự VN từng bước phát triển và được thể hiện rất sinh động trong khởi nghĩa vũ trang,chiến tranh giải phóng trên các phương diện tư tưởng chỉ đạo tác chiến,mưu kế đánh giặc…

Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến:

Ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công,coi đó như 1 quy luật để dành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh.Thực hiện tiến công liên tục mọi lúc,mọi nơi,từ cục bộ đến toàn bộ,để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.

Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước.tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù,chủ động đề ra kế sách đánh,phòng ,khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến,tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu,tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công,tiến công…

2 tháng 10 2018

lạc đề rồi nguyễn hải yến

20 tháng 9 2019

2. Thành tựu văn hóa:

- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Những nét đặc sắc :

* Chính trị:

- Hệ thống chính trị ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này được củng cố vững chắc và hoàn thiện.

+ Nhà nước Đại Việt vừa tiếp thu vừa sáng tạo từ mô hình Trung Hoa để hoàn thiện bộ máy quân chủ đạt đến đỉnh cao dưới thời Lê sơ.

+ Các nhà nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ cũng được tăng cường, củng cố, đặc biệt là tín ngưỡng Vua - Thần của người Cam-pu-chia thời Ăng-co, giúp hợp nhất vương quyển và thần quyền của vua.

+ Bộ máy nhà nước A-út-thay-a cũng được hoàn thiện thông qua các cuộc cải cách ở thế kỉ XV.

+ Mở rộng lãnh thổ, xây dựng các đế quốc lớn, hùng mạnh ở khu vực: Đại Việt, A-út-thay-a, Pa-gan, Mô-giô-pa-hit, Ăng-co.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: được phát triển mạnh ở khắp các quốc gia Đông Nam Á từ đồng bằng sông Hồng, I-ra-oa-đi, Chao Phray-a, Mê Công,... nhiều nước đã tiến hành xuất khẩu gạo như A-út-thay-a, Pê-gu,...

- Thủ công nghiệp: Phát triển, đáng lưu ý là các sản phẩm gồm sứ và tơ lụa của Đại Việt và A-út-thay-a.

- Thương nghiệp: Đông Nam Á có vai trò lớn trong hệ thống thương mại quốc tế, nơi cung cấp nhiều loại hàng hoá, lâm thổ sản, hương liệu, gia vị,... cho thị trường quốc tế.

* Văn hóa:

- Trên cơ sở tiếp thu các yếu tố văn hoá bên ngoài (của Ấn Độ, Trung Hoa, Hồi giáo), cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo trên nền tảng văn hoá bản địa truyền thống để tạo nên những thành tựu văn hoá rực rỡ.

- Những thành tựu về chữ viết, văn học, nghệ thuật, các công trình kiến trúc tôn giáo, điêu khắc,... như chữ viết của người Khơ-me, Cham-pa, Lào, Thái Lan, đền tháp Ăng-co, quần thể kiến trúc Pa-gan, các thành phố cổ A-út-thay-a, Su-khô-thay,....

3 tháng 11 2019

sách ko có à

- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

16 tháng 11 2018

câu 2

Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá  trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Do vậy, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

xhpk châu âu dc hình thành :

  • Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu
  • Sau khi chiếm được, họ lệp nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
  • Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.
16 tháng 11 2018

câu 5

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách :
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...

20 tháng 9 2018

Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.

Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.

Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.

Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.

Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.

20 tháng 9 2018

mở cốc cốc ra gõ đề bài ra nhiều câu trả lời lắm 

                     hay thì k và kết bạn nha